Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. (tháng 5 năm 2014) |
Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về Văn phong mang tính quảng cáo trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. |
VNG | |
Tên bản ngữ | CÔNG TY CỔ PHẦN VNG |
Tên cũ | VinaGame |
Loại hình | Cổ phần |
Ngành nghề | Công nghệ thông tin Nội dung số Dịch vụ số Thanh toán điện tử Trò chơi trực tuyến Dịch vụ đám mây |
Thành lập | 9 tháng 9 năm 2004 |
Trụ sở chính | VNG Campus Z06 Đường số 13, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh |
Thành viên chủ chốt | Lê Hồng Minh (Founder & CEO of VNG) Vương Quang Khải (Co-founder, Executive Vice President of VNG) Nguyễn Lê Thành (Vice President, Information Technology) Kelly Wong (Vice President, Game Entertainment) Raymond Tan (Chief Financial Officer, VNG) Gary McKinnon (Senior Director of Business Development, VNG) |
Sản phẩm | Trò chơi trực tuyến Nền tảng kết nối Fintech Các cơ hội trong dài hạn như Data và AI |
Số nhân viên | ~5000 |
Khẩu hiệu | Kiến tạo công nghệ và phát triển con người. Từ Việt Nam vươn tầm thế giới |
Website | https://vng.com.vn/ |
Công ty Cổ phần VNG (VNG Corporation), tiền thân là VinaGame (VNG), là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin được thành lập và đặt trụ sở tại Việt Nam. VNG được công chúng biết đến rộng rãi với tư cách là bên phát hành các trò chơi điện tử từng chiếm ưu thế trên thị trường Việt Nam và sau này là nhà phát triển của các dịch vụ mang thương hiệu Zing và Zalo. Năm 2019, VNG là doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân đầu tiên tại Việt Nam khi được định giá trên 1 tỷ USD.[1]
VNG được thành lập vào ngày 9 tháng 9 năm 2004 với tên gọi VinaGame.
Tháng 7 năm 2005, VinaGame (tiền thân của VNG) ký hợp đồng với Kingsoft để mang game Võ Lâm Truyền Kỳ về Việt Nam. Trong vòng 1 tháng, Võ Lâm Truyền Kỳ đã tạo nên cơn sốt tại Việt Nam với con số 300,000 người chơi truy cập tại cùng một thời điểm.[2]
Năm 2006-2007, công ty phát hành phần mềm CSM, trang thương mại điện tử 123 mua cổng thông tin Zing.[3]
Giữa năm 2009, sản phẩm mạng xã hội Zing Me ra đời với hơn 4 triệu thành viên hoạt động thường xuyên hàng tháng vào cuối năm.[4]
Năm 2010, trò chơi trực tuyến Thuận Thiên Kiếm ra đời.
Năm 2010, công ty đổi tên thương hiệu thành VNG Corporation
Năm 2011, VNG xuất khẩu trò chơi Ủn Ỉn sang Nhật Bản.[5]
Năm 2012 & 2013, VNG ra mắt sản phẩm Zalo - ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên nền tảng di động.[6]
Năm 2015, VNG được vinh danh "Doanh nghiệp phát triển nhanh toàn cầu tại khu vực Đông Á" tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2015 (Manila, Philippines) [7]. Đồng thời VNG trở thành nhà tài trợ chiến lược, doanh nghiệp mang thành công của giải VNG IRONMAN 70.3 quốc tế lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam.
Cuối năm 2017, VNG ra mắt ZaloPay, ứng dụng thanh toán trên di động.[8]
Năm 2017, ký Bản ghi nhớ về việc niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq (Mỹ)[9]
Năm 2018:
Năm 2019: Chính thức khai trương trụ sở chính VNG Campus[13] tại Tp. Hồ Chí Minh. Đặt khát vọng mới - "2332" với sứ mệnh "Kiến tạo công nghệ và phát triển con người. Từ Việt Nam vươn tầm thế giới" và 3 giá trị cốt lõi: Đón nhận Thách thức, Phát triển đối tác, và Gìn giữ chính trực.
Năm 2020: Ra mắt trueID[14], giải pháp định danh khách hàng điện tử do kỹ sư Việt phát triển.
Năm 2021: PUBG Mobile, Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến và Mobile Legends: Bang Bang do VNG phát hành được lựa chọn thi đấu chính thức tại SEA Games 31 ở nội dung Thể thao điện tử[15]
Năm 2022:
Năm 2023:
Hê sinh thái sản phẩm của VNG hiện bao gồm 4 nhóm sản phẩm chính, tập trung vào các ứng dụng, giải pháp mang đến trải nghiệm phong phú và tiện ích thường ngày cho người sử dụng:
Cung cấp các dịch vụ đám mây toàn diện cho các tổ chức, doanh nghiệp, địa phương. Các hệ thống, giải pháp công nghệ thông minh dựa trên kết nối Internet và công nghệ đám mây.
Một số sản phẩm tiêu biểu: vCloudcam, 123CS, Cloud server, IoT Hub, vCloudStack,...[24]
VNG có hai Data Center đạt tiêu chuẩn Tier-3, đặt tại TP.HCM (Công viên Phần mềm Quang Trung, Q. 12) và Hà Nội (khu Công nghệ cao Hòa Lạc) với tổng diện tích trên 1.700 m², công suất điện sử dụng trên 1.2 MW.[25]
VNGGames là một nhánh trực thuộc công ty VNG, bao gồm việc xin giấy phép và phát hành các tựa game từ thị trường quốc tế tại Việt Nam hoặc phát hành các tựa game Việt Nam ra thị trường quốc tế. Ngoài ra còn tổ chức các sự kiện và giải đấu game tại khu vực Việt Nam. Một số sự kiện, giải đấu nổi bật từng được VNG tổ chức là Đại hội 360mobi, PUBG Mobile Sprint, PUBG Mobile Sprint, ZingSpeed National Cup, Auto Chess Việt Nam Championship, 360mobi Championship Series, Valorant Challengers Vietnam...
Kể từ 2005 đến nay, VNGGames đã tích lũy được nhiều sản phẩm trò chơi hấp dẫn và hiện có đến 9 Studio vận hành game. Dưới đây là một số trò chơi nổi bật.
Sau khi phát hành ở thị trường Trung Quốc với tên gọi Justice Xwar, VNG đã mua lại bản quyền Võ Lâm Truyền Kỳ và ra mắt phiên bản đầu tiên vào năm 2005. Tính đến tháng 4 năm 2014, Võ Lâm Truyền Kỳ đã có tổng cộng gần 20 triệu người chơi với 86 server trong một thời điểm.[26] Các cuộc thi Thập Đại Mỹ Nhân trong game đã giúp một số nhân vật trong lĩnh vực giải trí tại Việt Nam trở nên nổi tiếng như Bảo Thy, Ngân Khánh, Bích Ly, Ngọc Hân.[27][28]
Auto Chess là tựa game đấu trí chiến thuật được Dragonnest ủy quyền phát hành game cho VNGGames và chính thức ra mắt tại Việt Nam ngày 16 tháng 8 năm 2019. Kể từ khi ra mắt, đến nay Auto Chess VN đã tổ chức được giải đấu đầu tiên Auto Chess Vietnam Championship 2019[29] và đoạt được giải thưởng đầu tiên "Best Innovative 2019[30]" do Google Play bình chọn.
PlayerUnknown's Battlegrounds Mobile (viết tắt: PUBGM) là tựa game bắn súng sinh tồn do PUBG Corporation phát triển và phát hành đầu tiên tại thị trường quốc tế. Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2018, PUBG mới được Tencent Games và PUBG Corp hợp tác để cho ra mắt phiên bản di động PUBG Mobile. PUBG Mobile đã chính thức có mặt tại Việt Nam vào ngày 26 tháng 11 năm 2018 do VNGGames hợp tác cùng Tencent Games và PUBG Corp phát hành đầu tiên trên hệ điều hành iOS và tiếp đến là hệ điều hành Android vào ngày 27.
Là tựa game bắn súng góc nhìn thứ nhất (FPS) miễn phí được Riot Games phát triển và phát hành. Trò chơi được công bố lần đầu tiên với tên mã là Project A vào tháng 10 năm 2019. Nó được thiết lập để phát hành cho Microsoft Windows với phiên bản Closed beta ra mắt vào ngày 7 tháng 4 năm 2020, sau đó là phát hành chính thức vào ngày 2 tháng 6 năm 2020. Tại Việt Nam, Valorant được phát hành trung gian qua VNG từ ngày 6 tháng 4 năm 2021.
Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến (tiếng Anh: League of Legends: Wild Rift, viết tắt: LoL:WR, Wild Rift, WR, LMHT: Tốc Chiến) hay rút gọn lại là Tốc Chiến là một trò chơi điện tử đấu trường trận chiến trực tuyến nhiều người chơi (MOBA) được phát triển và phát hành bởi Riot Games, dành cho các thiết bị di dộng Android, iOS và máy chơi game cầm tay. Trò chơi là phiên bản di động của Liên Minh Huyền Thoại. Tại Việt Nam, Liên Minh Huyền Thoại: Tốc Chiến được phát hành trung gian qua VNG từ ngày 8 tháng 12 năm 2020.
Mobile Legends: Bang Bang (viết tắt: MLBB) là một tựa game thuộc thể loại đấu trường trận chiến trực tuyến nhiều người chơi (MOBA) trên nền tảng di động. Hiện tại, trò chơi đã trở nên vô cùng phổ biến ở hầu hết các nước Đông Nam Á và chính thức trở thành bộ môn thi đấu có huy chương tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2019 (SEA Games 2019).[31] Tuy vậy, không rõ vì lý do gì, năm 2020 VNG quyết định ra lệnh cấm tổ chức giải cho game, bề ngoài thì lấy lý do là sợ cá độ và dịch bệnh... Khiến cho các đội tuyển chuyên nghiệp dần dần rời bỏ tựa game đình đám này, kết thúc bằng việc đội tuyển VEC FANTASY MAIN (VFM) là đội tuyển chuyên nghiệp cuối cùng rời bỏ Mobile Legends: Bang Bang, từ đó đến nay VNG hầu như không tổ chức được giải lớn nào tạo sân chơi cho game thủ để rồi tại Seagame 31, đội tuyển Việt Nam chỉ xếp cuối cùng bảng B bộ môn này. Ngoài các tựa game nổi bật trên, VNG còn từng phát hành các game Võ Lâm Chi Mộng, 3Q, Khu vườn trên mây,[32] Đảo Rồng và cổng game giải trí Zing Play (gồm 6 game chơi bài, 3 game đánh cờ và 2 game khác).
Vào ngày 6/1/2023, VNG chính thức phát hành tựa game Liên Minh Huyền Thoại sau khi Garena phát hành tại Việt Nam vào năm 2012. Việc VNG phát hành tựa game này tại Việt Nam nằm trong kế hoạch tiếp quản máy chủ Liên Minh Huyền Thoại của Garena, sáp nhập vào các máy chủ quốc tế của Riot Games.
Các tựa game khác do VNGGames phát hành có thể theo dõi cụ thể ở danh sách tại đây
Zing, Zing.vn hay Cổng thông tin điện tử Zing, Tạp chí điện tử Zing là hệ thống dịch vụ, game online, thanh toán trực tuyến và thông tin giải trí đồng bộ trên Internet được quản lý và vận hành bởi VNG. Zing.vn bao gồm một loạt các dịch vụ tích hợp như tin nhắn Zalo, âm nhạc trực tuyến Zing MP3, mạng xã hội Zing Me, tìm kiếm, tạp chí điện tử, phần mềm quản lý, Zing TV chia sẻ phim ảnh, karaoke, video và hình ảnh. Số liệu thống kê lưu lượng truy cập đã tăng lên đáng kể từ các giới thiệu tới công chúng. Theo Alexa, hiện nay Zing.vn là một trong những website được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam[2]. Zing là hệ thống dịch vụ đồng bộ trên Internet, cung cấp cho thị trường trực tuyến Việt Nam các phương tiện giao tiếp, phong cách sống và nhận thức xã hội, đi cùng với dịch vụ giải trí số. Zing cung cấp cho khách hàng công cụ tìm kiếm và quản lý thông tin trực tuyến mới, nhiều tiện ích và nhanh với hệ thống các thư mục, từ khóa, chức năng, hướng dẫn hoàn toàn bằng tiếng Việt. Zing còn cung cấp các thông tin cập nhật, đa dạng và thư viện hình ảnh phong phú giúp cho khách hàng nhanh chóng nắm bắt các sự kiện, tình hình trong nước và thế giới. Zing là đối tác của Vega về hệ thống quản lý nội dung thông tin.
Zing News là tạp chí điện tử, cung cấp tin tức cho độc giả với nhiều chuyên mục phong phú, cập nhật các tin tức mới nhất về đời sống xã hội, kinh tế, thế giới, giải trí,...
Theo số liệu xếp hạng các trang báo và trang thông tin điện tử tại Việt Nam tháng 8/2018 của Comscore, Zing.vn đã trở thành trang báo điện tử top 1 tại Việt Nam. Tính tới 8/2018, Zing.vn là trang báo điện tử có số lượng người xem lớn nhất tại Việt Nam với 14,632 triệu lượt xem, chiếm 33% tổng số người đọc báo điện tử thường xuyên. Đặc biệt, tỉ lệ người xem Zing.vn trên thiết bị di động chiếm tới 31.5%, vượt xa các trang báo điện tử khác như VnExpress, Dân Trí[33].
Ra đời vào tháng 8 năm 2007, Zing MP3 là công cụ nghe và tìm kiếm nhạc trực tuyến. Sản phẩm này có các ứng dụng trên iOS, Android và Windows Phone.
Tháng 12/2012, Zing MP3 ký hợp đồng bản quyền với Universal Music Group, cho phép người dùng Việt Nam có thể nghe và download các bản nhạc của Universal Music (có thu phí).
Đầu năm 2013, Zing MP3 ký kết thỏa thuận kinh doanh kho nhạc hơn 40.000 bài của Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) và 35.000 tác phẩm âm nhạc của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam.
Tháng 6/2013, Zing Mp3 ký kết thỏa thuận bản quyền âm nhạc với Sony Music Group và YouTube.[34]
Hàng năm Zing Mp3 tổ chức giải thưởng âm nhạc Zing Music Awards, lần đầu tiên vào năm 2010.[35]
Theo thống kê, Zing Mp3 nằm trong Top 3 ứng dụng được tải nhiều nhất trên các kho ứng dụng.[36]
Ra đời vào tháng 8 năm 2009, Zing Me là sản phẩm mạng xã hội của VNG, tích hợp blog, chia sẻ hình ảnh, âm nhạc, trò chơi, video clip, thư điện tử (email) với Zing. Zing Me cho phép bên thứ ba thông qua API giúp phong phú thêm nội dung hệ thống.
Tháng 3/2010, Zing Me ra mắt phiên bản đầu tiên dành cho điện thoại di động.[37] Sau 2 năm hoạt động, Zing Me có 8,2 triệu người dùng vào tháng 10/2011. Zing Me có thêm tính năng giao tiếp qua hình ảnh, giọng nói, các biểu tượng cảm xúc từ tháng 6 năm 2013.[38]
Zing Me đã nhận được giải thưởng "Dịch vụ giá trị gia tăng tiêu biểu năm 2009" do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM trao tặng vào ngày 27/3/2009,[39] giải thưởng Sao Khuê năm 2010.[40]
Ngày 8/08/2012, VNG giới thiệu sản phẩm Zalo-ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên nền tảng di động. Zalo được cung cấp cho iOS, Android, Windows Phone, và Nokia Java. Phần mềm hỗ trợ sóng 2G, 2.5G, 3G, 4G và wifi.
Ngày 22/2/2017, Zalo công bố đã chạm mốc 70 triệu người dùng. Theo đó, phần mềm này chỉ mất 10 tháng để có thêm 20 triệu đăng ký mới.[41]
Năm 2018, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM cũng đã tiến hành ra văn bản xử phạt hành chính đối với hoạt động mạng xã hội không phép này của Zalo và Công ty VNG đã nộp phạt.
Giữa tháng 7/2019, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Tp.HCM đã có văn bản đề nghị các bên đăng ký và quản lý tên miền thu hồi hai tên miền của Zalo là Zalo.vn và Zalo.me của Công ty Cổ phần VNG với lý do Zalo đã hoạt động mạng xã hội mà vẫn chưa có giấy phép.[42]
Ngày 29/8/2019 tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng lưu ý tới các địa phương cân nhắc việc sử dụng phần mềm Zalo, đồng thời cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đánh giá lại các yếu tố an ninh, an toàn khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến qua ứng dụng Zalo.[43]
Năm 2017, VNG giới thiệu dịch vụ tổng đài di động 123CS.
Sản phẩm: ví điện tử ZaloPay, cổng trung gian thanh toán 123Pay, thẻ thông minh UniPass.
Năm 2010, VNG giới thiệu 123Pay, kế thừa và phát triển dựa trên nền tảng thanh toán của ZingPay.123Pay cho phép kết nối gần 40 ngân hàng tại Việt Nam, chấp nhận các loại thẻ ghi nợ/tín dụng quốc tế, với hỗ trợ bảo mật từ công ty Cybersource (trực thuộc Visa).
Ra mắt vào tháng 9/2013, Laban Key là ứng dụng bộ gõ tiếng Việt dành cho thiết bị di động. Trưởng dự án là Phạm Kim Long, tác giả bộ gõ tiếng Việt Unikey. Đến tháng 4/2014, Laban Key đã có mặt trong top các ứng dụng trên Google Play, với 1 triệu lượt tải.[44]
Bắt đầu triển khai đầu năm 2017, tính đến tháng 3/2019 có 34 tỉnh thành ứng dụng Zalo vào cải cách hành chính. Mới đây (12/4), Quận 3 TP. HCM cũng đã ứng dụng Zalo để giải quyết hành chính công.[45]
Năm 2018, hệ sinh thái công nghệ VNG bổ sung mảng Dịch vụ đám mây cung cấp các giải pháp lưu trữ, quản lý, máy chủ... cho các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn.
Tại sự kiện Zalo AI Summit 2018, đã ra mắt trợ lý ảo đầu tiên của Zalo mang tên Ki-Ki. Ki-Ki có khả năng nhận diện khá tốt giọng nói tự nhiên của người Việt [46]
Cuối năm 2018, nghiên cứu và hợp tác với Trung tâm quản lý và điều hành giao thông công cộng thành phố Hồ Chí Minh cho ra mắt thẻ điện tử UniPass thay thế vé xe buýt truyền thống.[47]
Thế mạnh của VNG chính là con người và văn hóa doanh nghiệp. Dựa vào kim chỉ nam là 3 giá trị cốt lõi (Đón Nhận Thách Thức, Phát triển Đối Tác và Gìn Giữ Chính Trực) [48] các thành viên ở VNG luôn có tinh thần cống hiến vì sự phát triển chung của VNG và cộng đồng. Với không gian hiện đại, trẻ trung, văn phòng VNG cũng là bối cảnh được nhiều đoàn làm phim lựa chọn cho những series phim truyền hình hot trên VTV như Nàng dâu Order và Yêu thì ghét thôi.
Công ty tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật thông qua chương trình thực tập hàng năm. Ngoài ra VNG có chương trình VNG Fresher dành cho sinh viên năm cuối theo 2 đợt, thường vào tháng 5 và tháng 10 hàng năm. Khoảng 300 ứng viên được lựa chọn từ các trường đại học, cao đẳng cho những vị trí thực tập tại VNG.
Vào tháng 1/2014, theo khảo sát với hơn 17.000 người tham gia của CareerBuilder, VNG có tên trong danh sách 100 nhà tuyển dụng được ưa thích nhất năm 2013. VNG được chọn là nơi làm việc tốt nhất tại Việt Nam trong ngành Internet/thương mại điện tử, theo Anphabe và AC Nielsen.[49]