Vương tộc Wittelsbach | |
---|---|
Quốc gia | Đế quốc La Mã Thần thánh Liên minh Kalmar Vương quốc Bayern Vương quốc Hy Lạp |
Tước hiệu | Công tước Bayern Tuyển hầu Bayern Vua Bayern Tuyển hầu Pfalz Tuyển hầu Köln Hoàng đế La Mã Thần thánh Vua La Mã Đức Vua Đan Mạch Vua Thụy Điển Vua Na Uy Vua Hy Lạp |
Người sáng lập | Otto I |
Quốc chủ cuối cùng | Ludwig III |
Người đứng đầu hiện nay | Franz von Bayern |
Năm thành lập | Thế kỷ 11 |
Phế truất | 7 tháng 11, 1918 |
Dòng nhánh | Nhà Pfalz-Simmern, Nhà Pfalz-Sulzbach, Nhà Pfalz-Neumarkt, Nhà Pfalz-Zweibrücken, Nhà Pfalz-Birkenfeld |
Dân tộc | Đức |
Nhà Wittelsbach là một trong những hoàng tộc châu Âu lâu đời nhất và là một triều đại Đức ở Bayern. Xuất phát từ nhà này là các bá tước, công tước, tuyển hầu tước và vua của Bayern (1180–1918), cũng như các công tước Kurpfalz (1214–1803 và 1816–1918), mà cũng là tuyển hầu tước của Đế quốc La Mã Thần thánh. Nhánh Pfalz cũng có công tước của Jülich-Berg (1614–1794/1806).
Là một trong những hoàng tộc quan trọng nhất nhà Wittelsbach cũng có người làm vua của Hungary (1305), Thụy Điển (1441–1448 và 1654–1720), Đan Mạch và Na Uy (1440), Hy Lạp (1832–1862) và 3 lần là vua La Mã Đức (1328/1400/1742), trong đó có 2 hoàng đế, 2 người cùng là vua của Böhmen (1619/1742), nhiều tuyển hầu tước, tổng giám mục của Köln (1583–1761), Giám mục von Lüttich, Bá tước von Brandenburg (1323–1373), của Tirol, của Hà Lan, Hennegau và Seeland (1345–1432) cũng như công tước của Bremen-Verden (1654–1719).
Nguồn gốc chính xác của nhà Wittelsbach vẫn chưa được kiểm chứng. Một giả thuyết đáng tin tưởng là dòng họ Wittelsbach là một nhánh của nhà Luitpoldinger, đặt tên theo phiên hầu (markgraf) Luitpold xứ Carantania và Thượng Pannonia († 907). Giả thuyết mà ngày nay được các thành viên dòng dõi này và nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận, được nam tước Otto von Dungern, một nhà nghiên cứu gia phả hoàng tộc, công bố ở Áo vào năm 1931, theo đó nhà này bắt đầu vào khoảng năm 1000 với tổ tiên sớm nhất được xác định là Bá tước Otto I xứ Scheyern.
Triều đại Wittelsbach cai trị lãnh thổ Đức ở Bayern từ 1180 cho tới 1918 và tuyển hầu quốc Pfalz từ 1214 cho tới 1805; vào năm 1815 một phần của Pfalz gọi là Rheinpfalz nhập vào Bayern, mà Napoleon nâng lên thành vương quốc vào năm 1806.
Khi công tước Otto II chết vào năm 1253, các con của ông ta đã chia lãnh thổ với nhau: Henry XIII trở thành công tước của Niederbayern, và Ludwig II công tước của Bayern và Pfalz. Khi nhánh nhà Henry tuyệt giống vào năm 1340 hoàng đế Ludwig IV, con của Ludwig II, đã thống nhất công quốc này.
Nhánh Bayern cai trị công quốc Bayern cho tới khi họ tuyệt giống vào năm 1777.
Hoàng đế La Mã Thần thánh nhà Wittelsbach Ludwig IV đã đoạt được vùng Brandenburg (1323), Tirol (1342), Hà Lan, Zeeland và Hennegau (1345) nhưng đã nhường Oberpfalz cho nhánh Pfalz Wittelsbach vào năm 1329. Khi ông mất năm 1347, 6 người con của ông ta ban đầu cai trị chung lãnh thổ, sau đó chia ra theo thỏa thuận Landsberg năm 1349: Stephan II., Wilhelm I. und Albrecht I. được chung Niederbayern, Wilhelm và Albrecht ngoài ra được các lãnh thổ Hà Lan, Zeeland và Hennegau. Đến ngày 3 tháng 6 1353 theo thỏa thuận Regensburg, Stephan II được vùng phía nam của Niederbayern với thủ phủ Landshut, trong khi Wilhelm und Albrecht được Straubing.
Đất đai của nhánh Bayern như vậy từ năm 1353 được chia làm 3 lãnh thổ:
Nhà Wittelsbach mất Tirol với cái chết của công tước Meinhard III con của Ludwig V. Theo hòa ước Schärding, Tirol cuối cùng được trả lại cho nhà Habsburg vào năm 1369. In 1373 Otto V người cuối cùng nhà Wittelsbach cai trị Brandenburg, đã bán lại lãnh thổ này cho nhà Luxembourg. Khi công tước Albert I mất vào năm 1404, con trai ông, William VI lên năm quyền. Một người con trai khác, John III trở thành giám mục của Liège. Khi William mất năm 1417, một chiến tranh nối ngôi đã bùng nổ giữa John và con gái William, Jacqueline của Hennegau. Sau đó lãnh thổ này rơi vào tay nhà Burgund vào năm 1432.
Năm 1363 khi công tước Meinhard mất, Stephan II được phần đất Oberbayern. Khi Stephan II qua đời vào năm 1375, phần đất của ông ta được 3 người con trai Johann II, Stephan III và Friedrich cùng nhau cai trị. Sau những tranh cãi giữa 3 anh em, 1392 lãnh thổ này lại được chia ra làm 3: Johann II được Bayern-München, Stephan III Bayern-Ingolstadt và Friedrich Bayern-Landshut.
Năm 1505 sau cuộc chiến tranh giành ngôi ở Landshut, Albrecht IV der Weise công tước của Bayern-München đã thống nhất được cả ba phần lãnh thổ.
Được giáo dục theo Công giáo một cách nghiêm khắc, các công tước Bayern trở thành những lãnh tụ của Phong trào Phản Cải cách Đức. Từ 1583 cho tới 1761, những công tử nhánh Bayern trở thành tổng giám mục của Köln và nhiều giám mục khác của đế quốc La Mã Thần thánh như giám mục của Liège (1581-1763), Regensburg, Freising, Münster, Hildesheim, Paderborn, Osnabrück.
Vào năm 1623 từ Maximilian I, các công tước Bayern trở thành tuyển hầu tước, như vậy từ đó Bayern là một tuyển hầu quốc. Cháu nội của ông ta, Maximilian II cũng là thống đốc của Habsburg Hà Lan (1692–1706) và công tước của Luxembourg (1712–1714). Và con của Maximilian II, hoàng đế Karl VII cũng là vua của Bohemia (1741–1743). Với cái chết của người con của Karl VII, Maximilian III, tuyển hầu tước của Bayern, nhánh Bayern tuyệt gốc vào năm 1777. Lên nối ngôi là Karl Theodor thuộc nhánh Pfalz-Sulzbach, mà cũng đã cai trị Kurpfalz. Sau cái chết của Karl Theodors 1799 các công tước của Zweibrücken trở thành tuyển hầu tước.
Các nhánh Bayern
Bayern Chia lần đầu 1255 | |||||||||||||||
Oberbayern nhánh xưa | Niederbayern nhánh xưa cho tới 1340 | ||||||||||||||
Chia theo thỏa thuận Landsberg 1349 | |||||||||||||||
Oberbayern nhánh mới, cho tới 1363/79 |
Niederbayern nhánh mới, chia 1353 | ||||||||||||||
Niederbayern-Landshut | Straubing-Holland chấm dứt 1425, gia tài Erbe bị chia ra 1429 theo | ||||||||||||||
Teilung 1392 | |||||||||||||||
Bayern-München | Bayern-Ingolstadt | Bayern-Landshut | |||||||||||||
Preßburger | Schieds | spruch | |||||||||||||
1447 được thừa hưởng bởi Bayern-Landshut | |||||||||||||||
1503/5 được thừa hưởng bởi Bayern-München | |||||||||||||||
1777 được thừa hưởng bởi Pfalz-Sulzbach |
Sau khi Ludwig III bị phế truất trong Cách mạng tháng 11 năm 1918, ông tạm thời di cư ra nước ngoài cùng gia đình. Trong Tuyên bố Anifer, nhà vua đã giải phóng các quan chức khỏi lời tuyên thệ nhậm chức của họ đối với ông. Mặt khác, cả ông lẫn những người đứng đầu nhà Wittelsbacher sau này đều không tuyên bố từ bỏ ngai vàng.
Trong quá trình phân chia tài sản nhà nước và nhà Wittelbach, Quỹ bồi thường Wittelsbach được thành lập thông qua một thỏa hiệp vào năm 1923, và Quỹ Khoa học và Nghệ thuật Wittelsbach được thành lập bởi cựu Thái tử Rupprecht của Bayern. Quỹ này đã nhận các kho báu nghệ thuật do nhà Wittelsbach mua lại trước năm 1804 và từ đó trở thành chủ sở hữu, mặc dù không quản lý, một phần lớn tài sản của các bảo tàng München, trong khi các bộ sưu tập nghệ thuật gần đây thuộc sở hữu của quỹ bồi thường . Năm 1923, một số tài sản của nhà Wittelsbach đã được đưa vào quỹ bồi thường, bao gồm các lâu đài Berg, Hohenschwangau (bao gồm Bảo tàng các vị vua Bayern được thành lập năm 2011), lâu dài hoàng gia Berchtesgaden và lâu đài săn bắn Grünau.
Tài sản riêng của Wittelsbach bao gồm các lâu đài Tegernsee, Wildenwart, Leutstetten và Kaltenberg cũng như đất nông nghiệp và lâm nghiệp với diện tích 12.500 ha, bất động sản và cổ phần công nghiệp.
|publisher=
(trợ giúp)