Vầng hào quang

Tượng Phật với vầng hào quang ngũ sắc còn gọi là Phật Quang

Vầng hào quang (từ tiếng Hy Lạp là ἅλως, halōs; còn được gọi là Nimbus, Aureole, vầng vinh quang) là hình dạng vương miện với các tia sáng tỏa ra, vòng tròn ánh sáng hoặc đĩa ánh sáng[1] bao quanh đầu của một người trong những miêu tả nghệ thuật thị giác. Dạng thức này đã được sử dụng trong biểu tượng của nhiều tôn giáo để chỉ các nhân vật thánh linh hoặc thiêng liêng, và ở nhiều thời kỳ khác nhau cũng được sử dụng trong hình ảnh của những người trị vì anh minh hoặc đấng anh hùng. Ở Phật giáo, những vầng sáng này được gọi là Phật Quang hay Huệ Quang.

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong nghệ thuật tôn giáo của Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại, Cơ đốc giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáoHồi giáo, trong số các tôn giáo khác, những nhân vật thánh linh được mô tả bằng vầng hào quang dưới dạng vầng sáng tròn, hoặc ngọn lửa trong nghệ thuật châu Á, xung quanh đầu hoặc xung quanh toàn bộ cơ thể mà thường được gọi là Mandorla. Vầng hào quang có thể được nhìn thấy dưới dạng hầu hết các màu hoặc sự kết hợp của các màu, nhưng thường được mô tả dưới dạng vàng, vàng hoặc trắng khi đại diện cho ánh sáng hoặc đỏ khi đại diện cho ngọn lửa, đặc biệt là trong nghệ thuật Phật giáo.

Trong văn học tôn giáo của người Sumer thường nói đến Melam (tiếng Akkad được gọi là melammu) chỉ về một "vẻ đẹp rực rỡ, có thể nhìn thấy được toát ra từ các vị thần, anh hùng, đôi khi bởi các vị vua, và cả những ngôi đền linh thiêng, biểu tượng và biểu trưng của các vị thần thánh[2]. Nhà văn người Hy Lạp là Homer thì mô tả một thứ ánh sáng tự nhiên bao quanh đầu của những anh hùng trong trận chiến[3]Ấn Độ, việc sử dụng vầng hào quang có thể có từ nửa sau của thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên. Hai nhân vật được đính trên mảnh vỡ bình gốm từ giai đoạn Malwa của Daimabad (1600–1400 trước Công nguyên) đã được hiểu là một nhân vật thần thánh giống như thần Shiva của Ấn Độ giáo sau này và một người hầu cận, cả hai đều có quầng sáng bao quanh đầu[4] Ngọn lửa thánh đã được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật Ấn Độ, đặc biệt là trong nghệ thuật biểu tượng Phật giáo[5] khi đã xuất hiện ít nhất là từ thế kỷ 1 sau Công nguyên.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “halo – art”. britannica.com.
  2. ^ J. Black and A. Green, Gods, Demons and Symbols of Ancient Mesopotmia (Austin, 1992) p. 130.
  3. ^ Iliad v.4ff, xviii.203ff.
  4. ^ Sali, S. A. “Daimabad: 1976–79”. INDIAN CULTURE (bằng tiếng Anh). tr. 499. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ “Metropolitan Museum of Art: Art of South Asia” (PDF). metmuseum.org.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Vầng hào quang trên một ngọn tháp

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Đây là câu chuyện kể về cậu thiếu niên tên Fushi trên hành trình đi tìm ý nghĩa của cuộc sống
Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade
Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade
Nghe thấy rất nhiều tin tốt về một dự án tưởng như sẽ là tương lai với backers xịn, KOLs lớn tâng bốc lên mây, bạn lập tức mua vào và chờ ngày x10 x100
Baemin từ
Baemin từ "tân binh" đầy nổi bật thành "tàn binh" bên bờ vực dừng hoạt động ở Việt Nam
Thương hiệu "viral" khắp cõi mạng nhưng "không bao giờ có lãi", liệu có lặp lại câu chuyện của những chú gà vàng đen Beeline?
Tóm tắt chương 222: Điềm báo - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 222: Điềm báo - Jujutsu Kaisen
Mở đầu chương là cảnh Uraume đang dâng lên cho Sukuna 4 ngón tay còn lại. Chỉ còn duy nhất một ngón tay mà hắn chưa ăn