Vị Ương cung

Vị Ương cung
Di sản thế giới UNESCO
Địa điểm lịch sử của Cung Vị Ương
Tên chính thứcCung Vị Ương tại Trường An thời nhà Tây Hán
Vị tríTây An, Thiểm Tây, Trung Quốc
Một phần củaCon đường tơ lụa: Mạng đường Trường An - Hành lang Thiên Sơn
Tiêu chuẩnVăn hóa: ii, iii, iv, vi
Tham khảo1442-001
Công nhận2014 (Kỳ họp 38)
Diện tích611,09 ha (2,3594 dặm vuông Anh)
Vùng đệm5.422,02 ha (20,9345 dặm vuông Anh)
Tọa độ34°18′16″B 108°51′26″Đ / 34,30444°B 108,85722°Đ / 34.30444; 108.85722
Vị Ương cung trên bản đồ Trung Quốc
Vị Ương cung
Vị trí của Vị Ương cung tại Trung Quốc
Cung Vị Ương
Minh họa đời nhà Thanh của Cung Vị Ương và Cung Trường Lạc
Giản thể未央宫
Phồn thể未央宮
Nghĩa đenThe Endless Palace

Vị Ương cung (chữ Hán giản thể: 未央宫; phồn thể: 未央宮; bính âm: Wèiyāng Gōng; Việt bính:Mei6 joeng1 gung1) là cung điện hoàng gia chính của triều đại nhà Hán, nằm ở thành phố Trường An (nay là Tây An), tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Được xây dựng năm 200 TCN theo yêu cầu của Hán Cao Tổ, dưới sự giám sát của thừa tướng Tiêu Hà, cung điện phục vụ như một trung tâm hành chính và nơi ở của hoàng tộc Trung Quốc thời nhà Hán, nhà Tấn và một số triều đại khác thời kỳ Nam-Bắc triều.

Cung điện tồn tại mãi cho đến đời nhà Đường, khi nó bị phóng hỏa thiêu cháy bởi những kẻ chống lại nhà Đường khi tiến đến Trường An trong sự kiện Loạn An Sửkhởi nghĩa Hoàng Sào. Vị Ương là cung điện lớn nhất từng được xây dựng trong lịch sử, có diện tích khoảng 4,8 km² (1.200 mẫu Anh), lớn gấp 6,7 kích thước của Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh, hay gấp 11 lần kích thước thành Vatican.[1] Ngày nay, nó nằm tại một cánh đồng trống, và chỉ là một phần nhỏ của cung điện cũ trước đây.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

"Vị Ương" (未央) theo nghĩa đen hàm ý chỉ "(một thứ gì đó) chưa đạt được đến trung điểm của nó", "có hơn được một nửa để đi", tuy nhiên, theo một cách thông tục, có có nghĩa là "vô tận". Cùng với tên gọi của Trường Lạc cung, (長樂宮, hạnh phúc vĩnh viễn), có thể có nghĩa là "Hạnh phúc vĩnh cửu vẫn chưa đạt đến điểm trung tâm (của nó)".

Vị Ương cung điện được đặt ở phía tây nam của Trường An, Hán quốc, do đó thường được gọi là Tây Cung (西宫). Bao bọc bởi những bức tường, cung điện có hình chữ nhật, với chiều dài 2.150 m về phía Đông-Tây và 2.250 m về phía Bắc-Nam. Mỗi bên của các bức tường đều có một cổng chính, bên cạnh là hai phụ, gồm cổng đông và cổng bắc (đối diện với thành Trường An).

Những kiến trúc lớn bên trong cung điện bao gồm:

  • Tiền điện (前殿)
  • Tuyên Thất điện (宣室殿)
  • Ôn Thất điện (温室殿)
  • Thanh Lương điện (清凉殿)
  • Kim Hoa điện (金华殿)
  • Thừa Minh điện (承明殿)
  • Cao Môn điện  (高门殿)
  • Bạch Hổ điện (白虎殿)
  • Ngọc Đường điện (玉堂殿)
  • Tuyên Đức điện (宣德殿)
  • Tiêu Phòng điện (椒房殿)
  • Chiêu Dương điện (昭阳殿)
  • Bách Lương đài (柏梁台)
  • Kỳ Lân các (麒麟阁)
  • Thiên Lộc các (天禄阁)
  • Thạch Cự các (石渠阁)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Weiyang Palace: the Largest Palace Ever Built on Earth”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2017.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Rien (Từ điển, Bính âm: Lián), còn được gọi là biệt danh Fugen Jōtei (Từ điển, Nghĩa đen: Shangdi Samantabhadra), là một Sennin cấp Tensen, người từng là người cai trị thực sự của Kotaku, tổ tiên của Tensens, và là người lãnh đạo của Lord Tensen.
Nữ thợ săn rừng xanh - Genshin Impact
Nữ thợ săn rừng xanh - Genshin Impact
Nữ thợ săn không thể nói chuyện bằng ngôn ngữ loài người. Nhưng cô lại am hiểu ngôn ngữ của muôn thú, có thể đọc hiểu thơ văn từ ánh trăng.
Phân tích về nhân vật Yimir và mối quan hệ giữa tình cảnh của cô và Mikasa
Phân tích về nhân vật Yimir và mối quan hệ giữa tình cảnh của cô và Mikasa
Là một nô lệ, Ymir hầu như không có khả năng tự đưa ra quyết định cho chính bản thân mình, cho đến khi cô quyết định thả lũ heo bị giam cầm
Tổ chức Blue Roses trong Overlord
Tổ chức Blue Roses trong Overlord
Blue Roses (蒼 の 薔薇) là một nhóm thám hiểm được xếp hạng adamantite toàn nữ. Họ là một trong hai đội thám hiểm adamantite duy nhất của Vương quốc Re-Esfying.