Vụ tràn dầu Montara

Vụ tràn dầu Montara
Ảnh vệ tinh chụp vệt dầu trong vùng biển Timor, tháng 9 năm 2009. Nguồn: NASA
Map
Vị tríBiển Timor, ngoài khơi phía bắc Western Australia
Ngày21 tháng 8 năm 2009 tới 3 tháng 11 năm 2009 (74 ngày)
Nguyên nhân
Lý doTràn từ giàn khoan Montara
Vận hànhPTT Public Company Limited
Đặc điểm dầu tràn
Quy mô1,2 đến 9 triệu galông Mỹ (4.500 đến 34.100 m3)
Vùng6.000 km2 (2,300 sq mi)
Giàn khoan dầu West Atlas bị hư hỏng trước khi cháy

Vụ tràn dầu Montara là sự kiện rò rỉ dầu và khí từ mỏ dầu Montara, biển Timor, ngoài khơi bờ biển bắc của tây Úc. Đây được xem là thảm họa tràn dầu tồi tệ nhất của Australia.[1] Vệt dầu rò rỉ từ dàn khoan di động từ ngày 21 tháng 8 năm 2009 cho đến ngày 3 tháng 11 năm 2009, khi mùn khoan được bơm vào giếng để chặn sự rò rỉ này.[2][3] Dàn khoan West Atlas do Seadrill sở hữu và được vận hành bởi PTTEP Australasia, một công ty thuê của PTT Exploration and Production (PTTEP). Giàn khoan nằm ngoài khơi bờ biển Kimberley, 250 km về phía bắc của sân bay Mungalalu Truscott, và 690 km về phía tây của Darwin.[4][5][6] 69 công nhân được sơ tán khỏi giàn khoan khi dầu và khí bắt đầu rò rỉ.[4]

Bộ Tài nguyên, Năng lượng và Du lịch Australia ước tính có khoảng 2000 thùng dầu rò rỉ mỗi ngày, cao gấp 5 lần con số của PTTEP Australasia đưa ra (400 thùng/ngày).[7] Sau khi bay khảo sát khu vực tràn dầu, Australian Greens Senator Rachel Siewert cho biết rằng vệt dầu đã lan xa hơn so với những báo cáo ban đầu.[8] Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cũng cho biết tai biến tràn dầu tệ hơn so với những dự báo ban đầu.[9][10]

Bốn lần liên tục PTTEP thực hiện những giải pháp để ngăn chặn dầu rò rỉ, nhưng đã không thành công. Phải đợi đến lần thứ năm vào ngày 3 tháng 11 năm 2009, khi PTTEP bơm khoảng 3.400 thùng dung dịch khoan vào giếng dầu thì mới chặn được rò rỉ.[2][3][11]

Vào ngày 1 tháng 11 năm 2009, trong khi cố gắng bịt chỗ rò rỉ thì lửa đã bốc cháy trên giàn khoan dầu West Atlas.[12] Vào ngày 2 tháng 11, PTTEP cho biết lửa trên giàn khoan đã đốt cháy dầu và cần phải ngăn chặn nó lan ra biển.[13] Ngọn lửa đã bị dập tắt phần lớn khi sự rò rỉ bị dừng lại.[2][14] PTTEP nói rằng tiêu chuẩn an toàn đã được thực hiện tốt, một nhóm chuyên gia sẽ đến giàn khoan West Atlas để đánh giá thiệt hại và xác định một kế hoạch tốt nhất để bịt giếng.[15]

Một vụ rò rỉ khí khác đã bắt đầu phát ra ở mỏ East Puffin vào đầu tháng 9 năm 2009, cách mỏ Montara khoảng 50 km. Vụ rò rỉ đã làm East Puffin bị trì hoãn khai thác trong hai tháng kể từ khi nó được phát hiện.[16] Người ta không biết rằng vụ rò rỉ khí này có liên quan đến vụ rò rỉ từ Montara hay không.

Ứng cứu và làm sạch

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào 23 tháng 8 năm 2009, máy bay Hercules đã phun 10.000 lít chất phân tán hóa học vào các phần của vệt dầu, đây là cách làm đầu tiên để ứng phó với tràn dầu trong điều kiện này.[17][18]

Giàn khoan di động West Triton được đưa tới giàn khoan West Atlas để ngăn chặn chỗ rò rỉ vào ngày 11 tháng 9 năm 2009.[19] PTTEP Australasia ban đầu nói rằng chỉ mất vài ngày là có thể khống chế được dầu rò rỉ, nhưng sau đó lại cho rằng rò rỉ dầu có thể kéo dài 8 tuần cho đến khi họ mang một giàn khoan di động xa bờ West Triton đến để khoan một lỗ khoan vào giếng dầu đang rò rỉ, và bơm mùn khoan vào để làm giảm áp suất và dòng chảy sẽ ngừng lại.[6][18] Nhà sản xuất dầu và khí, Woodside Petroleum Ltd đã đề nghị hỗ trợ PTTEP trong công tác thu dọn dầu tràn bằng cách sử dụng một giàn khoan cạnh đó.[20] Tuy nhiên, PTTEP đã từ chối đề nghị của Woodside vì những lý do an toàn cơ bản.[21] Vào ngày 6 tháng 9, việc bịt chỗ rò rỉ bị trì hoãn bởi dây kéo giàn khoan di động bị đứt khi PTTEP kéo nó từ Indonesia.[22]

PTTEP ước tính đã thiệt hại khoảng 170 triệu USD do sự cố rò rỉ cho đến ngàt 3 tháng 11 năm 2009. Chi phí làm sạch môi trường khoảng 5,3 triệu USD.[23]

Ảnh hưởng môi trường

[sửa | sửa mã nguồn]
Cá voi và cá con bơi gần vị trí tràn dầu Montara

Các nhà sinh học cho rằng ảnh hưởng môi trường của vụ tràn dầu Montara có thể là thảm họa đối với hệ sinh thái biển. Mặc dù là dầu thô nhẹ tràn từ giàn khoan nhưng nó vẫn gây độc đối với chim, động vật không xương sống biển, san hôtảo biển.[5] Hội Bảo vệ động vật hoang dã Úc miêu tả khu vực này như là "đường cao tốc trên biển", và cá heo và endangered loài rùa lưng bằng đang bị đe dọa tiệt chủng đang bị nguy hiểm từ vụ tràn dầu.[24] cho đến ngày 3 tháng 9 năm 2009, các thuyền đánh cá thấy các sinh vật biển chết và yếu đi, và không thấy các loài chim trong khu vực dầu tràn.[17] Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) quan sát cá heo spinner, nhạn biển đen, rắn biển đốmđồi mồirùa lưng bằng nguy cơ tiệt chủng bơi trên váng dầu loang, và nhấn mạnh sự quan tâm đến tác động lâu dài của thảm họa này. WWF cũng quan sát dầu phong hóa giống như sáp từ vụ tràn dầu này.[10][25]

chính phủ Úc đã điều trị một số nhỏ chim bị ảnh hưởng, bao gồm nhạn biển anu, brown boobiesnhạn biển đen.[26]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Blue, Eliza (ngày 3 tháng 11 năm 2009). “West Atlas leak plugged”. Lateline. Australian Broadcasting Corporation. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2009.
  2. ^ a b c "Leaking oil well capped" Australian Broadcasting Corporation
  3. ^ a b “PTTEP Australasia Timor Sea Operations – Incident Information #87” (PDF) (Thông cáo báo chí). PTTEP Australasia. ngày 3 tháng 11 năm 2009. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2009.
  4. ^ a b "Rig still spilling oil off WA coast", Australian Broadcasting Corporation
  5. ^ a b "Expert comment on West Atlas oil spill Lưu trữ 2009-09-15 tại Wayback Machine", RMIT University
  6. ^ a b "Timor Sea oil leak fix 'days away"', Australian Broadcasting Corporation
  7. ^ "Oil leaking 'five times faster' than thought" Australian Broadcasting Corporation
  8. ^ "WA oil spill much worse than thought Lưu trữ 2011-07-06 tại Wayback Machine" Australian Greens Senator Rachel Siewert
  9. ^ "Oil leak 'worse than feared", Australian Broadcasting Corporation
  10. ^ a b "Biodiversity Survey of the Montara Field Oil Leak, WWF Lưu trữ 2009-10-23 tại Wayback Machine"
  11. ^ "Latest attempt fails to stop oil leak", Australian Broadcasting Corporation
  12. ^ “Australia oil well catches fire”. BBC. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2009.
  13. ^ “PTTEP Australasia Timor Sea Operations – Incident Information #86” (PDF) (Thông cáo báo chí). PTTEP Australasia. ngày 2 tháng 11 năm 2009. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2009.
  14. ^ "Leaking oil rig continues to burn", Australian Broadcasting Corporation
  15. ^ “PTTEP Australasia Timor Sea Operations – Incident Information #89” (PDF) (Thông cáo báo chí). PTTEP Australasia. ngày 4 tháng 11 năm 2009. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2009.
  16. ^ "Second gas leak in Timor Sea" Australian Broadcasting Corporation
  17. ^ a b “Oil slick moving closer to coast”. ABC News. ngày 4 tháng 9 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2009.
  18. ^ a b “Oil leak could continue for 8 weeks”. ABC News. ngày 23 tháng 8 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2009.
  19. ^ "Finally, help arrives at stricken West Atlas oil rig", The Sunday Times.
  20. ^ “Woodside offers oil spill assistance”. ABC News. ngày 25 tháng 8 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2009.
  21. ^ “Oil spill company rejects Woodside offer”. ABC News. ngày 30 tháng 8 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2009.
  22. ^ “WA oil spill clean-up delayed”. ABC News. ngày 6 tháng 9 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2009.
  23. ^ Sonti, Chalpat (ngày 3 tháng 11 năm 2009). “Oil spill finally stopped: company”. WAtoday. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2009.
  24. ^ Towie, Narelle (ngày 29 tháng 8 năm 2009). “Oil slick endangers whales, turtles”. PerthNow. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2009.
  25. ^ “Dolphins exposed to Timor Sea oil spill: WWF”. ABC News. ngày 28 tháng 9 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2009.
  26. ^ “Montara oil spill”. Department of the Environment, Water, Heritage and the Arts. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2009.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Game slot là game gì? Mẹo chơi Slot game
Game slot là game gì? Mẹo chơi Slot game
Game slot hay Slot game, hay còn gọi là máy đánh bạc, máy xèng game nổ hũ, cách gọi nào cũng được cả
Làm thế nào để hiểu thấu tâm lý người khác
Làm thế nào để hiểu thấu tâm lý người khác
Những câu truyện nhỏ này sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong nắm bắt tâm lý người khác
Guide trang bị trong Postknight
Guide trang bị trong Postknight
Trang bị là các item thiết yếu trong quá trình chiến đấu, giúp tăng các chỉ số phòng ngự và tấn công cho nhân vật
Tổng quan Ginny - Illusion Connect
Tổng quan Ginny - Illusion Connect
Quy tắc và mệnh lệnh chỉ là gông cùm trói buộc cô. Và cô ấy được định mệnh để vứt bỏ những xiềng xích đó.