Đồi mồi

Đồi mồi
Đồi mồi (Eretmochelys imbricata) ngoài bãi biển Saba
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Sauropsida
Reptilia
Bộ (ordo)Testudines
Họ (familia)Cheloniidae
Chi (genus)Eretmochelys
Loài (species)E. imbricata
Danh pháp hai phần
Eretmochelys imbricata
(Linnaeus, 1766)
Phạm vi sinh sống của đồi mồi
Phạm vi sinh sống của đồi mồi
Phân loài
Eretmochelys imbricata bissa (Rüppell, 1835)
Eretmochelys imbricata imbricata (Linnaeus, 1766)
Danh pháp đồng nghĩa
Eretmochelys imbricata squamata (từ đồng nghĩa muộn)

Đồi mồi (danh pháp khoa học: Eretmochelys imbricata) là một loài rùa biển thuộc họ Vích (Cheloniidae). Đây là loài duy nhất còn tồn tại trong chi Eretmochelys. Loài này phân bố khắp thế giới, với hai phân loài Đại Tây DươngThái Bình Dương. Eretmochelys imbricata imbricata là phân loài Đại Tây Dương, còn Eretmochelys imbricata bissa được tìm thấy ở vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.[2]

Bề ngoài của đồi mồi cũng giống như các loài rùa biển khác. Cơ thể của chúng tương đối dẹp, có mai lớn để bảo vệ cơ thể, và các chi giống mái chèo, thích nghi với việc bơi trong đại dương. Có thể dễ dàng phân biệt loài rùa biển này với các loài rùa biển khác nhờ chiếc mỏ cong, sắc nhọn với tomium hiện ra rõ rệt, rìa mai của chúng có dạng cưa. Đồi mồi thay đổi màu sắc yếu tùy thuộc vào nhiệt độ của nước. Trong phần lớn cuộc đời, đồi mồi sinh sống chủ yếu ở đại dương. Chúng thường bị bắt gặp ở các đầm nước nông hoặc các rạn san hô. Việc con người săn bắt các quần thể đe dọa E. imbricata tuyệt chủng. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế xếp loại đồi mồi ở cấp cực kỳ nguy cấp.[1] Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) cấm săn bắt và thương mại các sản phẩm từ đồi mồi dưới mọi mục đích.[3]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]
Fanciful drawing showing seven turtles, with a variety of carapaces and body shapes
Đồi mồi (ở góc trên cùng bên phải) trong một bản khắc của Ernst Haeckel năm 1904

Vào năm 1766, Linnaeus đã mô tả đồi mồi là Testudo imbricata trong tái bản thứ 12 của cuốn Systema Naturae do chính ông viết.[4] Năm 1843, nhà động vật học người Áo Leopold Fitzinger đã đưa nó vào chi Eretmochelys.[5]Năm 1857, loài này bị gọi nhầm thành Eretmochelys imbricata squamata trong một khoảng thời gian.[6]

Đồi mồi có 2 phân loài được công nhận: E. i. bissa (Rüppell, 1835) nói đến các quần thể cư trú ở Thái Bình Dương[7] và quần thể cư trú tại Đại Tây Dương, E. i. imbricata (Linnaeus, 1766).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Mortimer J.A & Donnelly M. (IUCN SSC Marine Turtle Specialist Group) (2008). Eretmochelys imbricata. Sách đỏ 2006. IUCN 2006. Truy cập 8-4-2011.
  2. ^ Eretmochelys imbricata (TSN 173836) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
  3. ^ CITES (ngày 14 tháng 6 năm 2006). “Appendices” (SHTML). Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Flora and Fauna. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2007.
  4. ^ Testudo imbricata Linnaeus, 1766 (TSN 208664) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
  5. ^ Eretmochelys Fitzinger, 1843 (TSN 173835) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
  6. ^ Eretmochelys imbricata squamata Agassiz, 1857 (TSN 208665) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
  7. ^ Eretmochelys imbricata bissa (Rüppell, 1835) (TSN 208666) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Focalors đã thay đổi vận mệnh của Fontaine như thế nào?
Focalors đã thay đổi vận mệnh của Fontaine như thế nào?
Focalor là tinh linh nước trong đầu tiên được thủy thần tiền nhiệm biến thành người, trải qua sự trừng phạt của thiên lý
Các vị thần bảo hộ 12 cung Hoàng Đạo theo quan niệm của người Hi Lạp - La Mã
Các vị thần bảo hộ 12 cung Hoàng Đạo theo quan niệm của người Hi Lạp - La Mã
Từ xa xưa, người Hi Lạp đã thờ cúng các vị thần tối cao và gán cho họ vai trò cai quản các tháng trong năm
Spoiler Kimetsu no Yaiba chương 175: Genya và Hà Trụ nguy kịch, Kokushibo bị chặt đầu
Spoiler Kimetsu no Yaiba chương 175: Genya và Hà Trụ nguy kịch, Kokushibo bị chặt đầu
Kimetsu no Yaiba vẫn đang làm mưa làm gió trong cộng đồng fan manga bởi những diễn biến hấp dẫn tiếp theo.
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Kusanali không phải Thảo Thần của Sumeru
Thảo Thần là một kẻ đi bô bô đạo lý và sống chui trong rừng vì anh ta nghèo