Cá heo

Cá heo
Thời điểm hóa thạch: Eocene–hiện nay
Cá heo mũi chai thông thường Tursiops truncatus nhảy sóng ở Banana River gần Trung tâm vũ trụ Kennedy
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Tetrapoda
Nhánh Synapsida
Nhánh Reptiliomorpha
Nhánh Amniota
Nhánh Mammaliaformes
Lớp (class)Mammalia
Phân lớp (subclass)Theria
Phân thứ lớp (infraclass)Eutheria (=Placentalia)
Liên bộ (superordo)Laurasiatheria
Nhánh Cetartiodactyla
Bộ (ordo)Cetacea
Phân bộ (subordo)Odontoceti
Tính đa dạng
[[Danh sách các loài cá voi|Khoảng 88 loài; xem danh sách các loài cá voi hay dưới đây.]]

Cá heođộng vật có vú sống ở đại dươngsông nước có quan hệ mật thiết với cá voi. Có gần 40 loài cá heo thuộc 17 chi sinh sống ở các đại dương, số ít còn lại sinh sống tại một số con sông trên thế giới (sông Dương Tử, sông Amazon, sông Ấn, sông Hằng,...). Kích thước của cá heo có thể từ 1,2 m (4 ft) và 40 kg (90 lb) (Cá heo Maui), cho tới 9,5 m (30 ft) và 10 tấn (9,8 tấn Anh; 11 tấn Mỹ) (Cá heo đen lớn hay Cá voi sát thủ). Cá heo có trên toàn thế giới và thường cư ngụ ở các biển nông của thềm lục địa. Cá heo là loài ăn thịt, chủ yếu là ăn mực. Họ cá voi đại dương Delphinidae là họ lớn nhất trong bộ cá heo và cũng là họ xuất hiện muộn nhất: khoảng 10 triệu năm trước đây, trong thế Trung Tân. Cá heo là một trong số những động vật thông minh và được biết đến nhiều trong văn hóa loài người nhờ hình thức thân thiện và thái độ tinh nghịch và hồ hởi với con người.

Phân loại và phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá heo đại dương

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Phân vùng lại Hình
Cá heo La Plata Nam Mỹ (đông)
Cá heo mõm dài toàn cầu
Cá heo mõm ngắn toàn cầu
Cá heo mũi chai toàn cầu
Cá heo mũi chai Ấn Độ Dương Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Cá heo Burrunan Australia (đông nam)
Cá heo đầu bò phương bắc Thái Bình Dương (bắc)
Cá heo đầu bò phương nam Đại dương Nam
Cá heo Guiana Nam Mỹ (bắc & đông)
Cá heo lưng bướu Thái Bình Dương Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Cá heo lưng bướu Đại Tây Dương Châu Phi (tây)
Cá heo lưng bướu Australia Australia (bắc) & New Guinea
Cá heo đốm Đại Tây Dương Đại Tây Dương
Cá heo Clymene Đại Tây Dương
Cá heo đốm nhiệt đới vùng nhiệt đới
Cá heo Spinner vùng nhiệt đới
Cá heo sọc toàn cầu
Cá heo răng nhám toàn cầu
Cá heo Chile Nam Mỹ (tây nam)
Cá heo Commerson Nam Mỹ (đông nam)
Cá heo Haviside Châu Phi (tây nam)
Cá heo Hector New-Zealand (Đảo Nam)
Cá heo Risso toàn cầu
Cá heo Fraser vùng nhiệt đới
Cá heo hông trắng Đại Tây Dương Đại Tây Dương (bắc), Biên Baltic & Bắc
Cá heo sẫm màu Nam Bán cầu
Cá heo vằn chữ thập Đại Dương Nam
Cá heo hông trắng Thái Bình Dương Thái Bình Dương (bắc)
Cá heo Peale Nam Mỹ (nam)
Cá heo mõm trắng Đại Tây Dương (bắc), Biển Baltic và Bắc
Cá heo mũi hếch Australia Australia (bắc)
Cá heo Irrawaddy Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Cá voi đầu dưa xứ nhiệt đới
Cá voi sát thủ toàn cầu
Cá heo voi lùn xứ nhiệt đới
Cá ông chuông toàn cầu
Cá voi đầu tròn vây ngắn toàn cầu
Cá voi đầu tròn vây dài Đại Tây Dương (bắc) & Đại Dương Namn

Cá heo sông

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Phân loại lại Hình
Cá heo sông Dương Tử Sông Dương Tử
Cá heo sông Nam Á Châu Á (nam)
Cá heo sông Amazon Lưu vực Amazon
Cá heo sông Araguaia Amazon (đông)
Cá heo sông Bolivia Amazon (Bolivia)
Cá heo Tucuxi Lưu vực Amazon

Cá heo lai

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1933, ba con cá heo lạ xuất hiện ở bờ biển Ireland. Chúng được xem là các cá thể lai giữa cá heo Risso và cá heo mũi chai (Bottlenose)[2] Việc lai tạo này sau đó được thực hiện lại với các cá heo được nuôi trong bể và cũng tạo ra con lai. Trong bể nuôi, người ta lai giữa cá heo mũi chai và cá heo răng cứng (Rough-toothed) và cũng tạo ra con lai.[3] A Common-Bottlenose hybrid lives at SeaWorld California.[4] Các loài lai khác cũng xuất hiện trong bể nuôi trên toàn cầu hoặc được xác nhận là có trên biển như cá heo Mũi chai với cá heo đốm Đại tây dương.[5] Loài lai nổi tiếng nhất có tên gọi Wolphin lai giữa Cá heo ngụy sát thủ và cá heo Mũi chai. Wolphin có khả năng sinh sản. Hiện giờ có một cặp Wolphin tại Công viên hải sinh ở Hawaii; con đầu tiên được sinh ra năm 1985 do cá bố là Cá heo ngụy sát thủ và mẹ là Mũi chai. Người ta cũng thấy Wolphins tự do trên đại dương.[6]

Tiến hóa và giải phẫu

[sửa | sửa mã nguồn]
The Anatomy of a Dolphin showing its skeleton, major organs, tail, and body shape.
Pacific White-sided Dolphin Skeleton (missing Pelvic Bones), on Exhibit at The Museum of Osteology, Oklahoma City, Oklahoma

Tiến hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá heo, cũng như cá voi, là hậu duệ của động vật có vú trên cạn, và tất có thể thuộc ngành Artiodactyl. Tổ tiên của cá heo hiện đại ngày này có thể đã xuống nước khoảng 50 triệu năm trước ở kỷ Eocene.

Xương cá heo hiện đại có hai xương chậu nhỏ hình cây gậy và được cho hai chân sau đã bị teo đi. Tháng 10 năm 2006, một cá heo Mũi chai lạ bị bắt ở Nhật Bản; con cá này có 2 vây nhỏ ở hai bên khe bộ phận sinh dục và được các nhà khoa học xác định là chân sau phát triển hình thành.[7]

Giải phẫu học

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá heo có thân hình thoi suôn tối ưu cho bơi với tốc độ cao. Vây đuôi được sử dụng để tạo sức đẩy còn vây mang và toàn bộ đuôi để điều chỉnh hướng bơi. Vây lưng đối với các loài có vây lưng dùng để ổn định cơ thể khi bơi.

Dù mỗi loài có khác nhau, đặc điểm chung ở hầu hết cá heo là các sắc màu xám với bụng có màu nhạt hơn. Trên da cá heo thường có các đốm với màu tương phản và sắc độ khác..

Đầu cá heo có bộ phận phát sóng rada sinh học ở trán. Nhiều loài có hàm phát triển dài tạo thành một cái mỏ rõ rệt. Một số loài như loài Mũi chai có miệng hình cánh cung như một nụ cười cố định. Một vài loài khác có thể có tới 250 răng. Cá heo thở bằng một lỗ ở trên đầu. Não cá heo phát triển to và phức tạp và có cấu trúc khác hẳn hầu hết động vật có vú trên cạn.

Khác hầu hết động vật có vú khác, cá heo không có lông mao. Trừ một chút lông ở mỏ lúc sinh ra và mất đi nhanh chóng sau đó.[8] Một ngoại lệ duy nhất là loài cá heo sông Boto, trên mỏ chúng mọc những sợi lông nhỏ rất dai dẳng.[9]

Cơ quan sinh sản của cá heo được đặt ở phần dưới của cơ thể. Cá heo đực có 2 khe, một khe chứa dương vật và một khe chứa hậu môn. Cá heo cái chỉ có một khe sinh dục chứa cả âm vậthậu môn. Khe chứa vú được đặt ở hai bên khe chứa bộ phận sinh dục.

Nghiên cứu mới đây tại Quỹ động vật có vú hải dương quốc gia Mĩ cho thấy cá heo là loài động vật duy nhất khác loài người mà cũng có biểu hiện tự nhiên của Bệnh béo phì loại 2 và đây là cơ sở để nghiên cứu kỹ hơn bệnh này cũng như phương hướng điều trị cho cả người và cá heo.[10]

Giác quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết cá heo đều có nhãn lực tinh tường cả trong môi và ngoài môi trường nước và có thể cảm nhận các tần số cao gấp 10 lần tần số người có thể nghe được.[11] Mặc dù cá heo có lỗ tai nhỏ ở hai bên đầu, người ta cho rằng trong môi trường nước, cá nghe bằng hàm dưới và dẫn âm thanh tới tai giữa qua những khe hở chứa mở trong xương hàm. Nghe cũng được dùng để phát sóng rada sinh học, một khả năng tất cả các loài cá heo đều có. Người ta cho rằng răng cá heo được dùng như cơ quan thụ cảm, chúng nhận các âm thanh phát tới và chỉ chính xác vị trí của đối tượng.[12] Xúc giác của cá heo cũng rất phát triển, với đầu dây thần kinh phân bổ dày đặc trên da, nhất là ở mũi, vây ngực và vùng sinh dục. Tuy nhiên cá heo không có các tế bào thần kinh thụ cảm mùi và vì vậy chúng được tin là không có khứu giác.[13] Cá heo cũng có vị giác và thể hiện thích một số thức ăn cá nhất định. Hầu hết thời gian của cá heo là dưới mặt nước, cảm nhận vị của nước có thể giúp cá heo ngửi theo cách là vị nước có thể cho cá biết sự hiện diện của các vật thể ngoài miệng mình.

Dù cá heo không có lông, chúng vẫn có nang lông giúp thực hiện một vài chức năng xúc giác.[14] Người ta tin rằng, các sợi lông nhỏ trên mỏ của loài cá heo sông Boto hoạt động như một hệ thống xúc giác để bù đắp cho thị giác kém của loài này.[15]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “New Dolphin Species Discovered in Australia”. 15 tháng 9 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2012.
  2. ^ “Dolphin Safari sightings log”. 2006. Truy cập 17 tháng 12 năm 2006.
  3. ^ Texas Tech University (1997). “Mammals of Texas - Rough-toothed Dolphin”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2008. Truy cập 8 tháng 12 năm 2006.
  4. ^ Robin's Island. “Dolphins at SeaWorld California”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2011. Truy cập 17 tháng 12 năm 2006.
  5. ^ Denise L. Herzing, Kelly Moewe and Barbara J. Brunnick (2003). “Interspecies interactions between Atlantic spotted dolphins, Stenella frontalis and bottlenose dolphins, Tursiops truncatus, on Great Bahama Bank, Bahamas” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2007. Truy cập 17 tháng 12 năm 2006.
  6. ^ Lee, Jeanette J. (2005). Livescience.com - Whale-Dolphin Hybrid Has Baby Wholphin “[[Louis Herman]], interviewed for Associated Press” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Truy cập 26 tháng 4 năm 2007. Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)
  7. ^ Associated Press / FOX news (2006). “Japanese Researchers Find Dolphin With 'Remains of Legs'. Truy cập 6 tháng 11 năm 2006.
  8. ^ The Institute for Marine Mammal Studies (IMMS). “Dolphin Frequently Asked Questions: Why is a dolphin a mammal and not a fish?”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2008. Truy cập 21 tháng 2 năm 2008.
  9. ^ VirtualExplorers.org. “Amazon River Dolphin fact sheet All About Dolphins”. Truy cập 21 tháng 2 năm 2008.
  10. ^ US National Marine Mammal Foundation. “Scientists Find Clues in Dolphins to Treat Diabetes in Humans”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2011. Truy cập 20 tháng 2 năm 2010.
  11. ^ The Dolphin Institute. “How Dolphins Perceive Their World”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2009.
  12. ^ Goodson, A.D.; Klinowska, M. (1990). Thomas; Kastelein (biên tập). A Proposed Echolocation Receptor for the Bottlenose Dolphin (Tursiops truncatus): Modelling the Receive Directivity from Tooth and Lower Jaw Geometry NATO ASI Series A: Sensory Abilities of Cetaceans. 196:255-267. NY: Plenum. ISBN 0-30-643695-7. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last1= (trợ giúp)
  13. ^ SeaWorld. “Bottlenose Dolphins - Senses”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2010. Truy cập 17 tháng 12 năm 2006.
  14. ^ Bjorn Mauck, Ulf Eysel and Guide Dehnhardt (2000). “Selective heating of vibrissal follicles in seals (Phoca Vitulina) and dolphins (Sotalia Fluviatilis Guianensis)”. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2007.
  15. ^ Laurie Stepanek (1998). “Amazon River Dolphin (Inia geoffrensis)”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2007.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Conservation, research and news:

Photos:

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan