VTV – Bài hát tôi yêu lần thứ 2

VTV – Bài hát tôi yêu (lần 2)
Thể loạiCuộc thi âm nhạc
Dẫn chương trìnhĐặng Châu Anh
Quốc gia Việt Nam
Số tập8
Sản xuất
Nhà sản xuấtĐông Tây Promotion
VTV
Thời lượng30 phút/tập
Trình chiếu
Phát sóngtháng 8 năm 2003 – 15 tháng 1 năm 2004
Kinh phí> 1tỉ VNĐ (chỉ tính trên 40 clip được chọn)
Thông tin khác
Chương trình trướcVTV – Bài hát tôi yêu
Chương trình sauVTV – Bài hát tôi yêu lần thứ 3

VTV – Bài hát tôi yêu lần thứ 2 hay VTV – Bài hát tôi yêu 2003, diễn ra từ tháng 3 đến 2003 đến tháng 1 năm 2004.[1][2] Đây là mùa 2 của chương trình ca nhạc đồng thời là cuộc thi sản xuất Video âm nhạc (MV) do Đài Truyền hình Việt Nam sáng lập, Đông Tây Promotion sản xuất. Mùa này chương trình được tài trợ bởi nhãn hàng Enchanteur.[3]

Sau khi VTV – Bài hát tôi yêu lần 1 kết thúc, đã có nhiều ca sĩ, nhạc sĩ đăng ký tham gia chương trình lần 2. Giải chính thức của chương trình lần này chỉ bình chọn cho các MV; riêng giải thưởng dành cho các ca sĩ và nhóm nhạc do Hội Nhạc sĩ Việt Nam quyết định.[4] Các ca sĩ và nhóm nhạc nộp ca khúc đề cử đến hết ngày 20 tháng 5 năm 2003.[5] Có 40 ca khúc được duyệt vào để cử, ban tổ chức sắp xếp quay video và bắt đầu phát sóng số đầu tiên từ ngày 1 tháng 7 năm 2003.[4] 20 đề cử trong số này do khán giả bình chọn.

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Đề cử[sửa | sửa mã nguồn]

VTV – Bài hát tôi yêu bắt đầu nhận đăng ký từ khoảng tháng 3 năm 2003, các hạng mục giải thưởng vẫn như lần tổ chức đầu tiên, năm 2002: Giải bài hát (MV) yêu thích nhất. Giải ca sĩ yêu thích nhất. Giải video clip có phong cách sáng tạo độc đáo nhất. Giải bình chọn.[1] Trong số 40 ca sĩ vào vòng 1, có 21 ca sĩ và nhóm nhạc lần đầu tiên tham gia. Có 16 đạo diễn được mời tham gia trong đó 10 đạo diễn nhận quay 3 clip/người và 6 đạo diễn nhận quay hai clip/người. Nữ đạo diễn duy nhất trong chương trình là Việt Hương. Chi phí ban tổ chức khoán cho các tổ sản xuất được cao hơn lần tổ chức trước, cụ thể là 25 triệu VNĐ đồng/clip.[6]

Kiểm duyệt[sửa | sửa mã nguồn]

MV Biết đâu của Tuấn Hưng bị loại ngay trước khi vòng 1 bắt đầu, theo đại diện nhà tài trợ Enchanteur, ca khúc do Quốc Bảo sáng tác có giai điệu buồn không phù hợp tiêu chí chương trình, video do Phan Điền đạo diễn có những cảnh không phù hợp để phát sóng, nên cả MV bị loại. Thay vào đấy là MV Cho người tình xa của nhóm Techno do VTV thực hiện, mặc dù MV này trước đấy cũng bị đạo diễn Lê Phúc chê là không trong sáng, nên nhóm phải quay MV Mùa xuân yêu.[3]

Phát sóng[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng 1[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng 1 kết thúc ngày 15 tháng 10 năm 2003

Top 5 do khán giả bình chọn
MV Ca sĩ Tỉ lệ Nguồn
Giấc mơ tình yêu Mỹ Tâm 68% [6]
Dòng sông băng Đan Trường 61%
Chuyện chàng cô đơn AC&M 54%
Sóng tình MTV 48%
Đêm nay anh mơ về em Lam Trường 42%

Vòng 2[sửa | sửa mã nguồn]

Bắt đầu từ 29 tháng 10 năm 2003[6] 20 MV lọt vào vòng 2:[7]

  1. Giấc mơ tình yêu (Mỹ Tâm)
  2. Dòng sông băng (Đan Trường)
  3. Tình yêu tìm thấy (Quang Vinh)
  4. Chuyện chàng cô đơn (nhóm AC&M)
  5. Sóng tình (nhóm MTV)
  6. Đêm nay anh mơ về em (Lam Trường)
  7. Em chưa biết yêu (Cẩm Ly)
  8. Một ngày mới (Hồng Nhung)
  9. Khúc samba rộn ràng (Nini Khanh)
  10. Ngày gió và cánh diều (nhóm Trio 666)
  11. Ánh sáng đời tôi (Thu Minh)
  12. Em mơ về anh (Mỹ Linh)
  13. Tình mẹ (Phạm Thanh Thảo)
  14. Còn ta với nồng nàn (Quang Dũng)
  15. Hãy hát lên (nhóm Nhịp Điệu)
  16. Chuyện tình thảo nguyên (Trần Thu Hà)
  17. Mùa thu vàng (Minh Quân)
  18. Vì sao (Mây Trắng)
  19. Phút giây đợi chờ (Việt Quang)
  20. Vùng trời bình yên (Hồng Ngọc)

Chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Kết thúc vòng 2, MV ca khúc Dòng sông băng của Đan Trường đứng đầu danh sách bình chọn của khán giả, với 57887 lượt; tiếp sau là Đêm nay anh mơ về em (Lam Trường), Giấc mơ tình yêu (Mỹ Tâm), Chuyện chàng cô đơn (Nhóm AC&M), Tình yêu tìm thấy (Quang Vinh), Sóng tình (Nhóm MTV), Còn ta với nồng nàn (Quang Dũng), Chuyện tình thảo nguyên (Trần Thu Hà), Một ngày mới (Hồng Nhung), Hãy hát lên (Nhóm Nhịp điệu).[8]

Thay đổi giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Sau hai vòng bình chọn, ban tổ chức nhận thấy kết quả bình chọn của khán giả là trái chiều và áp đảo kết quả do Hội đồng nghệ thuật đưa ra. Vì những ca sĩ có nhiều người hâm mộ hơn sẽ nắm khả năng thắng giải cao hơn, dẫn đến một số MV có chất lượng sẽ bị loại vì ít người bình chọn.[9] Và điều này đã thực sự xảy ra với MV Em tôi của Thanh LamCho nhau nụ cười" của Mỹ Lệ.[10] Để đảm bảo chất lượng chung cuộc, ban tổ chức lập thêm hạng mục Giải thưởng do khán giả bình chọn.[9] Theo đó có 10 giải do khán giả, 5 giải của Hội đồng nghệ thuật và 2 giải do Hội Nhạc sĩ Việt Nam bình chọn được, sẽ có hạng mục được công bố trước lễ trao giải khoảng 1 tháng:[11][12]

Trao giải[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ trao giải ban đầu dự định diễn ra tối 25 tháng 12 năm 2003, nhưng sau đó phải rời lịch đến ngày 5 tháng 1 năm 2004, tổ chức tại Nhà hát Hòa Bình - Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề Đêm trời sao.[13][9][2]

Giải Khán giả bình chọn[12][14]
MV Ca sĩ Đạo diễn Nhạc sĩ
Một ngày mới Hồng Nhung Đoàn Minh Tuấn Huy Tuấn
Dòng sông băng Đan Trường Cảnh Đôn Hoài An
Đêm nay anh mơ về em Lam Trường Huỳnh Phúc Điền Bảo Chấn
Giấc mơ tình yêu Mỹ Tâm Quốc Bảo
Tình yêu tìm thấy Quang Vinh Vĩnh Tâm
Chuyện chàng cô đơn AC&M Minh Vy Hoàng Bách
Em chưa biết yêu Cẩm Ly Minh Khang
Sóng tình MTV Lâm Lê Dũng Tuấn Khanh
Còn ta với nồng nàn Quang Dũng Nguyễn Nam Trần Quốc Bảo
Chuyện tình thảo nguyên Trần Thu Hà Phạm Việt Thanh Trần Tiến
Giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam
Hạng mục Nhận giải Chú thích
Ca sĩ trẻ triển vọng Hồ Quỳnh Hương [12][14]
Nhóm nhạc Trio 666

Hai giải "Triển vọng" đã được nhạc sĩ Đỗ Hồng QuânTôn Thất Lập - đại diện cho Hội nhạc sĩ Việt Nam trao cho ca sĩ và nhóm nhạc đạt giải.[9] Ngày 25 tháng 11 năm 2003, Hội đồng nghệ thuật tiến hành chọn ra 5 MV chiến thắng.[9]

Giải thưởng của Hội đồng nghệ thuật[14]
MV Ca sĩ Đạo diễn Sáng tác Quay phim
Em mơ về anh Mỹ Linh Đỗ Đức Thành Huy Tuấn
Giấc mơ tình yêu Mỹ Tâm Huỳnh Phúc Điền Tường Văn Nguyễn Nam
Em tôi Thanh Lam Phạm Hoàng Nam Thuận Yến
Sói con ngơ ngác Kasim Hoàng Vũ (đóng phụ họa: Chu Hùng) Việt Tú Trần Tiến
Còn ta với nồng nàn Quang Dũng Nguyễn Nam Trần Quốc Bảo

Các đề cử[4][sửa | sửa mã nguồn]

Ca sĩ / nhóm nhạc MV Sáng tác Đạo diễn Quay phim Ghi chú
AC&M Chuyện Chàng Cô Đơn Hoàng Bách Minh Vy
Anh Thúy Cho Anh Ngủ Trong Trái Tim Em Bảo Chấn
nhóm Biển Xanh Những Điều Lạ Vũ Quốc Việt
Cẩm Ly Em chưa biết yêu Minh Khang Minh Vy
Đan Trường Dòng Sông Băng Hoài An Trần Cảnh Đôn
Đoan Trang Tình Ca Muôn Đời Võ Thiện Thanh
Hồng Ngọc Vùng Trời Bình Yên Hữu Tâm
Hồng Nhung Một ngày mới Huy Tuấn Đoàn Minh Tuấn Thay thế cho MV Thuở Bống Là Người (Trịnh Công Sơn)
Kasim Hoàng Vũ Sói Con Ngơ Ngác Trần Tiến Việt Tú
Lam Trường Đêm nay anh mơ về em Bảo Chấn Huỳnh Phúc Điền Nguyễn Nam người mẫu Ngọc Thúy

MV được thực hiện tại Hãng phim Trẻ[15]

Lê Uyên Nhi Mong Chờ Dương Đức Thụy
Lưu Thiên Hương Luôn Gần Bên Sơn Hải
Mây Trắng Vì Sao Vũ Quốc Việt
Minh Anh - Minh Ánh Chỉ Là Giấc Mơ Kim Ngọc Nguyễn Đức Việt[16]
Minh Quân Mùa Thu Vàng Ngọc Châu
MTV Sóng Tình Tuấn Khanh Lâm Lê Dũng
Mỹ Lệ Cho Nhau Một Nụ Cười Minh Châu Nguyễn Văn Nam[6]
Mỹ Linh Em Mơ Về Anh Huy Tuấn Đỗ Đức Thành
Mỹ Tâm Giấc Mơ Tình Yêu Quốc Bảo Huỳnh Phúc Điền
Ngọc Anh Câu Chuyện Tình Yêu Ngọc Anh
Nguyệt Anh Cõi Tình Lê Quang
nhóm Nhịp Điệu Hãy Hát Lên Vũ Quốc Việt
Nini Khanh Khúc Samba Rộn Ràng Đỗ Đình Phúc
Phạm Thanh Thảo Tình Mẹ Nguyễn Nhất Huy
Phương Thùy Phố Mưa Tường Văn
Quang Dũng Còn Ta Với Nồng Nàn Trần Quốc Bảo Nguyễn Nam
Quang Hà Tình Yêu Ban Đầu Xuân Thủy
Quang Vinh Tình Yêu Tìm Thấy Vĩnh Tâm
Hồ Quỳnh Hương Hoài Niệm Hà Dũng
Tấn Minh Thu Xa Tường Văn Nguyễn Đức Việt[16]
Thanh Lam Em Tôi Thuận Yến Phạm Hoàng Nam
Thu Minh Nhớ Anh Kỳ Phương
Thu Phương Như Chưa Bắt Đầu Đức Trí
Thùy Dung Có Một Ngày Phú Quang - Nguyễn Khoa Điềm
Tình Bạn Mùa Hè Vui Minh Sơn Phạm Việt Thanh[6]
Tô Minh Thắng Giá Băng Mạnh Hùng - Tuấn Nghĩa
Trần Tâm Hãy Thắp Anh Sáng Kim Tuấn
Trần Thu Hà[sửa | sửa mã nguồn]
Chuyện Tình Thảo Nguyên Trần Tiến Phạm Việt Thanh
Trio 666 Ngày Gió Và Cánh Diều Tuấn Khanh
Việt Quang Biết Bao Giờ Vũ Quốc Việt
Ca khúc bị loại / không được duyệt
Tuấn Hưng Biết Đâu Quốc Bảo

Các nghệ sĩ lần đầu tham gia[sửa | sửa mã nguồn]

Anh Thúy, Tô Minh Thắng, Nhóm Trio 666, Nhóm Tình Bạn, Thu Minh, Hồ Quỳnh Hương, Quang Hà, Quang Dũng, Đoan Trang, Nhóm Nhịp Điệu, Nini Khanh, Kasim Hoàng Vũ, Phạm Thanh Thảo...[4] Đoan Trang, Nguyệt Ánh, AC&M, Biển Xanh, Trần Tâm

Nhận xét[sửa | sửa mã nguồn]

Thực tế, ở VTV - Bài hát tôi yêu lần 2 - 2003, chỉ có khoảng 5 - 7 clip vượt trội về mọi mặt. Các clip này mang tính nhất quán cao giữa nội dung tác phẩm với hình thức thể hiện, kỹ thuật tuy "cũ người mới ta", nhưng đem đến cho người xem cảm giác có đầu tư, có bài bản, có hơi thở mới.[11] Đặc biệt, vài MV tùy ý sử dụng video từ các phim hoạt hình nước ngoài, đây là điều BTC cần chú ý vì đã rơi vào tình trạng vi phạm bản quyền.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “VTV - Bài hát tôi yêu”. Đông Tây Promotion. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2003. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2023.
  2. ^ a b T.T (10 tháng 1 năm 2004). “15/1: Trao giải thưởng VTV - Bài hát tôi yêu”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2023.
  3. ^ a b theo báo Hoa Học Trò (8 tháng 10 năm 2003). “Tuấn Hưng bị loại khỏi 'VTV – bài hát tôi yêu'. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2023.
  4. ^ a b c d “VTV bài hát tôi yêu lần 2: Sẽ bớt eo sèo?”. Báo Bình Định. 10 tháng 6 năm 2003. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2023.
  5. ^ Nhật Mai (26 tháng 5 năm 2004). “Từ 1/7, bắt đầu phát sóng "VTV - Bài hát tôi yêu" lần 2”. Vietnam Net. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2023.
  6. ^ a b c d e Trung Nghĩa (16 tháng 10 năm 2003). “VTV Bài hát tôi yêu' lần 2: Tìm đường đột phá”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2023.
  7. ^ Tr.N (27 tháng 10 năm 2003). “20 clip nhạc lọt vào vòng hai 'VTV Bài hát tôi yêu'. tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2023.
  8. ^ ThanhNghia (28 tháng 11 năm 2003). “VTV Bài hát tôi yêu đã đi qua vòng 2”. Báo Hà Nội mới. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2023.
  9. ^ a b c d e Huỳnh Phúc Điền (27 tháng 11 năm 2003). “VTV Bài hát tôi yêu: Vẫn chưa có bước đột phá”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2023.
  10. ^ Thanh Nga (28 tháng 10 năm 2003). "VTV - Bài hát tôi yêu" đã đi qua vòng 1”. Hà Nội mới. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2023.
  11. ^ a b “10 video clip lọt vào chung kết VTV Bài hát tôi yêu”. Tuổi trẻ Online. 29 tháng 11 năm 2003. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2023.
  12. ^ a b c H.N (17 tháng 12 năm 2003). “Kết qủa 10 clip ca nhạc VTV - Bài hát tôi yêu do khán giả bình chọn”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2023.
  13. ^ “DỜI NGÀY TỔ CHỨC LỄ TRAO GIẢI VTV BHTY 20003”. Đông Tây Promotion. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2003. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2023.
  14. ^ a b c Thy Lê (15 tháng 1 năm 2004). “VTV - Bài hát tôi yêu, vẫn là những gương mặt quen thuộc”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2023.
  15. ^ “BÌNH CHỌN VTV BÀI HÁT TÔI YÊU LẦN 2”. Đong Tây Promotion. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2023.
  16. ^ a b VnExpress. “Quay phim VN còn thiếu chuyên nghiệp”. vnexpress.net. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2023.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
FOMO - yếu tố khiến các Nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường
FOMO - yếu tố khiến các Nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường
Hãy tưởng tượng hôm nay là tối thứ 6 và bạn có 1 deadline cần hoàn thành ngay trong tối nay.
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" được hiểu ra sao?
Thuật ngữ khá phổ biến khi nói về hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" ( hay "Tất kích - Tất sát") được hiểu ra sao?
Ryū to Sobakasu no Hime- Belle: Rồng và công chúa tàn nhang
Ryū to Sobakasu no Hime- Belle: Rồng và công chúa tàn nhang
Về nội dung, bộ phim xoay quanh nhân vật chính là Suzu- một nữ sinh trung học mồ côi mẹ, sống cùng với ba tại một vùng thôn quê Nhật Bản
Download anime Perfect Blue Vietsub
Download anime Perfect Blue Vietsub
Perfect Blue (tiếng Nhật: パーフェクトブルー; Hepburn: Pāfekuto Burū) là một phim điện ảnh anime kinh dị tâm lý