Theo QS, Sciences Po hiện là trường đại học tốt thứ 259 thế giới và thứ 6 tại Pháp.[6][7] Riêng về ngành chính trị học, trường được xếp thứ 3.[8]Times Higher Education (THE) đánh giá đây là đại học tốt thứ 15 tại Pháp.[9] Sciences Po cũng là cơ sơ giảng dạy khoa học xã hội tốt thứ 2 tại Pháp chỉ sau Đại học PSL (Paris Sciences & Lettres).[10]
Từ năm 1990, Sciences Po đã có những cải cách đáng kể với mục tiêu mở rộng trọng tâm đào tạo sinh viên để làm việc trong khu vực tư nhân. Trường cũng đã quốc tế hóa đội ngũ sinh viên và chương trình giảng dạy của trường bằng việc thành lập thêm các cơ sở ở Dijon, Le Havre, Menton, Nancy, Poitiers và Reims.
Sciences Po được biết đầu tiên với tên gọi "Trường độc lập về Khoa học Chính trị" (tiếng Pháp: École libre des sciences politiques , viết tắt là ELSP), một cơ sở giáo dục tư nhân được thành lập vào năm 1872 bởi Émile Boutmy để đối phó với cuộc khủng hoảng chính trị ở Pháp sau chiến tranh Pháp Phổ. Vào những năm 1870, mục tiêu của trường là đào tạo ra giới tinh hoa chính trị cho một nước Pháp mới. Emile Boutmy mong muốn sinh viên của mình quan tâm đến các vấn đề đương đại và ông không hài lòng về một nền văn hóa cổ điển bị ngắt kết nối với thế giới hiện tại - "Điều ít nhất người ta có thể mong đợi ở một người đàn ông có văn hóa là anh ta hiểu biết thời đại của anh ấy"[12] Việc thành lập Sciences Po bị phản ứng bởi khoa luật Đại học Paris - lúc đó là nơi đào tạo giới tinh hoa chính trị Pháp. Tư cách trường độc lập của ELSP cho phép trường nhận được sự tài trợ từ các quỹ tài trợ tư nhân quan trọng trong nước và quốc tế.
Năm 1879, trường nhận được tài trợ từ Nữ công tước xứ Galliera để mua lại Hôtel de Mortemart - số 27, rue Saint-Guillaume Paris và từ đó đến nay nơi đây trở thành trụ sở chính của trường.
Năm 1919, những nữ sinh đầu tiên được nhận vào Sciences Po. Không giống như nam sinh, họ bắt buộc phải có bằng tú tài. Năm 1920, trường có 6 sinh viên nữ (hai người là người Serbia, một người Đan Mạch, một người Palestine, một người Pháp và một người Canada). Cùng năm, Miriam Jaffé người Ba Lan trở thành nữ sinh viên đầu tiên tốt nghiệp Sciences Po[13]. Cho đến trước chiến tranh thế giới thứ 2, số lượng sinh viên nữ tại đây vẫn bị duy trì ở mức dưới 10%.
Năm 1941, một cuộc cải cách sư phạm lớn đã đưa ra hình thức học ba năm tại Sciences Po, bao gồm một năm gọi là dự bị- Année préparatoire và hai năm còn lại gồm bốn học phần (Chính sách công, Ecofi, phần chung và phần quốc tế), và sau đó để có được tấm bằng Sciences Po danh giá, học viên phải trải qua các bài kiểm tra bao gồm cả bài thi “grand O” (bài thi miệng).
Năm 1945, Sciences Po được quốc hữu hóa một phần và tách thành Quỹ Quốc gia về Khoa học Chính trị (FNSP) và Viện Nghiên cứu Chính trị (IEP)[14]. Quyền tự chủ của Sciences Po tuy nhiên vẫn được bảo tồn. Quyền tự chủ này, liên tục được xác nhận bởi nhà nước Pháp, từ đó Sciences Po trở thành viện nghiên cứu về thể chế chính trị, giáo dục và khoa học sáng tạo. Mô hình này đã được củng cố bởi việc cải cách quy chế của trường vào tháng 1 năm 2016.
Là một trong những trường nhận được nhiều sự quan tâm của sinh viên nướcc ngoài tại Pháp, trường đổi mới chương trình học 5 năm vào năm 1999 để đáp ứng với tiêu chuẩn quốc tế, dựa trên mô hình Cử nhân-Thạc sĩ-Tiến sĩ. Các học viên ghi danh vào trường phải có một năm trao đổi tại nước ngoài.
Các chuyên ngành của trường được đào tạo ở chu trình 2- theo hệ thống giáo dục Pháp - nghĩa là sinh viên khi tốt nghiệp sẽ nhận được văn bằng Master - Thạc sĩ. Chương trình master được dạy ở một trong 7 trường (khoa) trực thuộc Sciences Po với 27 chuyên ngành khác nhau, và kéo dài trong suốt 4 học kỳ. Ít nhất một học kỳ sẽ được dành để thực tập hoặc trao đổi tại nước ngoài[15].
Nhận song bằng với các trường : AgroParisTech, Columbia University, École du Louvre, HEC Paris - Corporate and Public Management, Hertie School of Governance, ISAE-Supaero, London School of Economics, University of Toronto, Saint-Cyr Coëtquidan, Université Bocconi, Université de Saint-Gall, Université de Tokyo
Master các vấn đề châu âu
Nhận song bằng với các trường : AgroParisTech, Freie Universität, ISAE-Supaero, Université Nationale de Singapour, London School of Economics, Saint-Cyr Coëtquidan, Université Bocconi, Université de Fudan, Université de Saint-Gall
Trường các vấn đề quốc tế / Paris School of International Affairs (PSIA)
Joint Master in Journalism and International Affairs
Nhận song bằng với các trường : Columbia University, Georgetown University, King's College London, London School of Economics, Freie Universität, Bocconi University, MGIMO, Peking University, Stockholm School of Economics, University of St. Gallen, AgroParisTech, ISAE-Supaero, Sorbonne Université, Saint-Cyr Coëtquidan
Nhận song bằng với trường : Université Bocconi, University of St. Gallen, University of Pennsylvania, Fundação Getulio Varga-Escola de Administração de Empresas, AgroParisTech, ISAE-Supaero
Master in International management and sustainability
Nhận song bằng với trường : Université Bocconi, Stockholm School of Economics, University of Pennsylvania, Fundação Getulio Varga-Escola de Administração de Empresas, AgroParisTech, ISAE-Supaero
Master Organisations et management des ressources humaines
Nhận song bằng với trường : AgroParisTech, ISAE-Supaero
Master Innovation & transformation numérique
Nhận song bằng với trường : Strate, AgroParisTech, ISAE-Supaero
Master Marketing
Nhận song bằng với trường : AgroParisTech, ISAE-Supaero
Master Communication, médias et industries créatives
Nhận song bằng với trường : Fudan University, AgroParisTech, ISAE-Supaero
Thư viện của Sciences Po bao gồm địa điểm ở Paris và 6 địa điểm khác tại các campus. Thư viện ước tính có hơn 12000 độc giả thường xuyên và với hơn 5.000 lượt truy cập mỗi ngày, chỉ riêng tại 11 phòng đọc trong campus Paris. Chiều dài của các kệ sách thư viện lên tới 25 km, lưu giữ 1.000.000 tài liệu, bao gồm 700.000 cuốn sách và cung cấp cho người đọc rất nhiều nguồn tài nguyên kỹ thuật số, bao gồm 14.400 sách điện tử và 38.000 bài đánh giá trực tuyến[16].
Để được nhận vào trường sau khi có bằng tú tài, ứng cử viên phải trải qua 2 vòng :
Vòng 1 (60 điểm) : Gồm xét điểm thi tú tài (20 điểm) + đánh giá quá trình học tập trong thời gian trước khi nộp hồ sơ (20 điểm) + điểm thi viết vào Sciences Po (20 điểm). Từ năm 2019, bài thi viết đã được đơn giản hóa đi nhiều để tập trung vào phần thi vấn đáp, đây là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong dư luận, trước kia bài thi viết bao gồm các môn : văn học và triết học, toán, khoa học kinh tế và xã hội ( cơ số 2). Để qua được vòng này, thì sinh phải qua vượt qua được mức điểm chuẩn của Sciences Po đề ra.
Vòng 2 (20 điểm) : Tất cả những thí sinh vượt qua vòng 1 sẽ được thi vấn đáp trong vòng này trên thang điểm 20
Hiện nay trường đã bỏ kỳ thi tuyển sinh nhằm thu hút sinh viên thuộc mọi tầng lớp.[17] Tuy nhiên, việc này đã gây ra dư luận trái chiều trong xã hội Pháp, khi một số ứng cử viên xuất thân từ tầng lớp tinh hoa trong xã hội có lợi thế hơn các ứng cử viên khác[18] Vào năm 2019, 11.123 học sinh nộp vào trường, chỉ 1.904 được chấp nhận, và tỉ lệ trúng tuyển là 18%.[19]
Trong thời gian gần đây, trường đã gặp nhiều biến cố và bê bối về tài chính,[22] xâm hại tình dục[23] và phân biệt chủng tộc.[24] Vào năm 2021, trường cũng bị chỉ trích khi với hiệu trưởng trường Olivier Duhamel có hành vi tình dục không chuẩn mực nhưng Sciences Po đã không có các biện pháp xử lý.[25][26][27][28]
^François Leblond et Renaud Leblond, Emile Boutmy, le père de Sciences Po, Anne Carrière, 2013. tr. 229. ISBN978-2-84337-698-6 And 2-84337-698-X Kiểm tra giá trị |isbn=: ký tự không hợp lệ (trợ giúp).
^“Sciences Po, FNSP 27 rue Saint Guillaume 75007 Paris, « Sciences Po Stories - L'histoire de Sciences Po : la frise, les récits, les portraits et la carte » [archive], sur Sciences Po stories (consulté le 26 mai 2017)”.
Mình chưa từng thấy 1 nơi nào mà nó đẹp tới như vậy,thiên nhiên bao la hùng vĩ với những quả núi xếp lên nhau. Đi cả đoạn đường chỉ có thốt lên là sao có thể đẹp như vậy