| Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về trang đổi hướng dài dòng trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết. |
Viện sĩ (tiếng Anh: Academic) là một danh từ, hiện tại ở Việt Nam từ này bao gồm các nghĩa:
- Viện sĩ của viện hàn lâm khoa học. Danh hiệu này được bầu chứ không phải được kết nạp. Đây là một danh hiệu vô cùng cao quý. Theo nghị định của Chính phủ Việt Nam, từ ngày 19 và 22/2/2013, hai viện hàn lâm đầu tiên của Việt Nam sẽ lần lượt đi vào hoạt động gồm Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam và Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.[1]. Tuy nhiên, cả hai viện hàn lâm của Việt Nam sẽ không có chức danh viện sĩ.[2]
- Thành viên của một Hiệp hội khoa học, hoặc câu lạc bộ khoa học. Các hội viên được kết nạp chứ không phải được bầu, một trong những điều kiện để trở thành viện sĩ của Viện là đóng hội phí. Ví dụ, một trong những điều kiện để trở thành viện sĩ của Viện hàn lâm New York, tức Hiệp hội khoa học New York là đóng hội phí 105 USD/năm (số liệu năm 2000). ở Nga, chi phí cỡ từ 1.000 –1.500 USD để là viện sĩ của Hiệp hội khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Các nhà khoa học Việt Nam tại Nga coi danh hiệu viện sĩ này hết sức bình thường.[3]
Tại Việt Nam, giới khoa học rất quen thuộc với việc chuyển ngữ sang tiếng Việt các khái niệm "academy" là "viện hàn lâm" và "academic" là "viện sĩ". Tuy nhiên cách chuyển ngữ đó đến nay vẫn đúng nhưng chưa đầy đủ, vì:
- Theo cách hiểu thông dụng nhất trên thế giới, academy có nghĩa là một Hiệp hội khoa học, hoặc cũng có thể gọi là câu lạc bộ khoa học. Những ai tự nguyện hoạt động trong tổ chức này đều được gọi là academic.
- Nghĩa thông dụng thứ hai của Academy là Học viện, nhưng đương nhiên ở Việt Nam, các academic trong các Học viện không thể là viện sĩ.
- Ngoài ra academy còn một số nghĩa thông dụng khác: Viện khoa học, Viện hàn lâm khoa học, Hội đồng khoa học và quỹ tài trợ cho nghiên cứu khoa học.