Victor Gruen

Victor Gruen
SinhViktor David Grünbaum
(1903-07-18)18 tháng 7, 1903
Viên, Áo
Mất14 tháng 2, 1980(1980-02-14) (76 tuổi)
Viên, Áo
Quốc tịch Hoa Kỳ
Dân tộcDo Thái
Học vịHọc viện Mỹ thuật Viên
Nghề nghiệpKiến trúc sư
Phối ngẫu
  • Elsie Krummeck (không rõ ngày tháng)
  • Alice Kardos (không rõ ngày tháng)
  • Lazette E. McCormick Van Houten
    (cưới 1951, mất 1962)
  • Kemija Salihefendic-Abazz (không rõ ngày tháng)
Cha mẹ
  • Adolf Grünbaum (cha)
  • Elisabeth Lea Levy (mẹ)

Victor David Gruen, tên khai sinh là Viktor David Grünbaum[1] (18 tháng 7 năm 1903 – 14 tháng 2 năm 1980), là một kiến ​​trúc sư gốc Áo nổi tiếng là người tiên phong trong việc thiết kế trung tâm thương mạiHoa Kỳ.[2] Ông cũng được ghi nhận vì các đề xuất hồi sinh đô thị được mô tả trong các tác phẩm của mình và áp dụng trong những quy hoạch tổng thể như Fort Worth, Texas (1955), Kalamazoo, Michigan (1958) và Fresno, California (1965). Là một người ủng hộ việc đi bộ hơn đi ô tô trong các lõi đô thị, ông cũng đã thiết kế Kalamazoo Mall – trung tâm thương mại ngoài trời dành cho người đi bộ đầu tiên ở Hoa Kỳ.[3][4]

Đầu đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Victor Gruen sinh ngày 18 tháng 7 năm 1903 trong một gia đình Do Thái trung lưu ở Viên, Áo.[5][6] Ông theo học kiến ​​trúc tại Học viện Mỹ thuật Viên.[7][8][9] Là một nhà xã hội chủ nghĩa, từ năm 1926 đến năm 1934, ông điều hành nhà hát "kabarett chính trị tại Naschmarkt". Vào thời điểm đó, ông quen biết và làm bạn với Felix Slavikthị trưởng tương lai của Viên.[10]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Là một kiến ​​trúc sư, ông làm việc cho Peter Behlings, và năm 1933 đã mở công ty kiến ​​trúc của riêng mình tại Viên.[1] Công ty của ông chuyên tu sửa cửa hàng và căn hộ.[11]

Khi Đức sáp nhập Áo vào năm 1938, ông di cư sang Hoa Kỳ "với một tấm bằng kiến ​​trúc sư, tám đô la và không biết tiếng Anh." Đến New York, ông đổi tên từ Grünbaum sang Gruen và bắt đầu vẽ phác thảo. Sau thành công của thiết kế cho cửa hàng bán đồ da Lederer trên đại lộ Fifth Avenue, ông nhận được thêm hoa hồng cho thiết kế cửa hàng, bao gồm Ciro's trên Fifth Avenue, Steckler's trên Broadway, Paris Decorators trên Bronx Concourse và mười một chi nhánh của chuỗi quần áo Grayson's.[12]

Video
Buildings that Changed America #8 Southdale Center (Những tòa nhà đã làm thay đổi Hoa Kỳ #8 Southdale Center), WTTW[13]

Năm 1941, ông chuyển đến Los Angeles và tái hôn.[9] Một thập kỷ sau vào năm 1951, ông thành lập công ty kiến ​​trúc "Victor Gruen Associates", không lâu nữa trở thành một trong những văn phòng quy hoạch lớn thời bấy giờ. Sau chiến tranh, ông đã thiết kế một cơ sở mua sắm ngoài trời đầu tiên ở ngoại ô có tên Northland Mall gần Detroit vào năm 1954. Sau thành công của dự án đầu tiên, ông đã thiết kế công trình nổi tiếng nhất của mình cho các chủ cửa hàng của Dayton Department, đó chính là trung tâm thương mại kín đầu tiên của Hoa Kỳ mang tên Southdale Mall với diện tích 800.000 foot vuông (74.000 m2) ở Edina, Minnesota. Khai trương vào năm 1956, Southdale đóng vai trò là trung tâm của một cộng đồng chính thức và đã thành công về mặt thương mại, nhưng thiết kế ban đầu chưa bao giờ được hoàn thiện vì các tòa nhà chung cư, trường học, cơ sở y tế, công viên và hồ không được xây dựng. Bởi ông đã phát minh ra trung tâm thương mại hiện đại, cây bút Malcolm Gladwell của tờ The New Yorker cho rằng "Victor Gruen có thể là kiến ​​trúc sư có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20."[12]

Cho đến giữa thập niên 1970, văn phòng của ông đã thiết kế hơn năm mươi trung tâm mua sắm ở Hoa Kỳ. Gruen là kiến ​​trúc sư chính cho một dự án phát triển nhà ở cao cấp được xây dựng trên khu đất rộng 48 mẫu Anh (190.000 m2) của Boston – khu phố West End cũ của Massachusetts. Tòa đầu tiên trong số tòa tháp và quảng trường Gruen được hoàn thành vào năm 1962. Công trình này, mang tên Charles River Park, được nhiều người coi là sự tưởng tượng lại cách tàn nhẫn về một khu dân cư cũ của người nhập cư[14] (Gans, O'Conner, The Hub). Năm 1956, Gruen phác thảo một quy hoạch phục hồi toàn diện cho quận kinh doanh trung tâmFort Worth, Texas, nhưng hầu hết các thành phần của quy hoạch không bao giờ được thực hiện.[15] Tiến sĩ ETH Ing. Walid Jabri, kiến ​​trúc sư và kỹ sư kết cấu, đã thiết kế khu phức hợp kinh doanh Center Gefinor rộng 55.000 mét vuông, được xây dựng vào cuối những năm 1960 trên đường Rue ClémenceauBeirut, Lebanon, ở đây Victor Gruen thiết kế khu thương mại hoàn chỉnh ở tầng trệt và tầng lửng sau khi hoàn thành phần thân.[16] Gruen cũng đã thiết kế Greengate MallGreensburg, Pennsylvania, khai trương vào năm 1965 và Lakehurst MallWaukegan, Illinois, khai trương năm 1971.[17]

Năm 1968, ông trở về Viên và tham gia vào việc chuyển đổi dần nội thành sang phố đi bộ nhưng chỉ có một số phần được thực hiện, bao gồm Kärntner StraßeGraben.[18]

Trong một bài phát biểu tại Luân Đôn vào năm 1978, Gruen đã không chấp nhận sự phát triển trung tâm thương mại vì đã tuyên bố ý tưởng của mình là "con hoang":[12][19] "Tôi từ chối trả tiền cấp dưỡng cho những phát triển khốn nạn đó."[20] Ông qua đời vào ngày 14 tháng 2 năm 1980[21] ở Viên.[9]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Gruen là con của Adolf Grünbaum và Elisabeth Lea Levy.[22] Ông có bốn người vợ (không theo thứ tự): Elsie Krummeck, Alice Kardos, Kemija Salihefendic-Abazz và Lazette E. McCormick Van Houten.[23][24] Ông cưới Van Houten vào năm 1951 và có hai người con, họ chung sống với nhau cho đến khi bà qua đời vào năm 1962.[5]

Ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuốn sách The heart of our cities: The urban crisis: diagnosis and cure của Gruen là một ảnh hưởng lớn đối với những hoài bảo quy hoạch thành phố của Walt Disney và các ý tưởng ban đầu của ông cho công viên giải trí Epcot.[25][26] Tên của ông được đặt cho hiệu ứng Gruen, được định nghĩa là tác động của bố cục trung tâm thương mại lên ý định mua sắm của người tiêu dùng, làm mất đi kế hoạch mua sắm ban đầu và khiến họ dễ chi tiêu tự phát nhiều hơn. Tuy nhiên, ông không thích các kỹ thuật tâm lý như vậy.[4][19][27]

Gruen v. Gruen

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1963, vào sinh nhật lần thứ 21 của mình, con trai của Gruen là luật sư người New York Michael S. Gruen (khi ấy là sinh viên Đại học Harvard) được tặng bức tranh "Schloss Kammer am Attersee II" của Gustav Klimt. Trong khi quyền sở hữu bức tranh được trao cho người con vào năm 1963, Gruen vẫn tiếp tục treo nó trong phòng khách và thậm chí trả tiền bảo hiểm và sửa chữa. Sau cái chết của ông vào năm 1980, người vợ Kemija đã từ chối giao bức tranh cho Michael, dẫn đến một vụ kiện mang tính bước ngoặt tại Tòa án Tối cao và Tòa án phúc thẩm New York. Tòa án phúc thẩm phán quyết rằng cơ sở của quà tặng, bao gồm cả nguyên đơn có trách nhiệm chứng minh đồ vật trong nhà là một món quà và các yếu tố cần thiết của một món quà theo một tiêu chuẩn rõ ràng và thuyết phục. Kemija Gruen tuyên bố rằng nếu bức tranh được tặng sau khi qua đời, ngay cả khi sự sắp xếp như vậy được thực hiện nhiều năm trước đó, thì di chúc (không phải một lá thư) sẽ mang tính hướng dẫn như định đoạt. Michael Gruen cuối cùng đã được trao 2,5 triệu đô la.[28]

Tưởng niệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 18 tháng 7 năm 2015 (tức ngày sinh của ông), Ngày Gruen được tổ chức thường niên lần đầu tiên tại Bayfair Center, San Leandro, California để tưởng niệm ông.[29][30]

Trung tâm thương mại đã thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết kế bởi Gruen Associates

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm chọn lọc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Victor Gruen, Larry Smith (1960) Shopping towns USA: The planning of shopping centers New York: Reinhold
  • Victor Gruen (1965) The heart of our cities: The urban crisis: diagnosis and cure London: Thames and Hudson
  • Victor Gruen (1973) Centers for the urban environment: Survival of the cities New York: Van Nostrand Reinhold

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Infoplease: Gruen, Victor. Columbia Encyclopedia (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2020.
  2. ^ Mars, Roman. “99% Invisible-163- The Gruen Effect” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2015.
  3. ^ Wall, Alex (2006). Victor Gruen: From Urban Shop to New City (bằng tiếng Anh). Barcelona: Actar. ISBN 978-84-95951-87-8.
  4. ^ a b Weiss-Sussex, Godela (ngày 30 tháng 11 năm 2006). Bianchini, Franco (biên tập). Urban Mindscapes of Europe. Series:European Studies Series (bằng tiếng Anh). Amsterdam, New York, NY: Brill Academic Publishers, Rodopi. tr. 92. ISBN 9789042021044.
  5. ^ a b “Victor David Gruen (1903-1980)”. Find A Grave Memorial (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  6. ^ “The Birthday of the Father of the Modern Mall on Gruen Day!”. Trip to the Mall. 18 tháng 7 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  7. ^ Wilson, Jon (5 tháng 3 năm 2013). The Golden Era in St. Petersburg: Postwar Prosperity in The Sunshine City (bằng tiếng Anh). Arcadia Publishing. ISBN 1614238928.
  8. ^ Johnson, Steven (1 tháng 12 năm 2016). Wonderland: How Play Made the Modern World (bằng tiếng Anh). Pan Macmillan. ISBN 1509837280.
  9. ^ a b c Richter, Hannes (2016). “Victor Gruen”. Austrian Information (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2020.
  10. ^ Gruen, Victor (30 tháng 5 năm 2017). Baldauf, Anette (biên tập). Shopping Town: Designing the City in Suburban America (bằng tiếng Anh). U of Minnesota Press. ISBN 1452954186.
  11. ^ Caves, R. W. (2004). Encyclopedia of the City (bằng tiếng Anh). Routledge. tr. 325.
  12. ^ a b c Gladwell, Malcolm (15 tháng 3 năm 2004). “The Terrazzo Jungle”. The New Yorker (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2020.
  13. ^ “#8 Southdale Center”. 10 Buildings that Changed America (bằng tiếng Anh). WTTW. 2013. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2013.
  14. ^ Campbell, Robert (26 tháng 5 năm 1995). “Charles River Park at 35”. Giải Pulitzer (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2020.
  15. ^ “The Gruen Plan for "A Greater Fort Worth Tomorrow". Fort Worth Library Digital Archives (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2020.
  16. ^ Auzias and Labourdette. Le Petit Futé Beyrouth, tr. 158
  17. ^ a b c Maierbrugger, Arno (4 tháng 11 năm 2008). “Dubai Mall: A milestone harks back to humble origins”. Gulf News (bằng tiếng Anh). Dubai. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  18. ^ Hofer, Sebastian (ngày 31 tháng 1 năm 2010). “Einkaufsquelle: Der Wiener Victor Gruen veränderte mit der Shopping Wall die Welt”. Profil (bằng tiếng Đức). Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2020.
  19. ^ a b Frank, Jacqui (ngày 6 tháng 12 năm 2016). “There's a psychological phenomenon that explains why you lose track of time in shopping malls” (Video). Business Insider (bằng tiếng Anh). Truy cập 1 tháng 5 năm 2020.
  20. ^ Byrnes, Mark. “Victor Gruen Wanted to Make Our Suburbs More Urban. Instead, He Invented the Mall”. The Atlantic Cities (bằng tiếng Anh). Atlantic Media. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2020.
  21. ^ Dukeminier, Jesse; Krier, James E.; Alexander, Gregory S.; Schill, Michael; Strahilevitz, Lior Jacob (2017). Property: Concise Edition. Aspen Casebook Series (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 2). Wolters Kluwer Law & Business. tr. 172. ISBN 1454888016.
  22. ^ Malherek, Joseph (tháng 11 năm 2016). “Victor Gruen's Retail Therapy: Exiled Jewish Communities and the Invention of the American Shopping Mall as a Postwar Ideal” (PDF). The Leo Baeck Institute Year Book (bằng tiếng Anh) (xuất bản 3 tháng 3 năm 2016). 61 (1): 219–232. doi:10.1093/leobaeck/ybw001.
  23. ^ “Victor Gruen”. MyHeritage (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  24. ^ “Victor David Gruen”. Geni.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  25. ^ Gennaway, Sam (2014). “E.P.C.O.T and the heart of our cities” (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2020.
  26. ^ Patches, Matt (20 tháng 5 năm 2015). “Inside Walt Disney's Ambitious, Failed Plan to Build the City of Tomorrow”. Esquire (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc 5 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2020.
  27. ^ Hardwick, M. Jeffrey (ngày 18 tháng 8 năm 2015). Mall Maker: Victor Gruen, Architect of an American Dream (bằng tiếng Anh). University of Pennsylvania Press. ISBN 9780812292992.
  28. ^ “Michael S. Gruen, Respondent, v. Kemija Gruen, Appellant” (PDF) (bằng tiếng Anh). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2020.
  29. ^ Quito, Anne (17 tháng 7 năm 2015). “The father of the American shopping mall hated what he created” (bằng tiếng Anh). Quartz. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  30. ^ Tseng, Helen Shewolfe. “Gruen Day” (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  31. ^ “Lakehurst Mall of Waukegan, Illinois”. Lakehurstmall.net (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2020.
  32. ^ “Why Duany is Wrong About the Importance of Public Participation”. Newgeography.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2020.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng hợp các thông tin về ReVanced
Tổng hợp các thông tin về ReVanced
ReVanced là team sẽ tiếp nối dự án của team Vanced - hỗ trợ tạo ra bản mod YouTube không quảng cáo cho mọi người
3 nhóm kỹ năng kiến thức bổ ích giúp bạn trở thành một ứng viên sáng giá
3 nhóm kỹ năng kiến thức bổ ích giúp bạn trở thành một ứng viên sáng giá
Hiện nay với sự phát triển không ngừng của xã hội và công nghệ, việc chuẩn bị các kỹ năng bổ ích cho bản thân
[Chap 2] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
[Chap 2] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
Truyện ngắn “Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu” (phần 2)
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Gần như ai cũng biết, khi nói về 1 người Nga bất kỳ ta mặc định anh ta là Ivan