Volkssturm | |
---|---|
Thành lập | 18 tháng 10 năm 1944 |
Giải tán | 8 tháng 5 năm 1945 |
Quốc gia | Đức Quốc xã |
Phục vụ | Đảng Quốc Xã |
Phân loại | Dân quân |
Các tư lệnh | |
Chỉ huy danh nghĩa | Joseph Goebbels |
Volkssturm (phát âm tiếng Đức: [ˈfɔlks.ʃtʊɐ̯m], Nhân dân xung kích)[1][2] là một lực lượng dân quân quốc gia do Đức Quốc Xã thành lập trong những tháng cuối của Thế chiến thứ hai. Tuy chiến đấu dưới sự chỉ huy của Wehrmacht, nhưng nó được thành lập và chỉ huy bởi Đảng Quốc xã theo lệnh của Adolf Hitler, và sự tồn tại của nó chỉ được công bố chính thức vào ngày 16 tháng 10 năm 1944.[3] Những thành viên của nó được quy tập bởi các nam giới trong độ tuổi từ 16 đến 60, những người chưa từng phục vụ trong quân đội. Volkssturm là một trong những nỗ lực cuối cùng của cuộc chiến tranh toàn diện do Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Joseph Goebbels phát động, một phần trong nỗ lực của Đức Quốc xã nhằm vượt qua sức mạnh quân sự của kẻ thù bằng sức mạnh ý chí.[4]
Ý tưởng thành lập Volkssturm lấy cảm hứng từ lực lượng Landsturm của của nước Phổ cũ trong giai đoạn 1813-1815, chiến đấu trong các cuộc chiến giải phóng chống lại Napoleon, chủ yếu là lực lượng du kích.[5] Kế hoạch thành lập một lực lượng dân quân quốc gia Landsturm ở miền đông nước Đức như là phương sách cuối cùng để tăng cường sức mạnh chiến đấu được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1944 bởi tướng Heinz Guderian, Tổng tham mưu trưởng.[6] Quân đội không có đủ người để chống lại sự tấn công dữ dội của Liên Xô. Vì vậy, mọi nam giới được bổ sung cho nhân lực, bao gồm cả những người trong các công việc không thiết yếu, những người trước đây được coi là không phù hợp, quá tuổi hoặc chưa đủ tuổi và những thương binh đang trong quá trình hồi phục vết thương.[7] Volkssturm đã tồn tại trên giấy tờ từ khoảng năm 1925, nhưng chỉ sau khi Hitler ra lệnh cho Martin Bormann tuyển mộ sáu triệu người cho lực lượng dân quân, lực lượng Volkssturm mới trở thành hiện thực. Tuy nhiên, bấy giờ nước Đức đã kiệt lực và sức mạnh dự định của "sáu triệu" không bao giờ có thể đạt được.[8]
Joseph Goebbels và các nhà tuyên truyền khác mô tả Volkssturm là sự bộc phát của nhiệt tình và ý chí kháng cự.[9] Mặc dù có một số ảnh hưởng nhỏ đến tinh thần dân chúng, nhưng rất dễ nhìn thấy được Volkssturm trnag bị thiếu thốn đồng phục và vũ khí cho các tân binh.[10] Bộ máy truyền thông của Đức Quốc xã đã chạy hết công suất để quảng bá sự hy vinh và vinh quang để khuyến khích cuộc chiến.[11] Nhiều thường dân Đức nhận ra rằng đây là một nỗ lực tuyệt vọng để xoay chuyển cuộc chiến. Những ông già cáu kỉnh sẽ nhận xét: "Những con khỉ già của chúng tôi là vũ khí mới nhất của Führer" (trong tiếng Đức, câu này có vần điệu như: "Wir alten Affen sind des Führers neue Waffen"). Một câu trào phúng phổ biến về Volkssturm được biết đến là "Tại sao Volkssturm là tài nguyên quý giá nhất của Đức? Bởi vì các thành viên của nó có bạc trên tóc, vàng trong miệng và chì trong xương."[12]
Để các đơn vị dân quân này có hiệu quả, họ không chỉ cần sức mạnh về số lượng, mà còn cả sự cuồng tín.[13] Trong giai đoạn đầu của kế hoạch Volkssturm, rõ ràng là các đơn vị thiếu tinh thần sẽ thiếu hiệu quả chiến đấu. Để tạo ra sự cuồng tín, các đơn vị Volkssturm được đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của các quan chức đảng Quốc xã địa phương, Gauleiter và Kreisleiter. Volkssturm cũng đã trở thành một tổ chức toàn quốc, với Heinrich Himmler, với tư cách là chỉ huy quân đội dự bị, chịu trách nhiệm về vũ khí và huấn luyện. Mặc dù trên danh nghĩa đặt dưới sự kiểm soát của đảng, các đơn vị Volkssturm được đặt dưới quyền chỉ huy của Wehrmacht khi tham gia vào tác chiến. Nhận thức được rằng "quân đội nhân dân" sẽ không thể trụ nổi trước sức tấn công mãnh liệt của các đạo quân nhà nghề hiện đại của quân Đồng minh, Hitler đã ban hành lệnh sau vào cuối năm 1944:
“ |
|
” |
— [14] |
Do Đảng Quốc xã chịu trách nhiệm tổ chức Volkssturm, mỗi Gauleiter (lãnh đạo hạt của Đảng Quốc xã) chịu trách nhiệm lãnh đạo, ghi danh và tổ chức Volkssturm trong hạt của họ. Đơn vị Volkssturm lớn nhất dường như đã tương ứng với phân khu lãnh thổ Kreis của tổ chức Đảng Quốc xã. Đơn vị cơ bản là một tiểu đoàn gồm 642 người. Các đơn vị chủ yếu bao gồm các Đoàn viên Thanh niên Hitler, thương binh, người già hoặc nam giới trước đây được coi là không phù hợp cho nghĩa vụ quân sự.[15][a] Vào ngày 12 tháng 2 năm 1945, Đức quốc xã đã buộc phụ nữ và trẻ em gái Đức vào các đơn vị phụ trợ của Volkssturm.[16] Tương ứng, các cô gái từ 14 tuổi đã được huấn luyện cách sử dụng vũ khí nhỏ, panzerfaust, súng máy và lựu đạn từ tháng 12 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945.[17]
Tổ chức đô thị như sau:
Mỗi Gauleiter và Kreisleiter đều có một Tham mưu trưởng Volkssturm phụ tá.
Từ khi thành lập lực lượng dân quân cho đến mùa xuân năm 1945, Himmler và Bormann đã tham gia vào một cuộc cạnh tranh quyền lực về quyền kiểm soát tài phán đối với Volkssturm, bao gồm cả quyền lực an ninh và cảnh sát, ở Đức và các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng; một cuộc cạnh trang mà Himmler và SS ít nhiều đã chiến thắng ở một cấp độ (cảnh sát và an ninh), nhưng thua Bormann ở một cấp độ khác (huy động lực lượng dự bị).[18] Nhà sử học David Yelton đã mô tả tình huống này như là hai lãnh đạo cao cấp đang giành nhau quyền điều khiển của một con tàu chiến đang chìm cùng với chỉ huy của nó.[19]
"Đồng phục" của Volkssturm chỉ là một chiếc băng đeo tay màu đen với dòng chữ tiếng Đức Deutscher Volkssturm Wehrmacht. Một số biến thể của băng tay được được các thành viên của Volkssturm sử dụng chỉ đơn giản là các dải vải màu đỏ hoặc màu vàng với chữ "Deutschecher Volkssturm Wehrmacht" được in màu đen trên đó. Trên băng đeo tay này, có các tiết phân biệt cấp bậc màu đen, có hoặc không có vạch màu bạc, được đeo trên cổ áo đồng phục của các thành viên Volkssturm. Chúng có nguồn gốc đặc trưng từ cấp hiệu của các tổ chức bán quân sự khác nhau của Đảng Quốc xã, không giống các bấc bậc quân sự của Wehrmacht.
Chính phủ Đức Quốc xã đã tuyển mộ càng nhiều thành viên càng tốt, với đồng phục quân sự đủ loại, từ quân phục màu xám đến trang phục ngụy trang. Hầu hết các thành viên của Volkssturm, đặc biệt là các thành viên cao tuổi, không có đồng phục và cũng không được cung cấp, vì vậy họ thường mặc trang phục đi làm (gồm công nhân đường sắt, cảnh sát và lính cứu hỏa) hoặc quần áo dân sự của họ và thường mang theo ba lô, chăn riêng và dụng cụ nấu ăn, vv [20]
Các phù hiệu bán quân sự đơn giản của Volkssturm như sau:
Xếp hạng Volkssturm | Dịch | So sánh vưới cấp bậc quân sự của đức quốc xã | Phù hiệu |
---|---|---|---|
Bataillonsführer | Tiểu đoàn trưởng | Thiếu tá | |
Bataillonsarzt | Bác sĩ Tiểu đoàn | Đại úy | với Cây gậy của Asclepius |
Kompanieführer | Đại đội trưởng | Đại úy | |
Zugführer | Trung đội trưởng | Trung úy | |
Sanitätsdienstgrad | [Trung đội] Hộ lí Y tế | Hạ sĩ | |
Gruppenführer | Tiểu đội trưởng | Hạ sĩ | |
Volkssturmmann | Đội viên Nhân dân xung kích | Binh lính |
Thông thường, các thành viên Volkssturm chỉ được huấn luyện quân sự rất cơ bản. Nó bao gồm một khóa huấn luyện ngắn về việc sử dụng các vũ khí cơ bản như súng trường Karabiner 98k và Panzerfaust. Do chiến đấu liên tục và thiếu vũ khí, việc huấn luyện trên vũ khí thực thường rất ít. Ngoài ra còn do thiếu người hướng dẫn, có nghĩa là việc huấn luyện vũ khí đôi khi được thực hiện bởi các cựu chiến binh trong Thế chiến thứ nhất được gọi lại. Thông thường các thành viên Volkssturm chỉ có thể làm quen với vũ khí của họ khi tham chiến thực sự.
Không có tiêu chuẩn hóa nào về trang bị và các đơn vị chỉ được cung cấp những trang bị có sẵn. Điều này đúng với mọi trang bị - Các thành viên Volkssturm được yêu cầu phải mang đồng phục và dụng cụ nấu ăn của riêng họ, v.v... Điều này dẫn đến việc các đơn vị trông rất nhếc nhác, bệ rạc và thay vì thúc đẩy tinh thần dân chúng, nó thường khơi gợi về tình trạng tuyệt vọng của nước Đức.[10] Vũ khí cũng ngớ ngẩn không kém: mặc dù có một số súng trường Karabiner 98k được trang bị, các thành viên Volkssturm cũng được phát các loại súng trường Gewehr 98s và Gewehr 71 cổ lỗ từ thế kỷ 19 và Steyr-Mannlicher M1888, cũng như súng ngắn Dreyse M1907. Ngoài ra, còn có rất nhiều vũ khí chiến lợi phẩm của Liên Xô, Anh, Bỉ, Pháp, Ý và các quốc gia khác bị quân Đức thu được trong chiến tranh. Người Đức cũng đã phát triển các loại vũ khí Volkssturm giá rẻ nhưng hiệu quả, như súng ngắn MP 3008 và súng trường Volkssturmgewehr. Đây là những vũ khí được sản xuất bằng các kỹ thuật dập ép bằng máy, đơn giả và rẻ tiền, do vào những năm cuối chiến tranh, nhiều dây chuyền công nghiệp của Đức đã bị quân Đồng minh ném bom phá hủy, vì vậy để sản xuất một khẩu súng cần một lượng lớn công việc bán thủ công để thực sự đáng tin cậy. Các đơn vị Volkssturm được cung cấp bổ sung trên danh nghĩa có thể bởi cả Wehrmacht và SS.[21]
Khi đã hoàn thành khóa huấn luyện và nhận vũ khí, các thành viên Volkssturm theo thông sẽ tuyên thệ trung thành với Hitler và sau đó được phái đi chiến đấu. Không giống như hầu hết các quốc gia nói tiếng Anh, Đức áp dụng nghĩa vụ quân sự phổ thông cho tất cả nam thanh niên trong nhiều thế hệ, vì vậy nhiều thành viên lớn tuổi đã được huấn luyện quân sự cơ bản từ khi họ phục vụ trong Quân đội Đức và nhiều người đã từng là cựu chiến binh Thế chiến thứ nhất. Các đơn vị Volkssturm được cho là chỉ được sử dụng trong phạm vị hạt của họ, nhưng nhiều đơn vị đã được gửi trực tiếp ra tiền tuyến. Cuối cùng, trách nhiệm của họ là đương đầu với sức mạnh áp đảo của quân đội Anh, Canada, Liên Xô, Mỹ và Pháp, cùng với lực lượng Wehrmacht để xoay chuyển cuộc chiến hoặc làm gương sáng cho các thế hệ người Đức trong tương lai và đánh bại sự thất bại của 1918 bằng cách chiến đấu đến người cuối cùng, chết trước khi đầu hàng.[22][b] Đó là một mục tiêu tận thế mà một số người được giao cho Volkssturm đã thuộc nằm lòng. Các thành viên cuồng tín của Volkssturm đã từ chối từ bỏ đạo đức của Đức Quốc xã cho đến những ngày Đức Quốc xã đang hấp hối, và trong một số trường hợp đã có những "hành động cảnh sát" tàn bạo đối với thường dân Đức, mà họ coi là kẻ chủ bại hoặc hèn nhát.[23]
Trong một số dịp, các thành viên Volkssturm đã thể hiện lòng dũng cảm và một ý chí kiên cường kháng cự, thậm chí còn hơn cả những binh sĩ Wehrmacht. Chẳng hạn, tiểu đoàn Volkssturm 25/235, khởi đầu với 400 người nhưng đã chiến đấu cho đến khi chỉ còn 10 người. Chiến đấu tại Küstrin từ 30 tháng 1 đến 29 tháng 3 năm 1945, các đơn vị dân quân, chiếm phần lớn là thành viên Volkssturm, đã chống cự trong gần hai tháng. Thiệt hại lên tới 60% cho Volkssturm tại Kołobrzeg, khoảng 1.900 người trong số họ đã chết tại Breslau, và trong Trận Königsberg (nay là Kaliningrad), 2.400 thành viên khác của Volkssturm đã bị giết.[24] Vào những thời điểm khác, dọc theo mặt trận phía tây, các đơn vị Volkssturm lại nhanh chóng đầu hàng hoặc tan rã trong hỗn loạn.[3] Hăng hái và cuồng tín nhất là các đoàn viên Thanh niên Hitler chiến đấu trong Volkssturm hoặc ý thức trách nhiệm vô độ từ những ông già, đôi khi lại dẫn đến những sự kiện bi thảm. Một ví dụ được chia sẻ bởi nhà sử học Stephen Fritz làm minh chứng trong trường hợp này:
“ |
|
” |
— [25] |
Không phải mọi đơn vị Volkssturm đều tự sát hoặc chiến đấu đến cùng trong khi chiến tranh đã gần kết thúc. Nhiều người trong số họ mất nhiệt tình với cuộc chiến khi thấy rõ quân Đồng minh sẽ chiến thắng, khiến họ phải hạ vũ khí và đầu hàng - họ cũng sợ bị quân Đồng minh bắt giữ và tra tấn hoặc hành quyết như một du kích.[26] Bổn phận đối với cộng đồng và tránh khỏi những điều khủng khiếp như tại Bad Windsheim, cũng đóng một vai trò trong tư tưởng của họ, cũng như sự sinh tồn.[27]
Việc sử dụng rộng rãi nhất của Volkssturm là trong Trận chiến Berlin, nơi các đơn vị Volkssturm chiến đấu ở nhiều nơi trong thành phố. Trận chiến này đặc biệt khốc liệt; nhiều thành viên Volkssturm đã chiến đấu đến chết vì sợ bị Liên Xô bắt giữ, giữ vững đến cùng, đúng với lời thề của họ.[28] Tuy nhiên, với một lực lượng gồm hơn 2,5 triệu quân Liên Xô, được trang bị 6.250 xe tăng và hơn 40.000 khẩu pháo, được giao nhiệm vụ đánh chiếm thành phố, tàn quân của Wehrmacht không còn có thể là đối thủ. Trong khi đó, Hitler đã tố cáo mọi "sự phản bội" đối với cư dân của Führerbunker.[29] Không thiết tha cho cái chết được cho là vô nghĩa, nhiều thành viên lớn tuổi của Volkssturm đã tìm cách trốn khỏi quân đội Liên Xô đang đến gần.[30] Bên cạnh hình ảnh bi thảm của Volkssturm ở Berlin, là những cuộc đào tẩu và đầu hàng thường xuyên của binh lính Wehrmacht và các thành viên Volkssturm ở miền nam và miền tây nước Đức.[31]
Trong trận chiến tại Berlin, các đơn vị Volkssturm đã được chỉ huy cấp cao của Đức sử dụng như một nỗ lực cuối cùng để bảo vệ Berlin. Volkssturm có quân số khoảng 60.000 người ở khu vực Berlin, được thành lập thành 92 tiểu đoàn, trong đó khoảng 30 tiểu đoàn Volkssturm I (những người có vũ khí) được gửi tới các vị trí tiền phương, trong khi những người thuộc Volkssturm II (những người không có vũ khí)[32] vẫn ở trong nội thành. Một trong số ít các đơn vị chiến đấu thực sự còn lại để bảo vệ Berlin là Quân đoàn LVI Panzer, chiếm giữ khu vực phía đông nam của thành phố, trong khi các phần còn lại của thành phố được bảo vệ bởi những gì còn lại của SS, Volkssturm và Đoàn Thanh niên Hitler.[33]
Một đơn vị Volkssturm đáng chú ý và bất thường trong trận chiến tại Berlin là Tiểu đoàn 3/115 Siemensstadt. Nó bao gồm 770 người, chủ yếu là các cựu chiến binh trong Thế chiến thứ nhất ở độ tuổi 50, những người có công việc phù hợp với các công nhân nhà máy, với các sĩ quan giàu kinh nghiệm. Không giống như hầu hết các đơn vị Volkssturm khác, nó được trang bị và huấn luyện khá tốt. Nó được tổ chức với ba đại đội súng trường, một đại đội hỗ trợ (với hai pháo hỗ trợ bộ binh, bốn súng cối bộ binh và súng máy hạng nặng) và một đại đội vũ khí hạng nặng (với bốn pháo phản lực M-20 của Liên Xô và một cối De Bange 220mm của Pháp). Tiểu đoàn này giao chiến lần đầu tiên với quân đội Liên Xô tại Friedrichsfelde vào ngày 21 tháng 4 và chứng kiến trận chiến khốc liệt nhất trong hai ngày sau đó. Đến ngày 2 tháng 5, nó chỉ còn 50 súng trường và hai súng máy hạng nhẹ. Những người sống sót đã quay trở lại để tham gia các đơn vị Volkssturm khác. 26 người từ tiểu đoàn được trao tặng huân chương Thập tự Sắt.[34]
Các máy bay ném bom của Đồng minh đã biến Berlin thành đống đổ nát; trong khi đó, những vị trí cuối cùng ở Berlin đã giảm dần khi chiến đấu chống lại quân Liên Xô được huấn luyện kỹ lưỡng, tiến dần đến những mốc chiến thắng cuối cùng, coi những người đang chống cự như Volkssturm là những kẻ khủng bố giống như cách mà Wehrmacht từng đánh giá các đội du kích trong Chiến dịch Barbarossa.[35] Các binh sĩ Hồng quân gọi các đơn vị Thanh niên Hitler và các thành viên của Volkssturm vẫn chiến đấu đến cùng ở Berlin là "vét túi", vì họ là một phần của toàn bộ nỗ lực huy động cuối cùng của Đức.[36]
Trong khi Thập tự Sắt được ban phát khắp nơi ở Berlin, các thành phố và thị trấn khác như Parchim và Mecklenburg đã chứng kiến những tinh hoa cũ, đóng vai trò là chỉ huy quân sự cho Thanh niên Hitler và Volkssturm, khẳng định bản thân và yêu cầu cuộc chiến phòng thủ cần dừng lại để cứu vãn mạng sống và tài sản.[37] Bất chấp những nỗ lực của họ, bốn tháng cuối của cuộc chiến là nỗ lực chiến tuyệt vọng đối với Volkssturm, và sự kiên quyết của lãnh đạo Đức Quốc xã để tiếp tục cuộc chiến đến tận cùng, đã góp thêm 1,23 triệu người chết (xấp xỉ) cho quân đội Đức và phần còn lại từ Volkssturm.[38] Nhà sử học Stephen Fritz đưa ra không phù hợp với những quan sát của Richard J. Evans, người đã báo cáo 175.000 thành viên Volkssturm đã chiến đấu chống lại quân đội chuyên nghiệp của Đồng minh phương Tây và Liên Xô.[39] Số liệu của Evans dựa trên các thành viên được lập chỉ mục thẻ được liệt kê là đã bị giết, nhưng Martin Sorge chỉ ra rằng con số này không bao gồm 30.000 được liệt kê là mất tích hoặc chết trong báo cáo năm 1963.[40]
Các thành viên Volkssturm bị thẩm vấn đã đặt câu hỏi về việc các lực lượng chính quy đã đi đâu, tiết lộ rằng lính Đức đã đầu hàng Mỹ và Anh thay vì Hồng quân vì sợ bị trả thù liên quan đến sự tàn bạo mà họ đã gây ra ở Liên Xô.[41]
Các quốc gia khác: