Đánh giá từ bên ngoài là danh sách tất cả các phê bình cho bài viết và các nội dung khác trên Wikipedia tiếng Việt được đăng tải trên các báo, tạp chí và hãng thông tấn khác nằm bên ngoài Wikipedia. Các đánh giá thì khác biệt so với các bài viết chung chung về Wikipedia bởi vì họ thường đưa ra lời phê bình về một hay nhiều bài viết cụ thểm thường hay chỉ ra lỗi hoặc đánh giá những điểm có chất lượng tốt.
Mục tiêu của danh sách này là nhằm trở thành bản ghi chép tất cả các phê bình được tìm thấy và từ đó chỉ ra các thiếu sót (hay tích cực) của nội dung trên Wikipedia. Mặc dù Wikipedia có phương thức riêng để tự nâng cao chất lượng, và tất cả các cá nhân liên hệ với Wikipedia không chịu trách nhiệm về nội dung của nó, nhưng lời phê bình từ các nguồn đáng tin cậy thì luôn được chào đón và có thể giúp cải thiện các bài viết trên Wikipedia.
Nhận định chung chung về toàn bộ Wikipedia có thể tìm thấy ở #Nhận xét chung.
Bài viết có sự phê bình từ bên ngoài sẽ được gắn tiêu bản {{external peer review}} ở trang thảo luận của nó.
"Đây là câu nói về điều răn thứ hai: “Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ”, Bản dịch Kinh Thánh dùng từ “bất xứng” chứ không phải là từ “sơ suất”.
Nhưng điều làm tôi giật mình chính là Google cũng đã dẫn tôi đến Tự Điển mở Wikipedia Tiếng Việt có bài viết tựa đề Mười điều răn được nói là “Theo Sách Đệ Nhị Luật 5:6-21, bản dịch của Nhóm phiên dịch Các giờ kinh phụng vụ, 1998” (http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C6%B0%E1%BB%9Di_%C4%91i%E1%BB%81u_r%C4%83n). Nhưng khi so sánh đoạn trên của Wikipedia với Sách Đệ Nhị Luật 5:6-21 trên website http://thanhlinh.net/thanhkinh/index_cuuuoc.htm thì thấy có hai điểm sai: 1. dùng chữ “sơ suất” trong mục số 3 như đã nói trên làm cho ý nghĩa sai, 2. trong Đệ Nhị Luật 5,16 có đoạn: “Ngươi hãy thảo kính cha mẹ” lại được sửa lại thành “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ". Thoạt nhìn qua, không để ý cứ nghĩ rằng 2 câu này tương tự nhau nhưng thật sự về ý nghĩa thần học thì khác nhau một trời một vực, vì chữ “thờ” chỉ được dùng để hướng lên Thiên Chúa còn chữ “kính” để hướng đến các đối tượng khác là các thánh và loài người.”"
Đồng thời tác giả cũng nói rằng dường như vì Wikipedia sai nên Đài Truyền hình Việt Nam sai theo.
"Wikipedia tiếng Việt có bài về TTCKVN. Bài viết được tập hợp và biên tập khá tốt, trong đó có nhắc tới những ý kiến và công trình khoa học có ý nghĩa, đã được thẩm định đàng hoàng. Đây có thể là căn cứ tốt, xuất phát cho những người muốn tìm hiểu. Một số nguồn trích dẫn tốt trong bài viết này dẫn chiếu tới các bài quan trọng của SAGA."
"Wikipedia tiếng Việt còn rất hạn chế, thông tin trên Wikipedia tiếng Việt chưa đạt cả giá trị tham khảo vì mang tính thiên kiến càng không có giá trị như các chuyên khảo. Nhiều tài liệu chưa được dịch vì có thể được coi là tài liệu nhạy cảm với VN."