Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được nhắc đến trong báo chí
Song song với việc Wikipedia tiếng Việt ngày càng có nhiều nội dung và uy tín, ngày càng có nhiều báo chí Việt ngữ nhắc đến Wikipedia tiếng Việt. Trang này liệt kê những lần Wikipedia tiếng Việt được giới thiệu trong các bài báo. Nếu bạn tìm thấy các bài báo tương tự, dù là trực tuyến hay báo giấy, hãy bổ sung vào danh sách này.
Quỳnh Tâm (29 tháng 12 năm 2023). “Tranh cãi tên gameshow "chị đẹp" trên wikipedia bị đổi thành tên Lệ Quyên”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024. (...) đại diện Ban Tổ chức Chị đẹp đạp gió rẽ sóng 2023 cho biết, wikipedia vốn là trang thông tin ai cũng có thể chỉnh sửa, nên việc này nằm ngoài tầm kiểm soát của ê-kíp.
Bạn đọc Báo Tuổi trẻ chỉ trích việc phá hoại nội dung trên Wikipedia tiếng Việt: Khôi Nguyên (4 tháng 10 năm 2022). “Bớt giỡn trên Wikipedia”. Báo Tuổi trẻ. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2022.
Sách giáo khoa của Cánh diều biên soạn theo Đề án giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam trích một đoạn trong bài Escherichia coli làm tư liệu trong sách giáo khoa Toán 6 tập 1, trang 27, trong bài 5. Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên.
Tham khảo định nghĩa thơ của Wikipedia tiếng Việt: Nguyễn Hoàng Chương (13 tháng 4 năm 2021). “'Mẹ tôi chửi kẻ trộm' - thơ Việt rồi sao?”. VietNamNet. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2021.
Một bài viết về phim trên Wikipedia tiếng Việt bị vướng vào lùm xùm tiết lộ nội dung trước khi công chiếu, bài viết được cho là do đạo diễn của phim tạo và được thành viên của Hội đồng duyệt phim Quốc gia Việt Nam đọc:
Chỉ trích việc trích dẫn thông tin từ Wikipedia tiếng Việt: Phạm An; Đức Hoàng; Hà Quang Minh (30 tháng 10 năm 2021). “Ngôn ngữ văn bản”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
Hà Anh (5 tháng 10 năm 2020). “Tổng hợp các nguồn thông tin đáng tin cậy”. Đời sống và Pháp luật. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020. Wikipedia được nhiều người xem như là một cuốn bách khoa toàn thư online của nhân loại. Từ những học sinh, sinh viên, cho đến những người đi làm, hay thậm chí là những nhà nghiên cứu cũng không ít lần nhờ đến sự trợ giúp của cuốn sách này. Thông tin trên đây được các cộng đồng trên khắp thế giới đánh giá rất cao về độ tin cậy và xác thực của chúng. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin hay một khái niệm nào đó, Wikipedia chắc hẳn sẽ là sự lựa chọn đúng đắn
Tại lễ khánh thành ngày 14 tháng 6 năm 2019, Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc từng nhắc đến "Cách đây khoảng 22 tháng, cái tên VinFast chưa hề được nói đến trong từ điển Wikipedia, mọi thứ gần như chỉ là con số 0; hôm nay, tìm trên Google, từ khóa VinFast xuất hiện đến hơn 8,8 triệu kết quả"[1]
Bài và ảnh: Hoàng Tuấn Công (7 tháng 12 năm 2017). “"Trí thức Việt" mà thế này sao?”. Báo điện tử Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2021.
Phân loại tên thể loại ở Wikipedia tiếng Việt của tác giả Tạ Hoàng Thắng.[2]Wikipedia nổi tiếng là một bách khoa toàn thư mở lớn nhất hiện nay với mục đích phổ cập kiến thức cho tất cả mọi người trên thế giới. Với việc áp dụng robot trong khâu tạo bài tự động, dự án tiếng Việt là một trong 13 dự án ngôn ngữ có hơn một triệu bài viết. Tuy nhiên, điều đó tạo cho Wikipedia tiếng Việt nhiều thách thức trong việc nâng cao chất lượng bài, sắp xếp thể loại, chống phá hoại nội dung và nhiều công tác khác.
Ngày 2 tháng 6, báo Nông nghiệp Việt Nam có đăng ý kiến bạn đọc về độ tin cậy của Wikipedia trong bài Chớ vội tin hoàn toàn vào Wikipedia. Người viết bài cho rằng: "chỉ nên tham khảo Wikipedia là chính, chứ không nên tin hoàn toàn vào đó...", "Cha mẹ nên định hướng cho con cái rõ về điều cần tin và không nên tin ở thế giới ảo, nhất là từ điển mở Wikipedia...".
Báo Tuổi trẻ đăng bài của giáo sư Ngô Bảo Châu: "Sách giáo khoa, ngân sách và Wikipedia". Nội dung bài bàn về vấn đề công khai nội dung sách giáo khoa Việt Nam lên Internet. Bài viết có nhắc đến Wikipedia nói chung (ngày 11 tháng 5).
Báo Đà Nẵng (cuối tuần) đăng bài "Vụ giàn khoan Hải Dương - 981. Nội dung bài tóm tắt một số diễn biến liên quan đến vụ việc này và có nhắc đến bài viết Vụ giàn khoan HD-981 của Wikipedia tiếng Việt. (17 tháng 5)
Lưu Vĩ Lân (25 tháng 11) “Tiêu chuẩn kép”: kết thúc thời của người quân tử?, Tuổi Trẻ Online. Lược trích "Thậm chí trên Wikipedia người ta nhấn mạnh hơn: “Tiêu chuẩn kép vi phạm tất cả các nguyên tắc về sự công bằng khi giữa hai người lại có mức độ trách nhiệm khác nhau dù làm cùng một việc. Vì thế nó được xem như một loại thành kiến và không công bằng về đạo đức nếu nói theo nguyên tắc tất cả đều bình đẳng và tự do...."
EChip, Tạp chí Công nghệ Thông tin - Viễn thông - Truyền thông, số 45 ra ngày 23 tháng 6 năm 2006.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên chủ tịch Hội tin học Việt Nam :"...Việc một sản phẩm như vậy có những hạt sạn là điều đương nhiên. Cộng đồng nào làm tốt thì lượng sạn đó ít đi. Tôi không xem nhiều bản tiếng Việt, nhưng tôi đã đọc bản tiếng Anh và bản tiếng Hungari thì thấy chất lượng rất tốt. Cộng đồng tiếng Việt không chú tâm vào đó thì hiển nhiên có nhiều hạt sạn....Để Wiki tiếng Việt phát triển hơn, chúng ta cần có những hoạt động thúc đẩy phong trào, thu hút nhiều người tham gia xây dựng nó. Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, Hội tin học...cũng có thể đứng ra làm chuyện ấy lắm chứ!.."
Theo Ngọc Thạch :"...Wikipedia đang trở thành nguồn thông tin quan trọng mà mọi người trên khắp hành tinh đều tìm đến để xem "thiên hạ nói gì về vấn đề ấy". Không kể những vấn đề văn hóa và lịch sử có thể gây tranh cãi, Wikipedia mang đến cho ta vô vàn kiến thức về khoa học, công nghệ rất có giá trị...Hãy tìm đến các mục từ liên quan đến Việt Nam và các mục từ tiếng Việt ở Wikipedia, bạn sẽ thấy còn ngổn ngang biết bao điều cần làm..."
Theo Nguyễn Hữu Thành (bt-itlife AT itlife.vnn.vn) : "...Về độ chính xác chuyên môn của các bài trên bách khoa toàn thư mở, tôi nghĩ trừ những kẻ cố tình tạo ra hồ sơ giả một cách tinh vi, thì những thái độ phá quấy sẽ dễ dàng bị phát hiện và không được chấp nhận. Còn cấp độ chính xác của nó thì ở mức "hiểu biết chân thành" của những người tham gia viết hoặc sửa các mục từ...Ngay cả ở những diễn đàn người mình [người Việt] còn ít phát biểu, mặc dù ngoài diễn đàn ai cũng có thể nói - thậm chí tranh cãi - rất hăng...Tóm lại, nhóm mục từ về đường 1A, đường Hồ Chí Minh và hàng rào điện tử McNamara đều do tôi khởi đầu mà gốc là mục từ đường HCM..."
Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 17-2006 ra ngày 20 tháng 4 năm 2006 ([1]):
"Trang Wikipedia tiếng Việt xuất hiện trên Internet lần đầu tiên vào tháng 11-2002 do một Việt kiều ở Mỹ chủ xướng (sic). Lúc đầu Wikipedia tiếng Việt chỉ có trang chính, vì thiếu người đóng góp. Gần một năm sau, nhờ có thêm nhiều người cộng tác, Wikipedia tiếng Việt được nâng cấp. Hiện giờ Wikipedia tiếng Việt có hơn 6.400 bài viết và 2.599 tập tin. Theo thống kê của những người chủ trương, trong khoảng thời gian từ cuối năm 2003 đến tháng 2-2005, sự phát triển Wikipedia tiếng Việt tương đối chậm, nhưng từ tháng 3-2005 đến nay, chúng tăng vọt.
...
Nhưng thuận lợi của Wikipedia đồng thời cũng là khó khăn của nó, vì chính những người làm và những người hỗ trợ Wikipedia cũng không đủ sức để kiểm soát tất cả những bài viết của hàng chục ngàn tác giả trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là những bài viết về chính trị, tôn giáo hay những vấn đề cá nhân, vì vậy trên quyển từ điển bách khoa đôi khi cũng có nhiều từ chuyên môn giải thích chưa được chỉnh và thỉnh thoảng cũng còn nhiều đoạn đụng chạm đến cá nhân.
Tạ Xuân Quan, "Tuổi lên năm của tự điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia", từ tạp chí Kiến thức ngày nay số 558.
"Wikipedia tiếng Việt có 4711 bài viết với 27 (sic) thành viên tham gia người Việt trong và ngoài nước, những thành viên tích cực như Phan Ba, Trần Đình Hiệp, Nguyễn Thanh Quang, Ngô Xuân Trường... Cũng có những thành viên chỉ dùng Nickname như: Avia, Deep Blue, Yesme@... Nhận xét chung là Wikipedia tiếng Việt phát triển hơi chậm, từ tháng 2.2005 mới có vẻ tiến triển hơn."
Một lần nữa thì Stranger Things lại giữ được cái chất đặc trưng vốn có khác của mình đó chính là show rất biết cách sử dụng nhạc của thập niên 80s để thúc đẩy mạch truyện và góp phần vào cách mà mỗi tập phim khắc họa cảm xúc