Wikipedia:Di chuyển trang

Di chuyển, đổi tên hoặc đổi hướng trang là một công cụ dành cho các thành viên đã đăng nhập. Nếu bạn đã đăng nhập, bạn có thể sử dụng nút di chuyển trên đầu bài viết để di chuyển trang. Nếu bạn không đăng nhập, bạn có thể vào trang thảo luận của các thành viên đã đăng nhập để xin họ làm cho bạn, hoặc thỉnh cầu ở Wikipedia:Thỉnh cầu di chuyển trang. Nếu bạn đã đăng nhập và dùng nút di chuyển nhưng có thông báo chỉ người quản lý mới làm được, bạn có thể thỉnh cầu ở Wikipedia:Yêu cầu di chuyển trang.

Khi nào cần di chuyển?

[sửa | sửa mã nguồn]

Thông thường việc đổi tên trang nhằm:

  • Phù hợp với quy định về tên bài viết
  • Phù hợp với nội dung bài viết.
  • Phục vụ các mục đích bảo trì, sửa chữa, không gây nguy hiểm.

Xin đừng di chuyển trang thành tên mới không phù hợp quy định về tên bài viết.

Ích lợi

[sửa | sửa mã nguồn]

Có người sau khi đọc xong Trợ giúp:Đổi hướng sẽ hỏi: tại sao không đơn giản là viết bài có tên mới, rồi sửa bài cũ thành trang đổi hướng đến tên mới?

Câu trả lời là: cách làm này rất không được khuyến khích tại Wikipedia. Cách dùng nút di chuyển có lợi hơn thế. Bởi vì khi đổi tên trang bằng nút di chuyển, ngoài sự thuận tiện với việc ấn vài nút, toàn bộ lịch sử của trang có tên cũ còn được giữ nguyên sau khi trang có tên mới. Nếu làm thủ công như trên, chúng ta sẽ mất lịch sử trang và sẽ gây khó khăn cho những người tra cứu sau này khi họ muốn lần lại lịch sử trang, trong đó có lịch sử đổi tên trang. Đây cũng là cách tôn trọng quyền sở hữu bài viết của các tác giả trước đó của bài.

Làm thế nào để đổi tên trang

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú ý, bạn phải đăng nhập mới có thể làm được điều này, và tài khoản của bạn đã tồn tại tối thiểu 4 ngày.

  1. Mở trang Wikipedia ở phiên bản máy tính (nếu bạn đang ở phiên bản di động)
  2. Đi đến trang bạn muốn đổi tên.
  3. Di chuột tới thẻ "Công cụ" nằm bên phải ô Tìm kiếm.
  4. Nhấn vào mục "Di chuyển" trong các mục sổ xuống.
  5. Nhập nhan đề mới mà bạn muốn đổi, ghi vào lý do khác/bổ sung, và nhấn vào nút "Di chuyển trang". Lịch sử sửa đổi cũ sẽ được di chuyển đến nhan đề mới và nhan đề cũ sẽ được chuyển hướng sang nhan đề mới, vì vậy các liên kết tới trang cũ vẫn sẽ tới trang mới. Tuy nhiên, các đổi hướng kép (nghĩa là, các đổi hướng tới trang có tên cũ) sẽ không liên kết đến đúng nơi, và bạn phải sửa lại các trang đó để nó trỏ tới trang mới. Bạn có trách nhiệm bảo đảm các liên kết chỉ đến đúng chỗ.


Một số lưu ý khi di chuyển trang

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đừng di chuyển hoặc đổi tên trang bằng cách chép/dán nội dung, vì làm vậy sẽ phá mất lịch sử trang. (Giấy phép yêu cầu phải ghi lại tất cả các đóng góp, và những thành viên viết bài vẫn giữ bản quyền những đóng góp của họ trừ phi họ thực sự từ bỏ quyền lợi này. Do đó chúng tôi bắt buộc phải lưu giữ lịch sửa đổi đối với tất cả các đóng góp đáng kể cho đến khi bản quyền này hết hạn.) Nếu bạn vô tình nhìn thấy một di chuyển kiểu cắt-rồi-dán và cần phải được sửa chữa bằng cách nhập lịch sử trang lại, xin hãy nhắn tin cho bảo quản viên để họ sửa điều này.

Nếu bạn không thể đổi tên trang, hoặc bạn cho rằng việc đổi tên sẽ gây ra tranh cãi, xin hãy đi đến Wikipedia:Thỉnh cầu di chuyển trang và ghi nó vào đó.

Lý do phổ biến nhất khiến bạn không thể di chuyển trang là đã có một trang hiện có tại vị trí mà bạn muốn di chuyển tới. Trừ khi nó chỉ là trang đổi hướng đến trang cũ và không có lịch sử sửa đổi. Nó thường xảy ra nhất khi có lịch sử di chuyển từ trang này sang trang khác. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được nhờ vào một bảo quản viên thông qua Wikipedia:Yêu cầu di chuyển trang.

Nếu tên đích đã tồn tại, những nó chỉ chứa một đổi hướng mà không có lịch sử, bạn sẽ vẫn di chuyển được trang (được yêu cầu xác nhận làm như vậy trên màn hình tiếp theo) — người thiết kế phần mềm MediaWiki đã nhận ra rằng đây là trường hợp đặc biệt và sẽ không có thông tin nào bị mất mát khi thực hiện di chuyển trang.

Những gì cần làm sau khi di chuyển trang

[sửa | sửa mã nguồn]

Thay đổi tên chủ đề ở câu đầu tiên của bài

[sửa | sửa mã nguồn]

Vì tên bài viết được phản ánh trong phần đầu, nên phần đó nên được cập nhật để phù hợp với tên mới. Cùng với chỉnh sửa chì chung, thêm chú thích phù hợp vào nơi thích hợp với các trang bị ảnh hưởng. Nếu bài viết đáp ứng các tiêu chí cho tiêu đề in nghiêng được đưa ra trong chính sách Tiêu đề bài viết, hãy đặt {{italic title}} ở đầu bài viết. Một số mẫu hộp thông tin, ví dụ: {{Infobox album}} và {{Infobox book}}, tự động in nghiêng tiêu đề. Nếu chỉ một phần của tiêu đề nên được in nghiêng sau khi di chuyển, hãy sử dụng {{DISPLAYTITLE}}.

Sửa đổi hướng kép

[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu một trang đổi hướng đổi hướng tới một trang đổi hướng khác, phần mềm sẽ chỉ dừng lại ở đổi hướng thứ hai (điều này là để ngăn chặn các vòng lặp vô hạn và liên kết phá hoại). Lưu ý: không sửa chữa đổi hướng kép nếu bạn nghĩ rằng hành động của bạn có thể gây tranh cãi và bị lùi lại.

  1. Mở công cụ các liên kết tới đây cho trang đó (có thể có một liên kết phím tắt trên màn hình tóm tắt di chuyển trang để đến trang này trực tiếp).
  2. Trong phần của trang đó được đánh dấu các bộ lọc, nhấp vào nút có nhãn "Ẩn liên kết" để lọc để chuyển hướng đến tên trước đó. Đối với mỗi chuyển hướng, thay đổi mục tiêu của nó thành tiêu đề trang mới.
  3. Nếu có hơn 50 chuyển hướng được liệt kê, đừng quên điều hướng đến tất cả các phần của danh sách bằng cách sử dụng "50 tiếp theo" hoặc các liên kết khác có sẵn.
Bạn còn thắc mắc?
Mời vào: Bàn giúp đỡ sử dụng Wikipedia
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu nhân vật Cha Hae-In - Solo Leveling
Giới thiệu nhân vật Cha Hae-In - Solo Leveling
Cha Hae-In (차해인) là Thợ săn hạng S người Hàn Quốc và là Phó chủ tịch của Hội thợ săn.
[Review Game] Silent Hill: The Short Messenger
[Review Game] Silent Hill: The Short Messenger
Tựa game Silent Hill: The Short Messenger - được phát hành gần đây độc quyền cho PS5 nhân sự kiện State of Play
Nhân vật Ibara Mayaka trong Hyouka
Nhân vật Ibara Mayaka trong Hyouka
Ibara Mayaka (伊原 摩耶花, Ibara Mayaka ) là một trong những nhân vật chính của Hyouka
Sơ lược lịch sử đầy chính trị của Phở
Sơ lược lịch sử đầy chính trị của Phở
Phở đã trở nên gần gũi với Văn hóa Việt Nam tới mức người ta đã dùng nó như một ẩn dụ trong các mối quan hệ tình cảm