![]() | Đây là trang giải thích bổ sung cho mục khóa hạn chế sửa đổi của quy định khóa trang. Trang này nhằm cung cấp thông tin bổ sung về các khái niệm trong (các) trang mà nó bổ sung. Trang này không phải là một quy định hay hướng dẫn, vì nó không được cộng đồng xem xét kỹ lưỡng. |
Hạn chế sửa đổi là một biện pháp thường được sử dụng trên Wikipedia để bảo vệ trang khỏi việc phá hoại và tranh chấp sửa đổi. Chỉ có những tài khoản đã được mở ít nhất 4 ngày và đã thực hiện được ít nhất 10 sửa đổi (thành viên tự xác nhận) mới có thể sửa đổi bài viết bị bán khóa. Quy định chính thức liên quan đến việc áp dụng và loại bỏ mức khóa này có tại Wikipedia:Quy định khóa trang § Hạn chế sửa đổi. Hướng dẫn sơ bộ này đề cập đến việc quy định bán khóa này đang được các bảo quản viên và điều phối viên áp dụng như thế nào.
Ghi chú: Mọi trường hợp đều là khác nhau. Ngay cả khi một trang thỏa mãn từng tiêu chí trong § Cân nhắc chung và § Tiêu chí bán khóa, điều đó không có nghĩa là trang đó phải được khóa. Các bảo quản viên và điều phối viên có thể tùy ý áp dụng mức khóa này vào từng trường hợp cụ thể.
Biên tập viên yêu cầu bán khóa một trang tại Wikipedia:Yêu cầu khóa hay mở khóa trang (WP:YCKT) cũng như các bảo quản viên và điều phối viên cân nhắc việc bán khóa trang phải đánh giá riêng lẻ từng tình huống trước khi thực hiện thao tác khóa trang.
Bản mẫu {{pp-protected}}
thường được đặt trên các trang bị khóa để hiển thị ổ khóa tương ứng.
Các bài viết là đối tượng phá hoại nặng nề và dai dẳng có thể được bán khóa. Không có một quy định rõ ràng nào quy định mức độ phá hoại cần thiết để cần phải bán khóa. Các bảo quản viên và điều phối viên nên sử dụng phán đoán của mình một cách phù hợp nhất để xác định xem liệu có đảm bảo cho việc bán khóa hay không. Sau đây là một số tiêu chí mà có thể hữu ích để xác định xem có phù hợp để bán khóa hay không:
Nếu muốn khóa hạn chế sửa đổi, phải áp dụng mức khóa lần đầu trong thời gian ngắn, chẳng hạn vài giờ, vài ngày hoặc một tuần tùy thuộc vào loại trang được khóa và mức độ tranh chấp. Nếu hành vi phá hoại vẫn tiếp tục sau khi hết hạn khóa, bài viết có thể tiếp tục bị khóa trong thời gian dài hơn. Ở một vài thời điểm, bảo quản viên và điều phối viên có thể xác định rằng nó cần được khóa hạn chế sửa đổi vô thời hạn. Điều này chỉ áp dụng cho các bài viết bị phá hoại nhiều lần và bất kỳ bảo quản viên hoặc điều phối viên nào cũng có thể gỡ bỏ mức khóa 'vô thời hạn' hoặc giảm mức khóa đó xuống một khoảng thời gian mà đến lúc đó sẽ hết hạn.
Do việc khóa trang một cách hiệu quả sẽ ngăn chặn việc tranh chấp sửa đổi, nên cách duy nhất để biết liệu có còn cần khóa hay không là xem liệu tranh chấp sửa đổi có quay trở lại hay không nếu không được khóa. Vì lý do này, tất cả các trang được bán khóa vô thời hạn có thể được mở khóa theo thời gian. Bảo quản viên và điều phối viên nên theo dõi trang sau khi trang đó được mở khóa.