Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy (y học)

Thông tin y sinh phải dựa trên các nguồn thứ cấp đáng tin cậy được công bố bởi bên thứ ba, và phải phản ánh chính xác kiến thức hiện hành. Hướng dẫn này tập trung vào tiêu chuẩn nguồn cho nội dung liên quan y tế, kể cả y học thay thế, trong khi các nội dung không liên quan đến y khoa thì tuân theo hướng dẫn chung về nguồn đáng tin cậy.

Các nguồn thông tin y sinh lý tưởng gồm: bài tổng quan (đặc biệt là tổng quan hệ thống ) được công bố trên các tạp chí y khoa uy tín, sách học thuật và chuyên môn do các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan và từ các nhà xuất bản uy tín viết, cũng như hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc quan điểm của các chuyên gia quốc gia hoặc quốc tế. Nguồn sơ cấp thường không được sử dụng trong bài viết có nội dung liên quan y tế vì các nguồn như vậy chứa thông tin không đáng tin hoặc thông tin sơ sài, chẳng hạn như là đề cập đến kết quả xét nghiệm ban đầu không có giá trị trong thử nghiệm lâm sàng sau này.

Định nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loại nguồn

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong y văn:

  • Nguồn sơ cấp là những tài liệu mà tác giả trực tiếp tham gia vào nghiên cứu hoặc ghi lại trải nghiệm cá nhân của họ. Chẳng hạn như các tài liệu trong quá trình thăm khám bệnh nhân, tiêm thuốc cho chuột để thí nghiệm, hoặc tài liệu giám sát các thí nghiệm. Nhiều bài báo đăng trên các tạp chí y khoa thuộc loại nguồn sơ cấp, vì chúng cung cấp thông tin trực tiếp về các nghiên cứu và khám phá đã thực hiện.
  • Nguồn thứ cấp tóm lược một hoặc nhiều nguồn sơ cấp hoặc thứ cấp khác, nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan về hiểu biết hiện tại về một chủ đề, đưa ra khuyến nghị, hoặc kết hợp kết quả từ nhiều nghiên cứu. Ví dụ điển hình là các bài tổng quan tài liệu, tổng quan hệ thống trên các tạp chí y khoa, sách chuyên khảo, sách học thuật, hướng dẫn y khoa, hoặc tuyên bố quan điểm từ các tổ chức y tế uy tín.
  • Nguồn thứ ba tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn thứ cấp khác nhau: sách giáo khoa dành cho sinh viên đại học hoặc sau đại học, sách khoa học, sách khoa học phổ thông, và bách khoa toàn thư.

Sự khác nhau giữa thông tin y sinh và thông tin chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Thông tin y sinh cần có nguồn tuân thủ theo hướng dẫn này, trong khi thông tin chung trong cùng một bài viết có thể không tuân thủ.

Ví dụ về một bài viết có nhan đề Dr Foster's Magic Purple Pills (tạm dịch: Thuốc tím kỳ diệu của Tiến sĩ Foster). Bài viết này có thể chứa cả nội dung về y sinh và không liên quan y sinh:

  • Thuốc của Tiến sĩ Foster chữa khỏi mọi thứ. A biomedical claim! Strong MEDRS (MEDical Reliable Source) sourcing is definitely required here (see WP:MEDASSESS)
  • Những viên thuốc này được Tiến sĩ Archibald Foster phát minh và tung ra thị trường vào năm 2015. This is not biomedical information, and it only requires ordinary RS
  • Chúng có màu tím và hình tam giác, được đóng gói riêng trong hộp [cần dẫn nguồn] vì không ai có thể nuốt được viên thứ hai. [cần nguồn y khoa]

Lời khuyên cơ bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Tránh các nguồn sơ cấp

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo chính sách của Wikipedia về thái độ trung lập, không đăng nghiên cứu chưa được công bốthông tin kiểm chứng được, các bài viết cần phải dựa trên các nguồn thứ cấp hoặc thứ ba đáng tin cậy, độc lập và đã được công bố. Đối với nội dung y sinh, cộng đồng Wikipedia dựa vào hướng dẫn có trong các bài tổng quan và sách giáo khoa của chuyên gia, các tuyên bố chính thức do các hiệp hội y khoa và khoa học lớn công bố. Lưu ý rằng nội dung liên quan đến sức khỏe trong các phương tiện truyền thông nói chung (báo điện tử, báo giấy, truyền hình) thường không được sử dụng để trích nguồn cho nội dung y sinh trên Wikipedia. (Tuy vậy vẫn có thể dùng các nguồn ngày trong bài viết y học, ở những phần không quá chuyên ngành, chẳng hạn như nội dung trong đề mục "Xã hội và văn hóa" .)

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu AG Priscilla - Anti AoE and Penetration tanker
Giới thiệu AG Priscilla - Anti AoE and Penetration tanker
Priscilla là một tanker lợi hại khi đối mặt với những kẻ địch sở hữu khả năng AOE và AOE xuyên giáp như Mami, Madoka, Miki
Spoiler Volume 19 LN: Rimuru nuốt chửng Michael
Spoiler Volume 19 LN: Rimuru nuốt chửng Michael
Rimuru đang dự hội nghị ở Ingrasia thì nghe tin chỗ Dagruel có biến nên xách theo Souei và Diablo chạy đến
Review Neuromancer - cột mốc kinh điển của Cyberpunk
Review Neuromancer - cột mốc kinh điển của Cyberpunk
Neuromancer là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng hồi năm 1984 của William Gibson
Blue Period - Bộ Anime truyền động lực và cảm hứng
Blue Period - Bộ Anime truyền động lực và cảm hứng
Bộ phim kể về Yutaro - nhân vật chính, một cậu học sinh cấp 3 "học giỏi, chơi giỏi" nhưng tất cả những điều đó chỉ khiến cậu ta càng thêm trống rỗng và cảm thấy cuộc sống thật nhàm chán và vô vị