Wikipedia:Thẻ quyền cho tập tin

Thẻ quyền hay giấy phép cho tập tinbản mẫu trong trang miêu tả hình ảnh thể hiện tình trạng bản quyền của tập tin đó (có thể là hình scan, ảnh chụp, đoạn âm thanh, video...). Wikipedia là website có nội dung tự do, nhưng hình ảnh trong Wikipedia thì không phải lúc nào cũng như thế. Vì vậy, thẻ quyền là thứ bắt buộc phải có ở trang mô tả của tất cả các tập tin tại Wikipedia nhằm giúp mọi người biết được họ có quyền tái sử dụng, sửa đổi, hay sử dụng trong hoàn cảnh và bài viết nào thì hợp lý. Tập tin nào thiếu sẽ bị gắn biển đề nghị xóa và người có công cụ sẽ xóa sau 7 ngày. Trang này cố gắng liệt kê đầy đủ tất cả các thẻ quyền hiện có của Wikipedia và giải thích cách dùng để giúp bạn tìm ra thẻ phù hợp với tập tin của mình.

Khâu chọn thẻ quyền có thể diễn ra trong lúc bạn đang tải tập tin lên Wikipedia hoặc sau đó. Tức là, bạn có thể chọn một giấy phép bản quyền trong ô "Giấy phép" tại trang tải tập tin lên. Nếu trong đó không có thẻ quyền nào phù hợp thì bạn cứ tải tập tin lên rồi bổ sung giấy phép sau. Khi tập tin đã hiện diện trên Wikipedia, bạn hãy đọc qua bài hướng dẫn này, tìm ra một giấy phép phù hợp rồi dán vào trang mô tả tập tin. Chú ý: Khi dùng các thẻ quyền, xin giải thích rõ tại sao thẻ quyền này áp dụng cho hình. Ví dụ, dùng bảng thông tin để ghi lại nguồn cung cấp hình ảnh, ghi lại lời cho phép của tác giả.

Giấy phép tự do

[sửa | sửa mã nguồn]
©
©

Nếu đó là hình do bạn tự chụp, vẽ, thiết kế, hãy tặng cho Wikipedia bằng giấy phép Creative Commons BY-SA 4.0 (giấy phép phổ biến nhất, cũng là giấy phép của trang web Wikipedia), chỉ cần chép đoạn mã sau vào trang mô tả hình ảnh. Để đọc giải thích về cấp phép tự do và danh sách đầy đủ các giấy phép tự do, hãy bấm vào trang chi tiết.

== Giấy phép ==
{{cc-by-sa-4.0}}

Phạm vi công cộng

[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm vi công cộng (public domain) là những tác phẩm không được bảo hộ bản quyền, có nghĩa là những gì vốn không thuộc diện bảo hộ bản quyền hoặc bản quyền đã hết hạn. Đề mục này chỉ liệt kê một số thẻ quyền phổ biến nhất trên Wikipedia (danh sách đầy đủ nằm trong trang chi tiết).

Phạm vi công cộng Việt Nam
== Giấy phép ==
{{PVCC-Việt Nam}}
  • {{Phạm vi công cộng}}: Thẻ quyền này đã cũ và không còn được sử dụng vì quá chung chung. Nếu gặp thẻ quyền này ở đâu xin thay bằng một giấy phép rõ hơn bên dưới:
Phạm vi công cộng tại Hoa Kỳ
Phạm vi công cộng tại các quốc gia khác
  • {{PD-China}} hoặc {{PVCC-Trung Quốc}}: Hình thuộc phạm vi công cộng tại Trung Quốc: mọi ảnh chụp sau 50 năm kể từ khi được công bố hoặc 50 năm sau khi tác giả qua đời.
  • {{PD-Japan}} hoặc {{PVCC-Nhật Bản}}: Hình thuộc phạm vi công cộng tại Nhật: hình công bố trước ngày 31 tháng 12, 1956 hoặc được chụp trước năm 1946 và không được phát hành trong 10 năm sau đó.
  • {{PD-Australia}} hoặc {{PVCC-Úc}}: Hình thuộc phạm vi công cộng tại Úc: gồm bất kì hình nào được tạo ra trước ngày 1 tháng 1, 1955 hoặc hình được công bố trước năm 2005 mà tác giả đã mất trước ngày 1 tháng 1, 1955.
  • {{PD-Canada}}: Hình thuộc phạm vi công cộng tại Canada: gồm bất kì hình nào được tạo ra trước ngày 1 tháng 1, 1949
  • {{PD-Pakistan}}: Hình thuộc phạm vi công cộng tại Pakistan: mọi ảnh chụp sau 50 năm kể từ khi được tạo ra.
  • {{PD-Nga}}: Thẻ quyền này không còn được sử dụng. Xin dùng các thẻ quyền dưới đây:
  • {{PD-Nga-2008}} Hình thuộc phạm vi công cộng tại Nga, tác giả mất trước ngày 22 tháng 6, 1941, đọc kỹ bản mẫu trước khi dùng.
  • {{PD-AustraliaGov}}: cho các tác phẩm được xuất bản bởi chính phủ Úc hoặc được tổ chức theo Crown Copyright tại Úc hơn 50 năm trước.
  • {{PD-BritishGov}}: cho hình ảnh được tạo bởi Chính phủ Anh và được công bố trước năm 1956.
  • {{PD-Canada}}: cho các tác phẩm rơi vào phạm vi công cộng ở Canada theo Đạo luật bản quyền của Canada.
  • {{PD-China}}: cho những bức ảnh được chụp ở Trung Quốc hơn 50 năm trước hoặc cho những bức ảnh không phải là ảnh mà tác giả đã chết hơn 50 năm trước.
  • {{PD-Italy}}: cho những bức ảnh được chụp ở Ý hơn 20 năm trước, hoặc những bức ảnh nghệ thuật được chụp hơn 70 năm trước.
  • {{PD-Pakistan}}: cho các bức ảnh được xuất bản ở Pakistan hơn 50 năm trước, hoặc cho các hình ảnh không phải là ảnh mà tác giả đã chết hơn 50 năm trước.
  • {{PD-RU-exempt}}: miễn bảo vệ bản quyền theo luật của Nga theo văn bản thẻ.
  • {{PD-SerbiaGov}}: cho các tài liệu, tài liệu, hình ảnh của chính phủ Serbia, v.v.
Phạm vi công cộng do cá nhân phát hành

Loại hình này nên được tải lên Commons:

  • {{PD-self}} hoặc {{PVCC-tôi}}: Nếu bạn là tác giả và muốn hiến tặng hình này cho công chúng, bạn có thể dùng thẻ này. Lưu ý bạn phải là người hoàn toàn tạo ra bức ảnh: tự chụp phong cảnh, tự vẽ tác phẩm bằng tay hoặc bằng đồ họa máy tính, hình chụp nơi công cộng... Không dùng thẻ này nếu bạn scan lại ảnh của người khác hoặc sách, báo truyện, bìa đĩa, ảnh chụp màn hình, ảnh công trình kiến trúc, ảnh vật dụng sản phẩm hoặc logo, áp phích có bản quyền, hình chỉnh sửa từ hình của người khác, hình lấy trên mạng,... Nếu muốn được ghi công, thay vì dùng giấy phép này, bạn hãy chọn các giấy phép tự do.
  • {{PD-user}} hoặc {{PVCC-thành viên}}: Nếu tác giả là thành viên thuộc dự án Wikimedia và đã đồng ý chuyển hình vào phạm vi công cộng, bạn sử dụng thẻ này và nêu rõ tên tác giả. Nếu hình từ dự án khác, xin chèn liên kết hình vào trong bản mẫu để tiện kiểm chứng.
  • {{PD-release}} hoặc {{PVCC-tác giả}}: Nếu tác giả của hình đồng ý (hoặc đã) chuyển hình vào phạm vi công cộng, bạn sử dụng thẻ này, có thể nêu tên tác giả hoặc không.
Một số loại khác
  • {{PD-ineligible}} hoặc {{PVCC-không đủ chuẩn}}: Hình không phù hợp để giữ bản quyền vì chỉ chứa thông tin là tài sản chung, sự thật đơn thuần, dữ kiện đơn thuần hoặc không chứa quyền tác giả gốc. Tác phẩm phải cho thấy đủ tính sáng tạo con người thì mới thích hợp để giữ bản quyền.
  • {{PD-old}} (cũng là {{PD-old-100}}): Hình thuộc phạm vi công cộng ở những nước có thời hạn bảo hộ bản quyền là không quá 100 năm kể từ ngày mất của tác giả (tính đến sau ngày cuối cùng của năm mà nó hết hạn), chủ yếu áp dụng ở Hoa Kỳ, tương tự:
    • {{PD-old-70}}: Không quá 70 năm kể từ ngày mất của tác giả (Thuỵ Sỹ,...)
    • {{PD-old-50}}: Không quá 50 năm kể từ ngày mất của tác giả (Nhật Bản, Ma Cao, Đài Loan, Argentina, Úc, Bỉ, Brazil, Ý, Tây Ban Nha,...). Do máy chủ Wikipedia đặt tại Hoa Kỳ nên giấy phép này được xem là không tự do dùng ở Wikipedia.
Lưu ý rằng thời hạn bảo hộ bản quyền ở những nước khác nhau có sự khác nhau. Xem thêm danh sách quốc gia có hoặc không sử dụng tiêu chuẩn tối thiểu 50 năm từ ngày tác giả mất theo Công ước Bern.
  • {{PD-extinct}}: Tác giả là một tổ chức không tồn tại. Thẻ quyền này không còn được chấp nhận.
  • {{PD-art}}: Hình chụp 2 chiều một tác phẩm nghệ thuật đã thuộc phạm vi công cộng.
  • {{PD-link}} hoặc {{PVCC-liên kết}}: Tác giả phát hành ra phạm vi công cộng, nhưng xin người tái sử dụng liên kết đến dự án này.
  • {{PD-retouched-user}}: Hình phái sinh, sửa đổi từ tác phẩm thuộc phạm vi công cộng, tác giả phát hành lại vào PVCC.
  • {{RetouchedPicture}}: Thẻ quyền này chỉ mang tính miêu tả đây là hình phái sinh. Xin thêm đầy đủ nội dung miêu tả và sử dụng kèm một thẻ quyền khác phát hành lại quyền sử dụng hình. Nếu hình gốc thuộc PVCC, thì hình phái sinh cũng vậy. Nếu tác phẩm được mô tả là có bảo hộ bản quyền thì không thể xem hình phái sinh thuộc PVCC, bao gồm sửa đổi hình chụp, đồ hoạ,...
Nếu bạn gặp một bản mẫu phạm vi công cộng ở ngôn ngữ khác mà tiếng Việt chưa có hoặc chưa phổ biến đến mức cần có, bạn có thể sử dụng bản mẫu sau
  • {{PD-bởi vì|lý do}}: "lý do" là lời giải thích cặn kẽ vì sao bạn áp dụng giấy phép tự do cho hình đó.

Ví dụ: Tài liệu nghị viện (biên bản chính thức, như nghị quyết) của Liên Hiệp Quốc thuộc phạm vi công cộng.

Sử dụng hợp lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Các bản mẫu cho hình đang còn thời hạn bản quyền nhưng bạn đã được tác giả cho phép hoặc là hình không thể thay thế và bạn yêu cầu được sử dụng hợp lý trong Wikipedia Tiếng Việt. Nếu là hình sử dụng hợp lý, bạn hãy chú ý thêm vào Bản mẫu:Mô tả sử dụng hợp lý vào trang mô tả hình.

Bản mẫu chuyên biệt

[sửa | sửa mã nguồn]
  • {{KTD-biểu tượng}}: mô tả các huy hiệu của một chính phủ hay một trong các tổ chức chính phủ.
  • {{KTD-biểu trưng}}: không dùng biểu trưng có chứa khẩu hiệu nếu biểu trưng gốc không có, có thể dùng bản mẫu {{mtsdhl logo}} để được hỗ trợ miêu tả sử dụng hợp lý đơn giản nhất.
  • {{Phi thương mại}}: Hình được cấp phép "chỉ được dùng với mục đích phi thương mại" hoặc "chỉ cho phép dùng tại Wikipedia" được tải lên sau ngày 19 tháng 5, 2005, hoặc không được dùng ở bài nào, và không chứng minh được thỏa mãn các điều kiện của nội dung không tự do sẽ không được chấp nhận và bị xoá theo tiêu chuẩn xoá nhanh.
  • {{KTD-nghệ thuật 2 chiều}}: Hình ảnh một bản vẽ, bức tranh, bản in,... bản quyền thuộc về người khác. Dùng để bình luận đặc biệt đối với tác phẩm đang đề cập đến, thể loại nghệ thuật hoặc kỹ thuật của tác phẩm nghệ thuật.
  • {{KTD-hình chụp màn hình phần mềm}}: Để nhận dạng và bình luận quan trọng về phần mềm đang đề cập, không phải đối tượng trên màn hình, tiêu biểu có:
  • {{KTD-hình chụp màn hình ti vi}}: Dùng để nhận xét, phê bình và thảo luận về điện ảnh và truyền hình.
  • {{KTD-hình chụp màn hình phim}}
  • {{KTD-hình chụp màn hình trò chơi điện tử}}
  • {{KTD-bìa sách}}: chỉ dành cho bài viết về chính quyển sách đó, hoặc đoạn bài bình luận về quyển sách đó. Không dùng để nói về chủ thể hay sự kiện in trên bìa sách.
  • {{KTD-bìa phim}}: dành cho hình bìa của băng video, đĩa DVD, Blu-ray,... để minh họa cho cuốn phim liên quan, không minh hoạ cho diễn viên hoặc sự kiện trên bìa phim.
  • {{KTD-bìa tạp chí}}: chỉ dùng minh họa cho việc phát hành của số tạp chí liên quan, không minh hoạ cho chủ thể trên bìa.
  • {{KTD-hình chụp báo}}: chỉ dùng minh họa cho việc phát hành bài báo hoặc ấn phẩm đang được đề cập tới, không minh hoạ cho chủ thể trên bìa.
  • {{KTD-bìa đĩa nhạc}}: Chỉ để minh họa cho bản thu âm đó.
  • {{KTD-bìa trò chơi điện tử|}}: Để minh họa dạng đóng gói trò chơi đang được đề cập.
  • {{KTD-hình lịch sử}}: Dùng khi bản thân bức hình là chủ đề được đề cập tới chứ không phải về sự kiện mà nó đang mô tả.
  • {{KTD-hình truyện tranh}}: Hình bìa minh họa cho bộ truyện hoặc nhân vật của truyện; một khung hoặc một trang truyện minh hoạ cho cảnh/diễn biến được miêu tả, hoặc cho nhân vật. Sử dụng số lượng hạn chế.
  • {{KTD-hình quảng bá}}: Minh họa cho người, sản phẩm, sự kiện, hoặc chủ đề được nhắc đến trong điều kiện không có hình tự do để thay thế.
  • {{KTD-áp phích}}: Để đánh giá chi tiết về bộ phim, sự kiện, nhân vật đang được đề cập đến hay chính bản thân áp phích đó chứ không phải chỉ dùng để minh họa.
  • {{KTD-áp phích chính trị}}: Để nhận dạng và bình luận về bản thân áp phích hay phong trào chính trị liên quan.
  • {{KTD-áp phích thể thao}}: Dùng để miêu tả về sự kiện thể thao trong hình.
  • {{KTD-đoạn âm thanh}}: Dùng để xác định một phong cách âm nhạc, một nhóm nhạc hoặc một đoạn nhạc mang tính biểu tượng khi đi kèm với lời bình luận mang tính phê bình, phân tích. Những đoạn nhạc mẫu không được dài hơn 30 giây (hoặc 10% chiều dài của bản nhạc gốc đối với bài hát dài dưới 5 phút).
Không tự do ở một số bang ở Hoa Kỳ.
  • {{KTD-AUSPIC}}: Dùng ảnh của một thành viên Nghị viện Úc lấy từ AUSPIC, nguồn chính thức của chính phủ.

Có thể có cũng có thể không có bản quyền

[sửa | sửa mã nguồn]
  • {{KTD-tiền tệ}}: Trừ tiền ở Hoa Kỳ thuộc được xem là công trình của chính quyền Liên bang nên thuộc PVCC, hầu hết tiền hiện hành của các nước khác đều giữ bản quyền. Trong trường hợp sử dụng hợp chỉ dùng để nhận diện về đơn vị tiền tệ đó, chứ không phải người, cảnh hoặc sự kiện in trên tiền.
  • {{KTD-tem thư}}: Nguyên tắc tương tự như tiền.
  • {{KTD-tem thư Hoa Kỳ}}

Chưa biết

[sửa | sửa mã nguồn]

Giấy phép không hợp lệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Wikipedia không chấp nhận các loại giấy phép cũng như các nội dung cấp phép sau:

  • Cấm sửa đổi, biến tấu
  • Cấm sử dụng thương mại
  • Cấm tạo ra tác phẩm phái sinh
  • Phải xin phép trước khi sử dụng
  • Chỉ dùng trên Wikipedia
  • Chỉ dùng cho mục đích phổ cập thông tin, phổ cập kiến thức

Hoặc tương tự. Những hình ảnh, tập tin mà chỉ cần người giữ bản quyền khẳng định một trong các điều trên có nghĩa là tập tin đó không đủ tự do theo quy định của Wikipedia và sẽ bị xóa ngay lập tức.

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Công thức làm lẩu ếch măng cay
Công thức làm lẩu ếch măng cay
Lẩu ếch măng cay là một trong những món ngon trứ danh với hương vị hấp dẫn, được rất nhiều người yêu thích, cuốn hút người sành ăn
Game đối kháng Jujutsu Kaisen: Cursed Clash
Game đối kháng Jujutsu Kaisen: Cursed Clash
Bandai Namco đã ấn định ngày phát hành chính thức của tựa game đối kháng Jujutsu Kaisen: Cursed Clash
Cách quản lý thời gian để học tập sao cho tốt
Cách quản lý thời gian để học tập sao cho tốt
Cùng tìm hiểu cách quản lý thời gian tối ưu cho việc học tập của một học bá Đại học Bắc Kinh
Nhân vật Arche Eeb Rile Furt - Overlord
Nhân vật Arche Eeb Rile Furt - Overlord
Arche sở hữu mái tóc vàng cắt ngang vai, đôi mắt xanh, gương mặt xinh xắn, một vẻ đẹp úy phái