Một phiên bản của hệ điều hành Windows NT và Windows Server | |
Nhà phát triển | Microsoft |
---|---|
Họ hệ điều hành | Microsoft Windows |
Tình trạng hoạt động | Đang hoạt động |
Phát hành lần đầu | 2 tháng 3 năm 2021[1] |
Bản xem trước mới nhất | 10.0.20348.1194 / 25 tháng 10 năm 2022[2] |
Đối tượng tiếp thị | Doanh nghiệp |
Phương thức cập nhật | Windows Update |
Nền tảng | x86-64 |
Loại nhân | Hybrid (Windows NT kernel) |
Giao diện mặc định | Windows shell (Graphical) Windows PowerShell (Command line) |
Sản phẩm trước | Windows Server 2019 (2018) |
Sản phẩm sau | Windows Server 2025 (2024) |
Website chính thức | microsoft |
Trạng thái hỗ trợ | |
Hỗ trợ chính thức kết thúc ngày 13 tháng 10 năm 2026 Hỗ trợ mở rộng kết thúc ngày 14 tháng 10 năm 2031 .[3] |
Windows Server 2022 là một phiên bản của hệ điều hành máy chủ Windows Server của Microsoft, là một phần của dòng hệ điều hành Windows NT, được phát triển đồng thời với Windows 10 phiên bản 21H2. Windows Server 2022 đã được công bố tại sự kiện Ignite của Microsoft từ ngày 2/3/2021 đến ngày 4/3/2021. Nó đã được phát hành rộng rãi vào ngày 18/8/2021 và là phiên bản "kế nhiệm" của Windows Server 2019 - vốn đã ra mắt vào mùa Thu năm 2018.
Ngày 22/2/2021, Microsoft đã công bố Windows Server 2022 sẽ ra mắt vào ngày 2/3/2021.[4]
Ngày 3/3/2021, Microsoft công bố Windows Server 2022 khi nó được phát hành thông qua Windows Update. Windows Server 2022 chính thức đi vào hoạt động và phổ biến rộng rãi từ ngày 18/8/2021.[5][6]
Vào tháng 9 năm 2021, Microsoft công bố SQL Server 2022 sẽ ra mắt vào tháng 3 năm 2022.[7]
Windows Server 2022 có những tính năng đáng chú ý sau:[7][8]
Phần cứng | Thông số cần thiết |
---|---|
CPU | Vi xử lý 1.4 GHz x86-64 có hỗ trợ NX, DEP, CMPXCHG16b, LAHF/SAHF và PrefetchW |
RAM | 2 GB (có hỗ trợ ECC) dành cho máy chủ với tùy chọn cài đặt Desktop Experience |
Bộ nhớ | 32 GB dung lượng trống |
Đồ họa | Độ phân giải 1024 x 768 pixel |
Mạng | Bắt buộc:
Hoặc NIC với tốc độ truyền dữ liệu tối thiểu 1 Gbit/s[7] |
BIOS | UEFI 2.3.1c |
Bảo mật | TPM 2.0 |