Xà hình quyền

Xà quyền

Rắn là một trong những loài động vật tiêu biểu được con người quan sát để học tập, hình thành các bí quyết võ công và vận dụng vào việc di chuyển, né tránh, chống đỡ, truy kích… khi gặp đối phương là con Rắn (trong thuật ngữ Võ học gọi “Xà quyền”).

Xà hình quyền là một bài võ tiêu biểu của võ học Trung Hoa. Vì bắt chước hình, thần, ý, kình của rắn mà có tên là Xà hình quyền.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời nhà Minh, Thiếu Lâm quyền và Nam quyền, trong đó đã có xà quyền. Thời nhà Thanh trong Hình ý quyền, Bát quái chưởng đã có xà hình thủ bộ, gần đây đã dần hoàn chỉnh. Các nơi như Triết Giang, Quảng Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông, Giang Tô, Hồ Nam, Giang Tây, cho đến Hồng Kông, Đài Loan cũng đều truyền tập.

Có giá trị thực dụng tương đối cao, trong chiến đấu thực sự thì yêu cầu: “Thân phải lắc lư, bộ hình phải di chuyển không ngừng, hai tay chợt né vươn mà đánh, bước vòng vèo bước (bộ) hợp thân, ...; dùng chỉ pháp (ngón tay) thọc vào yết hầu (cổ họng) nhanh và chính xác, hai rồng vờn ngọc chưởng phục nhắm vào hai bên sườn và hông của địch, tay hạc chợt mổ vào chợt đánh đỉnh; chân khi nhóm điểm lúc hạ thấp lờn vờn xung quanh tìm chỗ sơ hở mà tiến vào, vuốt hổ tiến, tiến nhanh ứng chậm, khéo mền vờn.

Phát kình hét lên tiếng trợ thế, lấy khí thúc kình, lấy mắt chuyển thần”, uy phong ngời ngời, thần thái sung mãn.

Tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam, các nhà nghiên cứu võ học tiền bối cũng đã sớm chuyển hóa, phổ quát các tính năng đặc biệt tinh diệu của loài rắn vào nhiều bài quyền thuật, binh khí lẫn các biệt chiêu, đòn thế hóc hiểm và một số tuyệt kỹ võ chiến đấu của dân tộc.

Những tính năng tinh diệu của rắn chính là khả năng phóng xa, trườn nhanh, quất mạnh, uốn lượn, cuốn, siết, cắn, mổ, chuyển hóa linh diệu (thoắt ẩn, thoắt hiện, khi mềm dẻo, khi cứng rắn, cường mãnh…), ứng biến mau lẹ, rình mồi, săn mồi, vồ mồi cực kỳ chính xác, hiệu nghiệm, thích nghi ở mọi lúc, mọi nơi (dưới đất, trên cây, trong hang động). Đặc biệt, “vũ khí” độc hiểm nhất của rắn chính là ở miệng, ở nọc.

Cùng với các biệt chiêu thần diệu, biến hóa khôn lường và các bí thuật cực kỳ độc hiểm của môn “Võ rồng” (Long quyền), “Võ Hổ” (Hổ quyền), “Võ Khỉ” (Hầu quyền), “Võ Hạc” (Hạc quyền), “Võ gà” (Kê quyền)… thì môn “Võ Rắn” (Xà quyền) còn mang cả những bí quyết độc đáo được phổ quát trong các đồ hình “Bát Quái pháp”, đồ hình “Tấn pháp” (bộ chân, trong võ thuật còn gọi “bộ ngựa”) và nhiều bộ pháp quan yếu khác.

Trong đó các tính năng đặc dị của môn “Xà quyền” được tổ tiên chúng ta nâng lên thành những quyền năng tuyệt thế để áp dụng một cách hiệu nghiệm trong chiến đấu.

Từ các bộ pháp linh ứng và tuyệt kỹ võ công này đã giúp Võ Việt có điều kiện khai mở, hình thành nhiều thế võ, bài võ liên hoàn, chiến đấu sắc bén, mang tầm sát thương cao, phù hợp với từng đối phương, từng trận chiến, góp phần bổ sung vào kho tàng Võ cổ truyền dân tộc và sau này là nền Võ học Việt Nam ngày thêm đồ sộ.

Vào những năm 1965, 1966, người hâm mộ võ thuật Việt Nam không thể quên hình ảnh võ sư Cao Thành Sơn (con trai cố võ sư Cao Thành Sạn) luôn sử dụng xà quyền trong chiến đấu. Võ sư Đinh Chí Dũng dùng bài xà quyền đoạt huy chương vàng tại Hội diễn Võ cổ truyền toàn quốc năm 1987, những chuyến lưu diễn tại Ý, Nhật Bản, Liên Xô.

Năm Tỵ, đôi điều về vũ điệu võ thuật Việt Nam trong xà quyền, là món quà xuân tặng bạn đọc đầu năm để hiểu biết thêm về tinh hoa của võ thuật dân tộc và thế giới.

Kỹ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Những thế võ uyển chuyển, bàn tay gập lại hình đầu rắn tạo ra những thế võ rắn, nhằm giúp con người mang lại lợi ích về sức khỏe, kỹ thuật tự vệ chiến đấu, rèn luyện những tính năng cần thiết: bình tĩnh, dũng cảm, kiên trì, thân pháp nhẹ nhàng, linh hoạt, ứng phó lanh và thích nghi với môi trường. Những võ sư tiền bối đã dựa vào những hành động, cử chỉ, cách săn mồi… của loài rắn, chọn lọc tinh vi đặt ra những chiêu thức, thế võ, đòn quyền mang tính chiến đấu cao trong sự cạnh tranh sinh tồn. Những miếng võ này được mô phỏng những hành động tự vệ, hoặc kiếm ăn bằng cách tấn công con mồi rồi sáng tạo ra. Môn võ mô phỏng động tác của loài rắn, gọi là xà quyền. Người tập môn võ này đòi hỏi là người am hiểu nội công ngoại lực, võ thuật tinh thông, kỹ thuật cao và phải biết biến hóa linh hoạt, nhanh nhẹn, tập luyện công phu, lâu dài, cương nhu biến hóa.

Rắn là loài bò sát không chân nhưng di chuyển rất nhanh là nhờ hệ cơ, các vảy rất khỏe. Nó di chuyển về phía trước dưới dạng vặn uốn thân hình qua lại thành nhiều đường cong gợn sóng. Những đòn đánh của rắn thường là đầu mổ, lưỡi quấn, răng cắn, thân vặn, đuôi móc… Rắn thường nằm cuộn mình, khi gặp địch thủ nó vươn thẳng đầu phóng tới với tốc độ cực kỳ mau lẹ khác thường. Trong giao đấu, người luyện xà quyền phải bình thản, trầm tĩnh, triển khai giác quan để cảm nhận các thế đánh của đối thủ, chỉ chờ cơ hội là xuất kích. Khí lực sẽ lưu thông từ sống lưng qua cánh tay tới tận đầu ngón tay. Khi va chạm, sức mạnh của khí lực nội tại tạo nên một uy lực rất lớn làm cho đối phương đau đớn dữ dội, có khi tử vong. Đòn đánh này y như tác hại nọc độc của rắn.

Rắn là loài vật không có tay chân nên xà quyền không tận dụng đòn đấm mà sử dụng ức bàn tay và đầu ngón tay. Xà quyền chú trọng nội lực để tung đòn hạ thủ vào yếu huyệt của đối phương. Kỹ thuật xà quyền hoàn hảo, công thủ toàn diện, đòn công cũng là đòn thủ và ngược lại.

Xà quyền có nhiều chiêu đánh bằng ngón tay:

– Xà vương xuất động: ngón trỏ và ngón giữa thành hình lưỡi rắn chĩa ra phía trước, các ngón kia khép lại. Đòn này nhắm vào các điểm nhược của cơ thể như mắt, cổ họng.

– Thanh xà tọa thủ: xếp các ngón tay lại như đầu một con rắn hổ đang uốn khúc vươn lên. Cùi chỏ uốn cong cho cánh tay vươn thẳng ra phía trước như một con rắn sẵn sàng lao tới, nhắm vào mắt, cuống họng.

– Thủy xà thượng điêu: kích 5 đầu ngón tay vào cổ họng, nách đối phương…

Cử động loài rắn thật uyển chuyển nên người luyện xà quyền phải giữ thân hình linh hoạt, cánh tay nhuần nhuyễn, ước tính đúng thời điểm chạm đòn để chỉ gồng cứng tập trung cương lực nơi ức bàn tay hay các đầu ngón tay thôi.

Xà quyền là những đòn tay mổ chọc vào đối phương bằng các ngón tay, giống như động tác mổ của loài rắn. Các thế võ, thủ pháp mang hình dáng con rắn, tính mỹ thuật cao.

Tóm lại, đặc điểm kỹ thuật của xà quyền là trong nhu có cương, trong tĩnh có động, thân pháp linh hoạt, nhanh nhẹn, biến hóa, mắt sắc tay nhanh, công thủ nhất loạt.

Hiện nay trên thế giới có những bài quyền nổi tiếng: Xà quyền luyện nguyệt (rắn thần luyện trăng), Kim xà lục khởi (rắn vàng dưới đất nhô lên), Xà phiên thiên chân (rắn quật động trời), Bạch xà phẫn mạt (rắn trắng phun bọt), Xà đằng tẩu lộ (rắn lăng lướt sương), Giác xà ứng vĩ (rắn sừng vẫy đuôi), Bạch xà thổ tín (rắn trắng lè nọc), Xà vương xuất động (vua rắn rời động)… Về khí giới thì có Xà hành đao, Xà hành kiếm, Cung đạn bát thảo tầm xà….[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Vài nét về Xà quyền”. VÕ THUẬT. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2022.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Arisu Sakayanagi - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Nhân vật Arisu Sakayanagi - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Arisu Sakayanagi (坂さか柳やなぎ 有あり栖す, Sakayanagi Arisu) là một trong những lớp trưởng của lớp 2-A.
Lý do Alhaitham sử dụng Quang học trong chiến đấu
Lý do Alhaitham sử dụng Quang học trong chiến đấu
Nguyên mẫu của Alhaitham được dựa trên "Nhà khoa học đầu tiên" al-Haytham, hay còn được biết đến là Alhazen
Ray Dalio - Thành công đến từ những thất bại đau đớn nhất
Ray Dalio - Thành công đến từ những thất bại đau đớn nhất
Ray Dalio là một trong số những nhà quản lý quỹ đầu tư nổi tiếng nhất trên thế giới
Vì sao Harry Potter lại được chiếc nón phân loại đánh giá là thích hợp ở nhà Gryffindor lẫn Slytherin?
Vì sao Harry Potter lại được chiếc nón phân loại đánh giá là thích hợp ở nhà Gryffindor lẫn Slytherin?
Hình như mọi người đều nghĩ Harry Potter thích hợp nhất ở nhà Gry và cảm thấy tất cả mọi yếu tố tính cách của Harry đều chính minh cho một Gry thực thụ