Xô viết Liên bang

Xô viết Liên bang Xô Viết Tối cao Liên Xô
Совет Союза Верховного Совета СССР
Tổng quát Cơ quan
Quốc gia Liên Xô
Thành lập1937 (1937)
Tiền thân
Giải thể2 tháng 1 năm 1992 (1992-01-02)
Thay thế
Trụ sởMoskva
Đứng đầu
  • Chủ tịch đầu tiên, Andrey Andreyev
  • Chủ tịch cuối cùng, Konstantin Lubenchenko
Trực thuộc cơ quanXô viết Tối cao Liên Xô
Bản đồ
Lãnh thổ Liên Xô (1945-1991)

Xô viết Liên bang (tiếng Nga: Совет Союза) hay còn được gọi Xô viết Liên bang Xô viết Tối cao Liên Xô (tiếng Nga: Совет Союза Верховного Совета СССР) là một viện của Xô viết Tối cao Liên Xô. Được thành lập theo Hiến pháp Liên Xô năm 1936. Chính thức hoạt động năm 1938.

Xô viết Liên bang có quyền hạn tương tự như Xô viết Quốc gia. Theo Nghị định tại Liên Xô ban hành ngày 5/9/1991 "là cơ quan nhà nước tối cao và quản lý Liên Xô trong thời gian quá độ".

Xô viết Liên bang được bầu trên cơ sở phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và trực tiếp bằng phiếu kín phù hợp với các nguyên tắc dân chủ Liên Xô, đồng thời với quy định một đại biểu đại diện cho 300.000 người.

Từ triệu tập thứ 1-11 (1937-1989), đã được bầu bằng phiếu kín trực tiếp trong bầu cử đại biểu theo hệ thống đa nguyên. Từ triệu tập thứ 12 (1989-1991) được bầu do Đại hội Đại biểu Nhân dân Liên Xô.

Khác với Xô viết Quốc gia, Xô viết Liên bang đại diện cho tất cả người dân Liên Xô không phân biệt vùng đất hay dân tộc. Xô viết Liên bang bầu Chủ tịch và 4 Phó Chủ tịch để lãnh đạo viện.

Số lượng thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Hiến pháp Liên Xô 1936 quy định mỗi đại biểu đại diện cho 300.000 người dân.

  • Triệu tập 1 - 490 đại biểu (147.027.915/300.000 dân).
  • Triệu tập 2-5 - 569 đại biểu (170.557.093/300.000 dân).
  • Triệu tập 6-8 - 696 đại biểu (208.826.650/300.000 dân).
  • Triệu tập 9 - 806 đại biểu (241.720.134/300.000 dân).

Theo Hiến pháp 1977, số lượng đại biểu Xô viết Liên bang bằng với số lượng đại biểu của Xô viết Quốc gia.

  • Triệu tập 10-11 - 750 đại biểu.
  • Triệu tập 12 - 271 đại biểu.

Chủ tịch Xô viết Liên bang

[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch Xô viết Liên bang là chủ tọa phiên họp của Xô viết Liên bang và giải quyết công việc tại viện.

Dach sách Chủ tịch Xô viết Liên bang

[sửa | sửa mã nguồn]
Họ và tên Bắt đầu Kết thúc
Andrey Andreyev 12/1/1938 10/2/1946
Andrei Zhdanov 12/3/1946 25/2/1947
Ivan Parfenov 25/2/1947 12/6/1950
Mikhail Yasnov 12/6/1950 14/7/1956
Alexander Volkov 20/4/1954 14/7/1956
Pavel Lobanov 14/7/1956 18/3/1962
Ivan Spiridonov 18/3/1962 14/6/1970
Alexey Shitikov 14/6/1970 11/4/1984
Lev Tolkunov 11/4/1984 24/5/1988
Yury Khristoradnov 24/5/1988 25/5/1989
Yevgeny Primakov 3/6/1989 28/3/1990
Ivan Laptev 28/3/1990 21/10/1991
Konstantin Lubenchenko 21/10/1991 2/1/1992

Xô Viêt Liên bang gồm có những Ủy ban sau:

  • Ủy ban Thường vụ
  • Ủy ban Thẩm tra tư cách đại biểu
  • Ủy ban Tư pháp
  • Ủy ban Ngoại giao
  • Ủy ban Dự toán kế hoạch
  • Ủy ban Công nghiệp
  • Ủy ban Năng lượng nguyên tử
  • Ủy ban Giao thông và Bưu chính
  • Ủy ban Kiến trúc và vật liệu xây dựng
  • Ủy ban Hợp tác Công nông
  • Ủy ban Khoa học kỹ thuật
  • Ủy ban Sự nghiệp Thành thị và sự nghiệp Công cộng, Nhà ở
  • Ủy ban Y tế và hỗ trợ xã hội
  • Ủy ban Văn hóa Giáo dục Quốc dân
  • Ủy ban công tác lao động phụ nữ và bảo vệ bà mẹ, trẻ em
  • Ủy ban Thanh niên
  • Ủy ban bảo tồn thiên nhiên và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
  • Ủy ban hàng tiêu dùng và dịch vụ thiết yếu

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bốn nguyên tắc khi mở miệng của đàn ông
Bốn nguyên tắc khi mở miệng của đàn ông
Ăn nói thời nay không chỉ gói gọn trong giao tiếp, nó còn trực tiếp liên quan đến việc bạn kiếm tiền, xây dựng mối quan hệ cũng như là duy trì hạnh phúc cho mình
Giới thiệu Light Novel: Isekai Meikyuu no Saishinbu wo Mezasou
Giới thiệu Light Novel: Isekai Meikyuu no Saishinbu wo Mezasou
Một chàng trai thành phố bất ngờ tỉnh lại trong một hành lang tối tăm mà không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Review Neuromancer - cột mốc kinh điển của Cyberpunk
Review Neuromancer - cột mốc kinh điển của Cyberpunk
Neuromancer là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng hồi năm 1984 của William Gibson
Nhật Bản - Sự Trỗi Dậy Của Con Hổ Phương Đông?
Nhật Bản - Sự Trỗi Dậy Của Con Hổ Phương Đông?
BoJ đã chính thức trở thành ngân hàng cuối cùng trên thế giới nới lỏng chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo khi quốc gia này đang phải đối mặt với hàng thập kỷ giảm phát.