Xô viết Tối cao Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina

Xô viết Tối cao CHXHCNXV Ukraina

Верховна Рада Української РСР
(tiếng Ukraina)
Верховный Совет Украинской ССР
(tiếng Nga)
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina CHXHCNXV Ukraina (1937-1941), (1944-1991)
Huy hiệu hoặc biểu trưng
Dạng
Mô hình
Lịch sử
Thành lập1937
1947 (tái lập)
Giải thể1941 (Đức chiếm đóng)
1991
Tiền nhiệmĐại hội Xô viết toàn Ukraina
Kế nhiệmVerkhovna Rada
Lãnh đạo
Chủ tịch
Mykhailo Burmystenko (đầu tiên) Leonid Kravchuk (cuối cùng)
Bầu cử
Bầu cử vừa qua1990
Trụ sở
Tòa nhà Verkhovna Rada, quảng trường Xô viết, Kyiv, CHXHCNXV Ukraina, Liên Xô

Xô viết Tối cao Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina (tiếng Ukraina: Верховна Рада Української РСР, Verkhovna Rada Ukrains'koi RSR; tiếng Nga: Верховный Совет Украинской ССР, Verkhovnyy Sovet Ukrainskoy SSR) là xô viết tối cao (cơ quan lập pháp chính) của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina (CHXHCNXV Ukraina), một trong những nước cộng hòa liên bang của Liên Xô. Xô viết tối cao của CHXHCNXV Ukraina được thành lập vào năm 1937, thay thế Đại hội Xô viết toàn Ukraina.[1]

Trước khi demokratizatsiya (dân chủ hóa), Xô viết Tối cao được mô tả như một con dấu cao su cho chế độ Ukraina Xô viết, hoặc chỉ có thể ảnh hưởng đến các vấn đề ít nhạy cảm và ít quan trọng đối với chế độ của Đảng Cộng sản Ukraina, tương tự như tất cả các xô viết tối cao khác tại các nước cộng hòa liên bang. Cuộc bầu cử năm 1990 tại Ukraina là cuộc bầu cử đầu tiên tại Ukraina Xô viết mà các đảng đối lập được phép tranh cử.[2]

Cuộc bầu cử đầu tiên cho Xô viết Tối cao của CHXHCNXV Ukraina được tổ chức từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 28 tháng 7 năm 1938. Tổng cộng có 304 đại biểu được bầu và Mykhailo Burmystenko được bầu làm Chủ tịch Xô viết Tối cao của CHXHCNXV Ukraina.[3]

Sau cái chết của Burmystenko vào năm 1941, vị trí Chủ tịch Xô viết Tối cao của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina bị bỏ trống cho đến năm 1947. Chủ tịch Xô viết tối cao của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina tại vị lâu nhất là Oleksandr Korniychuk.

Danh sách Chủ tịch Xô Viết Tối cao:

Chân dung Chủ tịch Nhậm chức Bãi nhiệm/
Miễn nhiệm
Mykhailo Burmystenko 25 tháng 7 năm 1938 9 tháng 9 năm 1941
Oleksandr Korniychuk 1947 1953
Pavlo Tychyna 1953 1959
Oleksandr Korniychuk 1959 1972
Mykhailo Bilyi 1972 1980
Kostiantyn Sytnyk 1980 1985
Platon Kostiuk 1985 4 tháng 6 năm 1990
Vladimir Ivashko 4 tháng 6 năm 1990 9 tháng 7 năm 1990
Leonid Kravchuk 23 tháng 7 năm 1990 5 tháng 12 năm 1991

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “75 лет со дня образования Донецкой области”. dn.archives.gov.ua. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2020.
  2. ^ Whitmore, Sarah (2 tháng 6 năm 2004). State Building in Ukraine: The Ukrainian Parliament, 1990-2003. ISBN 9781134321483.
  3. ^ Военный вестник (bằng tiếng Nga). Изд-во "Красная звезда". 1938.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Mai - Khi tình yêu không chỉ đơn thuần là tình ~ yêu
Mai - Khi tình yêu không chỉ đơn thuần là tình ~ yêu
Cuộc đời đã khiến Mai không cho phép mình được yếu đuối, nhưng cũng chính vì thế mà cô cần một người đồng hành vững chãi
Review hòn đảo nhiệt đới Siargao Philippines 3 ngày 2 đêm
Review hòn đảo nhiệt đới Siargao Philippines 3 ngày 2 đêm
Siargao là một hòn đảo phía Đông Nam Philippines, nổi tiếng với hình dáng giọt nước mắt tear-drop
Tóm tắt chương 227: Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 227: Jujutsu Kaisen
Đầu chương, Kusakabe không hiểu cơ chế đằng sau việc hồi phục thuật thức bằng Phản chuyển thuật thức
Gu âm nhạc của chúng ta được định hình từ khi nào?
Gu âm nhạc của chúng ta được định hình từ khi nào?
Bạn càng tập trung vào cảm giác của mình khi nghe một bài hát thì mối liên hệ cảm xúc giữa bạn với âm nhạc càng mạnh mẽ.