Chú Lăng Nghiêm (Śūraṅgama mantra/楞嚴咒) là một trường Thần chú (Đhāraṇī/Đà-La-Ni) của Phật giáo ở khu vực Đông Á. Mặc dù tương đối ít được biết đến trong vùng Tây Tạng hiện đại, nhưng có một số văn bản Thần chú Śūraṅgama trong kinh điển Phật giáo Tây Tạng. Chú Lăng Nghiêm có mối liên hệ chặt chẽ với truyền thống Thiền định ở Phật giáo Trung Hoa. Câu thần chú này lấy theo theo chương mở đầu của kinh Lăng Nghiêm (Śūraṅgama Sūtra)[1], trong lịch sử được Đức Phật Cồ Đàm (Gautama) truyền lại cho Bồ tát Văn-thù-sư-lợi (Manjushri) để bảo vệ Tôn giả Ananda trước khi vị này đắc quả trở thành một La Hán (Arhat). Điều này lại được Đức Phật nói ra trước hội chúng tu sĩ và cư sĩ[1]. Trong Śūraṅgama Sūtra, câu thần chú tiếng Phạn (được gọi khác nhau là Dhāraṇī/Đà-La-ni hoặc Chân ngôn) có trong đó được gọi là Sitātapatroṣṇīṣa dhāraṇī (Bạch Tản Cái Đà La Ni/大白傘蓋陀羅尼/Gdugs dkar), Thần chú Lăng Nghiêm Śūraṅgama (楞嚴咒) nổi tiếng và được tụng niệm phổ biến trong Phật giáo Đông Á.
Giống như thần chú Lục tự Đại minh "Om Mani Padme Hum" (Án Ma ni Bát mê hồng) và Chú Đại Bi (Nīlakaṇṭha Dhāraṇī/Đại bi tâm đà la ni), thần chú Lăng Nghiêm Śūraṅgama đồng nghĩa với việc thực hành hạnh Bồ Tát Quán Thế Âm (Avalokiteśvara), một vị bồ tát quan trọng trong cả Phật giáo Đông Á và Phật giáo Tây Tạng. Thần chú Śūraṅgama cũng đề cập rộng rãi đến các vị thần Phật giáo như Bồ Tát Văn Thù, Mahākāla (Đại Hắc Thiên), Sitatapatra (Bạch Tản Cái), Bát bộ Kim Cang (Vajrapani) và Ngũ trí Như Lai, đặc biệt là Phật Dược sư (Bhaisajyaguru). Đây là thần chú oai lực thường được trì chú để bảo vệ, trợ oai, gia hộ trước ma chướng, tà linh hoặc sử dụng như là một nghi thức thanh tẩy, vì nó thường được đọc như một phần của nghi thức cầu nguyện buổi sáng hàng ngày trong các tu viện. Ở Trung Quốc còn có bộ kinh Đại thừa Thủ-lăng-nghiêm-tam-muội kinh (śūraṃgamasamādhi). Theo các phật tử thì việc thường xuyên trì tụng Thần Chú Lăng Nghiêm có thể giải trừ được khí độc trong trời đất, người Phật tử trì tụng, trong vô hình đối với trời, đất, và mọi sự có được sự trợ giúp và cảm ứng. Chú Lăng Nghiêm là bài chú dài nhất gọi là "linh văn" vì vương chú này linh mẫn, vi diệu vô biên[2].