Om Mani Padme Hum | |||||||
Tên tiếng Trung | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Tiếng Trung | 唵嘛呢叭咪吽 | ||||||
| |||||||
Karandavyuha Sutra name | |||||||
Tiếng Trung | 唵麼抳缽訥銘吽 | ||||||
| |||||||
Tên Tây Tạng | |||||||
Chữ Tạng | ཨོཾ་མ་ཎི་པདྨེ་ཧཱུྃ | ||||||
| |||||||
Tên tiếng Việt | |||||||
Tiếng Việt | Úm ma ni bát ni hồng Án ma ni bát mê hồng | ||||||
Tên tiếng Thái | |||||||
Tiếng Thái | โอมฺ มณิ ปทฺเม หูมฺ | ||||||
Tên tiếng Triều Tiên | |||||||
Hangul | 옴 마니 파드메 훔 옴 마니 반메 훔 | ||||||
| |||||||
Tên tiếng Mông Cổ | |||||||
Tiếng Mông Cổ | ᠣᠧᠮ ᠮᠠ ᠨᠢ ᠪᠠᠳ ᠮᠡᠢ ᠬᠤᠩ Oëm ma ni bad mei qung Ум мани бадмэ хум | ||||||
Tên tiếng Nhật | |||||||
Kana | オーン マニ パドメー フーン オン マニ ペメ フン | ||||||
| |||||||
Tên tiếng Tamil | |||||||
tiếng Tamil | ஓம் மணி பத்மே ஹூம் | ||||||
Tên tiếng Phạn | |||||||
tiếng Phạn | ॐ मणिपद्मे हूँ | ||||||
Tên tiếng Nga | |||||||
Tiếng Nga | Ом мани падме хум | ||||||
Tên tiếng Bengal | |||||||
tiếng Bengal | ওঁ মণিপদ্মে হুঁ | ||||||
Tên tiếng Malayalam | |||||||
tiếng Malayalam | ഓം മണി പദ്മേ ഹും |
Oṃ maṇi padme hūm̐[1] (chữ Devanāgarī: ॐ मणि पद्मे हूँ, tiếng Tây Tạng: ཨོཾ་མ་ཎི་པདྨེ་ཧཱུྃ) là một câu Chân ngôn tiếng Phạn, được xem là chân ngôn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát và là chân ngôn quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Nó còn được mệnh danh là "Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn" tức là "Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ". Có thể dịch câu này là Om, ngọc như ý trong hoa sen, Hūm hay chân linh trong hoa sen. Theo âm Hán-Việt, câu này được đọc là Úm ma ni bát ni hồng (唵嘛呢叭𡁠吽, chữ 𡁠 cũng được viết dị dạng là 咪), hoặc Án ma ni bát mê hồng.
Thông thường người ta không giảng nghĩa Chân ngôn, nhưng ở đây cần nói thêm là: "ngọc quý" biểu hiện cho Bồ-đề tâm (bodhicitta), "hoa sen" chỉ tâm thức con người, ý nghĩa là tâm Bồ-đề nở trong lòng người. Tuy nhiên Chân ngôn có những âm thanh riêng biệt và những tác dụng bí ẩn theo cách trình bày của Kim cương thừa. Đối với Phật giáo Tây tạng thì Oṃ Maṇi Padme Hūṃ (ཨོཾ་མ་ནི་པ་དྨེ་ཧཱུྃ་) chính là lòng từ bi rộng lớn, muốn đạt Niết-bàn vì lợi ích của chúng sinh. Vì vậy sáu âm tiết của thần chú này cũng được xem là tương ưng với sáu cõi tái sinh của dục giới (Hữu luân, Tam giới).
Bảng các chữ viết tắt |
---|
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên | pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán |