Cá sơn đá đỏ

Cá sơn đá đỏ
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Holocentriformes
Họ (familia)Holocentridae
Chi (genus)Sargocentron
Loài (species)S. rubrum
Danh pháp hai phần
Sargocentron rubrum
(Forsskål, 1775)
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
    • Sciaena rubra Forsskål, 1775
    • Holocentrus alboruber Lacepède, 1802
    • Holocentrum orientale Cuvier, 1829
    • Holocenthrus aureoruber Fowler, 1904
    • Holocentrum dimidicauda Marshall, 1953

Cá sơn đá đỏ[2][3][4][5] (danh pháp: Sargocentron rubrum) là một loài cá biển thuộc chi Sargocentron trong họ Cá sơn đá. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1775.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh rubrum trong tiếng Latinh có nghĩa là “ửng đỏ”, hàm ý đề cập đến màu đỏ tươi của loài cá này với các dải sọc đỏ sẫm hai bên thân.[6]

Phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá sơn đá đỏ có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ dọc theo Đông PhiMadagascar[7] trải dài về phía đông đến VanuatuTonga, ngược lên phía bắc đến Nhật Bản, xa về phía nam đến Úc.[1] Thông qua kênh đào Suez mà loài này đã đến được vùng biển phía đông và nam Địa Trung Hải,[8] và đã mở rộng hơn về phía bắc đến biển Marmara.[9] Cá sơn đá đỏ cũng được ghi nhận dọc theo vùng bờ biển Việt Nam,[10] bao gồm cả quần đảo Hoàng Saquần đảo Trường Sa.[11]

Chi Sargocentron được ghi nhận lần đầu tiên từ vùng biển gần bờ của MaltaĐịa Trung Hải. Hai cá thể được thu thập ở bờ bắc đảo Gozo và bờ tây đảo Malta, tuy nhiên vẫn chưa xác định được loài Sargocentron nào. Qua đối chiếu các đặc điểm hình thái ở 33 loài Sargocentron, các nhà ngư học đã loại trừ và đưa ra hai loài có khả năng phù hợp với hai cá thể Malta đó, là S. rubrumSargocentron hastatum, mặc dù rõ ràng là không thể kết luận việc xác định loài chỉ dựa trên các bức ảnh. Trong trường hợp có nhiều loài ẩn sinh (cryptic species) như những loài thuộc chi Sargocentron, việc sử dụng các công cụ phân tích phân tử, bao gồm mã vạch DNA, nên được áp dụng.[12]

Môi trường sống của cá sơn đá đỏ là trên các rạn san hô trong vũng thủy triều, đầm phá, vịnh và ngoài khơi, thường thấy hơn ở những khu vực có dòng chảy mạnh, độ sâu đến ít nhất là 84 m.[13] Loài này ít phụ thuộc vào môi trường sống rạn san hô hơn những loài sơn đá khác, hay ẩn mình trong các hang hốc và khe đá vào ban ngày.[1]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá sơn đá đỏ là gần 36 cm.[14] Loài này có màu đỏ tươi hoặc đỏ nâu với các sọc ngang màu trắng bạc. Một vệt đỏ nâu trên má, từ mắt xuống xương trước nắp mang. Vài cá thể có vệt nâu bên dưới vây lưng mềm và một đốm tròn phía trên gốc vây hậu môn. Gai vây lưng màu đỏ với một dải giữa gồm các đốm trắng dính nhau, màng gai có màu trắng ở chóp. Rìa trên và dưới của vây đuôi màu đỏ nâu; phần còn lại của vây đuôi cũng như vây lưng mềm và vây hậu môn có màu vàng nhạt. Gai trước của vây bụng và vây hậu môn màu trắng. Vây bụng đỏ. Vây ngực trong mờ, màu vàng hoặc đỏ.

Số gai ở vây lưng: 11; Số tia vây ở vây lưng: 12–14; Số gai ở vây hậu môn: 4; Số tia vây ở vây hậu môn: 8–10; Số tia vây ở vây ngực: 13–15; Số vảy đường bên: 34–38.[8]

Sinh thái

[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn chủ yếu của cá sơn đá đỏ là các loài cua và tôm, cũng săn cá nhỏ làm mồi.[13] Ở bờ biển Địa Trung Hải thuộc Israel, cá sơn đá đỏ có mùa sinh sản ngắn kéo dài từ tháng 7 đến tháng 8.[15]

Kết quả phát sinh loài được suy ra từ DNA ty thể cho thấy, cá sơn đá đỏ S. rubrum nằm trong nhóm chị em với Sargocentron spiniferum.[16]

Giá trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Địa Trung Hải, cá sơn đá đỏ được đánh bắt bởi những ngư dân thương mại.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Williams, I. & Greenfield, D. (2017) [2016]. Sargocentron rubrum. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T18124179A115367569. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-1.RLTS.T18124179A69052059.en. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Vũ Trung Tạng; Nguyễn Thành Nam (2008). “Nghiên cứu thành phần loài cá san hô vịnh Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận” (PDF). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 7: 76–83.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)[liên kết hỏng]
  3. ^ Đinh Phương Anh; Phan Thị Hoa (2010). “Thành phần loài cá ở vùng biển Nam bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng. 1 (36): 56–64.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Biện Văn Quyền, Võ Văn Phú (2017). “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá biển ven bờ tỉnh Hà Tĩnh” (PDF). Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 7 về sinh thái và tài nguyên sinh vật: 883–891. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Lê Thị Thu Thảo; Võ Văn Quang; Nguyễn Phi Uy Vũ (2018). “Thành phần loài khu hệ cá vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 18 (2): 166–177. doi:10.15625/1859-3097/18/2/8562.
  6. ^ Christopher Scharpf biên tập (2019). “Order Holocentriformes”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  7. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Holocentrum rubrum. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2023.
  8. ^ a b John E. Randall & David W. Greenfield (1999). “Holocentridae” (PDF). Trong Kent E. Carpenter & Volker H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol.4. Bony fishes part 2. Roma: FAO. tr. 2251. ISBN 92-5-104301-9.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  9. ^ Levent Artüz, M.; Golani, Daniel (2018). “First and Most Northern Record of Sargocentron rubrum (Forsskål, 1775) from the Sea of Marmara”. Thalassas: An International Journal of Marine Sciences. 34 (2): 377–381. doi:10.1007/s41208-018-0075-0. ISSN 2366-1674.
  10. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng; Hoàng Xuân Bền (2021). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở Khu Bảo tồn biển Hòn Cau, tỉnh Bình Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 21 (4A): 153–172. ISSN 1859-3097.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  11. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  12. ^ Deidun, Alan; Attard, Stephen; Camilleri, Melchiore; Gaffiero, Joe; Hampson, Diana; Said, Alicia; Azzurro, Ernesto; Goren, Menachem (2016). “The first record of the Sargocentron genus from the Maltese Islands (Central Mediterranean) - who will unravel the current conundrum?” (PDF). BioInvasions Records. 5 (2): 123–126. doi:10.3391/bir.2016.5.2.10.
  13. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Sargocentron rubrum trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  14. ^ Kabakli, Ferhat; Erguden, Deniz (2022). “Age, Growth, and Mortality of the Redcoat Sargocentron rubrum (Forsskal, 1775), in Iskenderun Bay, Northeastern Mediterranean”. Thalassas: An International Journal of Marine Sciences. 38 (1): 103–111. doi:10.1007/s41208-021-00359-4. ISSN 2366-1674.
  15. ^ Golani, D.; Ben-Tuvia, A. (1985). “The biology of the Indo-Pacific squirrelfish, Sargocentron rubrum (Forsskal), a Suez Canal migrant to the eastern Mediterranean”. Journal of Fish Biology. 27 (3): 249–258. doi:10.1111/j.1095-8649.1985.tb04025.x. ISSN 0022-1112.
  16. ^ Chen, Hao; Zhou, Haolang; Wang, Xin; Chen, Xiao (2016). “The phylogenomic position of the sabre squirrelfish Sargocentron spiniferum (beryciformes: holocentridae) inferred from the mitochondrial genome”. Mitochondrial DNA Part B. 1 (1): 617–618. doi:10.1080/23802359.2016.1209099. ISSN 2380-2359. PMC 7800559. PMID 33473571.