Genicanthus watanabei

Genicanthus watanabei
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Pomacanthidae
Chi (genus)Genicanthus
Loài (species)G. watanabei
Danh pháp hai phần
Genicanthus watanabei
(Yasuda & Tominaga, 1970)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Holacanthus watanabei Yasuda & Tominaga, 1970

Genicanthus watanabei là một loài cá biển thuộc chi Genicanthus trong họ Cá bướm gai. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1970.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ định danh của loài được đặt theo tên của nhà ngư học Masao Watanabe đến từ Đại học Waseda (Tokyo), người đầu tiên báo cáo loài này dưới danh pháp là Holacanthus caudovittatus vào năm 1949[2].

Phạm vi phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

G. watanabei có phạm vi phân bố rộng rãi ở Tây và Trung Thái Bình Dương. Loài này được ghi nhận từ vùng biển phía nam Nhật Bản, bao gồm quần đảo Ryukyuquần đảo Ogasawara, cũng như ngoài khơi đảo Đài Loan; trải dài đến một số các đảo quốc, quần đảo thuộc châu Đại Dương ở phía nam (đến Nouvelle-Calédonie và các rạn san hô trên biển San Hô) và phía đông (đến Polynésie thuộc Pháp); hiếm khi được quan sát ở khu vực phía bắc ÚcNew Guinea[1].

Loài này sống tập trung gần các rạn san hôđá ngầmmặt trước rạn, thường gặp ở những khu vực có dòng chảy mạnh, độ sâu khoảng từ 12 đến 81 m[1][3].

G. watanabei có chiều dài cơ thể tối đa được biết đến là 15 cm[3]. Chúng là một loài dị hình giới tính. Cá đực và cá cái có màu xanh lam nhạt đến màu lam xám. Cả hai giới đều có dải viền đen rộng trên vây lưng và vây hậu môn. Thùy vây đuôi màu đen ở cá cái và xanh thẫm ở cá đực (thùy đuôi cá đực dài hơn cá cái). Cá đực có các dải sọc ngang màu đentrắng xen kẽ ở 2/3 phần thân dưới của và vây hậu môn (nhiều cá thể đực có các vệt màu vàng tươi ở sau các sọc này). Cá cái có các vệt đốm đen viền xanh óng ở trên mõm và đỉnh đầu, mắt của nó có một đường sọc đen[4][5][6].

Số gai vây lưng: 15–16; Số tia vây ở vây lưng: 15–16; Số gai vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 14; Số tia vây ở vây ngực: 16[7].

Sinh thái

[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của G. watanabei là những loài sinh vật phù du. Chúng thường sống thành từng nhóm nhỏ với một con đực thống trị cùng bầy cá cái trong hậu cung của nó, và hợp thành đàn lớn khi cùng kiếm ăn[1][3].

G. watanabei được đánh bắt trong ngành buôn bán cá cảnh[1].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e R. Pyle; R. Myers (2010). Genicanthus watanabei. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T165872A6153996. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T165872A6153996.en. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Scharpf, C.; Lazara, K. J. (2021). “Order ACANTHURIFORMES (part 1)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2021.
  3. ^ a b c Froese Rainer, và Daniel Pauly (chủ biên) (2021). Genicanthus watanabei trong FishBase. Phiên bản tháng 2 2021.
  4. ^ Dianne J. Bray (2020). “Watanabe's Angelfish, Genicanthus watanabei (Yasuda & Tominaga 1970)”. Fishes of Australia. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2021.
  5. ^ Randall (1975), sđd, tr.402
  6. ^ John E. Randall; Gerald R. Allen; Roger C. Steene (1998). The Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 243. ISBN 978-0824818951.
  7. ^ Randall (1975), sđd, tr.400

Trích dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]