Họ Cá bướm gai

Họ Cá bướm gai
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Osteichthyes
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Actinopteri
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Nhánh Osteoglossocephalai
Nhánh Clupeocephala
Nhánh Euteleosteomorpha
Nhánh Neoteleostei
Nhánh Eurypterygia
Nhánh Ctenosquamata
Nhánh Acanthomorphata
Nhánh Euacanthomorphacea
Nhánh Percomorphaceae
Nhánh Eupercaria
Bộ (ordo)incertae sedis
Họ (familia)Pomacanthidae
Jordan & Evermann, 1898
Các chi
7 chi, xem trong bài

Họ Cá bướm gai (danh pháp khoa học: Pomacanthidae) là một họ cá biển theo truyền thống nằm trong bộ Cá vược, nhưng sau đó đã được xếp ở vị trí incertae sedis trong nhánh Eupercaria[1]. Họ này có tất cả 7 chi với tổng cộng 86 loài, được tìm thấy ở vùng biển nhiệt đới của cả ba đại dươngẤn Độ Dương, Thái Bình DươngĐại Tây Dương.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh pháp khoa học của họ được ghép bởi hai từ trong tiếng Hy Lạp cổ đại: poma (πῶμα, "nắp") và akantha (άκανθα, "gai, ngạnh"), hàm ý đề cập đến ngạnh sắc trên nắp mang của tất cả các loài cá bướm gai.

Mô tả chung

[sửa | sửa mã nguồn]
Centropyge bispinosa

Các thành viên của chi Centropyge có kích thước nhỏ nhất so với những chi còn lại trong họ. Chiều dài của Centropyge đa số không vượt quá 10 cm. Đây cũng là chi có số lượng loài đông nhất trong họ. Các loài thuộc các chi Pygoplites, Apolemichthys, ChaetodontoplusGenicanthus có chiều dài dao động trong khoảng từ 15 đến 35 cm, trong khi các loài của chi HolacanthusPomacanthus có kích thước lớn hơn, dao động từ 30 đến 50 cm. Loài lớn nhất trong họ là Pomacanthus arcuatus với chiều dài cơ thể đạt đến 60 cm.

Các loài cá bướm gai có thân dẹt về phía sau, màu sắc tươi sáng và sặc sỡ, nhưng cũng có nhiều loài với màu sắc sẫm tối, như Centropyge nox có màu đen hoàn toàn. Cá bướm gai có họ hàng gần với họ Cá bướm, nhưng cá bướm gai có gai cứng ở mỗi bên nắp mang.

Một số loài trong chi Centropyge là loài mẫu để cá đuôi gai con Acanthurus pyroferus bắt chước kiểu màu, là Centropyge flavissima, Centropyge vrolikii hay Centropyge heraldi. Bên cạnh đó, một loài còn có thể có nhiều kiểu hình khác nhau tùy theo khu vực địa lý mà chúng sinh sống, như C. flavissima[2], Centropyge loricula[3] hay Pygoplites diacanthus[4].

Holacanthus, PomacanthusChaetodontoplus có sự khác biệt về hình thái giữa cá con và cá trưởng thành, đặc biệt là ở ChaetodontoplusPomacanthus. Trong khi đó, Genicanthus bao gồm tất cả những loài dị hình giới tính, tức cá đực và cá cái có sự khác biệt rõ rệt về hình thái. Centropyge cũng có một số loài là dị hình giới tính, nhưng không thể hiện rõ như Genicanthus.

Sinh thái học

[sửa | sửa mã nguồn]
Pomacanthus xanthometopon

Holacanthus tricolor cùng hầu hết các loài CentropygeGenicanthus là những loài lưỡng tính tiền nữ, tức cá cái có thể chuyển giới thành cá đực vào một thời điểm nào đó trong đời[5]. Ngoài ra, chúng còn sống theo chế độ hậu cung, trong đó một con cá đực trưởng thành đứng đầu và thống trị một nhóm cá cái[5]. Những chi còn lại có xu hướng sống theo cặp[5], nhưng Apolemichthys cũng thường được quan sát là hợp thành nhóm[6].

Trong một đàn, nếu cá đực biến mất, con cá cái lớn nhất đàn sẽ chuyển giới thành cá đực và tiếp quản hậu cung. Bên cạnh đó, có 4 loài cá bướm gai được biết là có thể chuyển đổi qua lại giữa giới tính đực và cái, đều thuộc chi Centropyge, là C. flavissima, Centropyge fisheri, Centropyge ferrugataCentropyge acanthops[7].

Cá con của một số loài Pomacanthus còn có hành vi làm vệ sinh cho những loài cá lớn hơn, và được xem là những loài cá dọn vệ sinh. Pomacanthus imperator trưởng thành cũng được bắt gặp trong một lần đang dọn vệ sinh cho cá mặt trăng[8].

Centropyge, thức ăn phổ biến của chúng là tảovụn hữu cơ, trong khi các chi còn lại ăn chủ yếu là hải miên (bọt biển), nhưng chúng cũng có thể ăn bổ sung cả tảo và động vật hình rêu, riêng Genicanthus còn ăn những động vật phù du và loài thuộc phân ngành Sống đuôi[9].

Pygoplites diacanthus

Ngoại trừ Pygoplites là chi đơn loài, các chi còn lại đều có những cặp loài lai tạp với nhau[10]. Số lượng cá thể lai được ghi nhận ở cá bướm gai nhiều thứ hai trong số các loài cá biển, chỉ đứng sau họ Cá bướm[11].

Có 86 loài được xếp vào 7 chi, bao gồm:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Betancur-R R., E. Wiley, N. Bailly, A. Acero, M. Miya, G. Lecointre, G. Ortí. 2017. Phylogenetic Classification of Bony Fishes – Phiên bản 4, 2017. BMC Evolutionary Biology BMC series – open, inclusive and trusted 2017 17:162. doi:10.1186/s12862-017-0958-3
  2. ^ Kang-Ning Shen; Chih-Wei Chang; Erwan Delrieu-Trottin; Philippe Borsa (2016). “Lemonpeel (Centropyge flavissima) and yellow (C. heraldi) pygmy angelfishes each consist of two geographically isolated sibling species” (PDF). Marine Biodiversity. 47 (3): 831–845.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ Jennifer K. Schultz và cộng sự (2007). “Genetic connectivity among color morphs and Pacific archipelagos for the flame angelfish, Centropyge loriculus (PDF). Marine Biology. 151: 167–175.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ Richard R. Coleman và cộng sự (2016). “Regal phylogeography: Range-wide survey of the marine angelfish Pygoplites diacanthus reveals evolutionary partitions between the Red Sea, Indian Ocean, and Pacific Ocean”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 100: 243–253.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ a b c Pyle (2003), sđd, tr.143
  6. ^ Pyle (2003), sđd, tr.144
  7. ^ Mitcheson & Liu, sđd, tr.18
  8. ^ N. Konow và cộng sự (2006). “Adult Emperor angelfish (Pomacanthus imperator) clean Giant sunfishes (Mola mola) at Nusa Lembongan, Indonesia” (PDF). Coral Reefs. 25 (2): 208.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  9. ^ Randall (1975), sđd, tr.395
  10. ^ Yi-Kai Tea và cộng sự (2020). “Angels in disguise: sympatric hybridization in the marine angelfishes is widespread and occurs between deeply divergent lineages” (PDF). Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. 287 (1932): 1–8. doi:10.1098/rspb.2020.1459.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  11. ^ Kang-Ning Shen; Hsuan-Ching Ho; Chih-Wei Chang (2012). “The Blue Velvet Angelfish Centropyge deborae sp. nov., a New Pomacanthid from the Fiji Islands, Based on Genetic and Morphological Analyses” (PDF). Zoological Studies. 51 (3): 415–423. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)

Trích dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan