Nội dung khiêu dâm hiếp dâm

Nội dung khiêu dâm hiếp dâm là một thể loại con của nội dung khiêu dâm liên quan đến việc mô tả hoặc diễn đạt về hiếp dâm. Phim khiêu dâm kiểu này có thể liên quan đến cưỡng hiếp mô phỏng, theo đó những người trưởng thành đồng ý quan hệ tình dục giả vờ bị ép buộc, hoặc có thể là bị cưỡng hiếp thật. Nạn nhân của cưỡng hiếp thực sự có thể bị ép buộc thể hiện sự đồng tình để khiến cho phim khiêu dâm được sản xuất ra trông giống như là hiếp dâm mô phỏng hoặc phim khiêu dâm phi ép buộc. Sự biểu đạt về hiếp dâm trong truyền thông phi khiêu dâm thường không được xem là nội dung khiêu dâm hiếp dâm. Các cảnh quay mô phỏng về hiếp dâm và các hình thức khác của bạo lực tình dục từng xuất hiện trong điện ảnh phổ thông, bao gồm các bộ phim cưỡng hiếp và trả thù, kể cả từ thời điểm xuất hiện của nó.[1]

Tính hợp pháp của phim khiêu dâm hiếp dâm mô phỏng là khác nhau, tùy theo từng khu vực pháp lý. Nó gây nhiều sự tranh cãi vì quan điểm cho rằng nó khuyến khích mọi người phạm tội hiếp dâm. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác động của nội dung khiêu dâm mô tả bạo lực tình dục lại cho ra những kết quả trái ngược nhau.[2] Việc tạo ra nội dung khiêu dâm hiếp dâm thật là một tội phạm tình dụcnhững quốc gia mà cưỡng dâm là bất hợp pháp. Phim khiêu dâm hiếp dâm thật, bao gồm cả hiếp dâm theo luật định trong nội dung khiêu dâm trẻ em, được tạo ra vì lợi nhuận và các nguyên do khác.[3] Phim khiêu dâm hiếp dâm, cũng như phim khiêu dâm trả thù và các thể loại phụ tương tự mô tả bạo lực khác, có liên quan đến văn hóa hiếp dâm.[4][5][6]

Tính hợp pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương quốc Anh

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc sở hữu nội dung khiêu dâm hiếp dâm là bất hợp pháp ở Scotland, Anh và xứ Wales.

Tại Scotland, Đạo luật Tư pháp Hình sự và Cấp phép năm 2010 (Criminal Justice and Licensing; Scotland Act 2010) đã hình sự hóa việc sở hữu nội dung khiêu dâm "cực đoan". Điều này bao gồm các mô tả về cưỡng hiếp, và "hoạt động tình dục xâm nhập không có sự đồng thuận, dù là bạo lực hay không", bao gồm cả những hoạt động liên quan đến sự đồng ý của người trường thành và các hình ảnh làm giả.[7] Hình phạt tối đa là phạt tiền không giới hạn và 3 năm tù giam.[8] Đạo luật này không được sử dụng thường xuyên, và nó chỉ dẫn đến một vụ truy tố duy nhất trong bốn năm đầu tiên có hiệu lực của luật này.[9]

Ở Anh và xứ Wales, phải mất thêm 5 năm nữa, nội dung khiêu dâm mô tả hành vi cưỡng hiếp (bao gồm cả những sự mô phỏng liên quan đến đồng thuận của người trưởng thành) mới bị xem là bất hợp pháp ở Anh và xứ Wales, nâng luật này lên ngang hàng với luật của Scotland. Mục 63 của Đạo luật Tư pháp Hình sự và Nhập cư năm 2008 (Section 63 of the Criminal Justice and Immigration Act 2008) đã hình sự hóa việc sở hữu "nội dung khiêu dâm cực đoan" nhưng nó lại không nêu rõ các mô tả về cưỡng hiếp.[10] Vào thời điểm đó, người ta cho rằng việc buôn bán nội dung khiêu dâm cưỡng hiếp có thể đã là bất hợp pháp ở Anh và xứ Wales do Đạo luật xuất bản tục tĩu năm 1959 (Obscene Publications Act 1959), nhưng phán quyết trong vụ R v Peacock vào tháng 1 năm 2012 đã chứng minh rằng điều này không phải vậy. Việc đưa ra đạo luật mới được thủ tướng Anh David Cameron công bố lần đầu tiên vào năm 2013.[11] Trong một bài phát biểu trước NSPCC, ông tuyên bố rằng nội dung khiêu dâm mô tả cưỡng hiếp "bình thường hóa bạo lực tình dục đối với phụ nữ", mặc dù đơn vị chính sách hình sự của Bộ Tư pháp trước đó đã tuyên bố rằng "chúng tôi không có bằng chứng nào cho thấy việc tạo ra các vụ cưỡng hiếp dàn dựng gây ra bất kỳ tác hại nào đối với người tham gia hoặc gây tổn hại cho xã hội phần lớn".[12]

Vào tháng 2 năm 2015, Mục 16 của Đạo luật Tòa án và Tư pháp Hình sự năm 2015 (Criminal Justice and Courts Act 2015) đã sửa đổi luật Tư pháp Hình sự và Di trú năm 2008 (Criminal Justice and Immigration Act 2008) để hình sự hóa việc sở hữu hình ảnh khiêu dâm mô tả hành vi hiếp dâm. Luật chỉ áp dụng cho tài liệu có sự đồng thuận, mô phỏng, tưởng tượng. Việc sở hữu hình ảnh ghi lại một vụ hiếp dâm thực tế, chẳng hạn như đoạn phim CCTV, không phải là bất hợp pháp; nhưng hình ảnh "làm cho người khác tin là" được tạo ra bởi người lớn cho người lớn đồng thuận sẽ bị truy tố.[12] Vào tháng 1 năm 2014, các nhóm chiến dịch tự do tình dục đã chỉ trích Mục 16 là được định hình một cách tồi tệ và có khả năng hình sự hóa nhiều loại tài liệu hơn so với đề xuất ban đầu.[13] Tuy nhiên, vào tháng 4 năm 2014, bài thuyết trình của BBFC trước Quốc hội gợi ý rằng, luật được đề xuất sẽ không bao gồm "các mô tả hư cấu rõ ràng về cưỡng hiếp và bạo lực tình dục khác, trong đó những người tham gia rõ ràng là diễn viên đang diễn theo kịch bản".[14]

Ở Đức, việc phát tán nội dung khiêu dâm có cảnh hiếp dâm dù thật hoặc giả đều là bất hợp pháp.[15]

Có rất ít hạn chế pháp lý thực tế đối với nội dung khiêu dâm hiếp dâm ở Hoa Kỳ. Các cơ quan thực thi pháp luật Hoa Kỳ tập trung vào các ví dụ mà họ tin rằng tội phạm đã diễn ra trong quá trình sản xuất. Nội dung khiêu dâm hiếp dâm "ảo" mô tả những sự cưỡng hiếp mô phỏng có sự đồng thuận của người lớn không phải là ưu tiên của công an.[16]

Đáp lại phán quyết trong vụ tấn công tình dục People v. Turner, xHamster đã thiết lập "quy tắc Brock Turner", cấm các video liên quan đến cưỡng hiếp, bao gồm cả những video liên quan đến quan hệ tình dục với bạn tình bất tỉnh hoặc thôi miên.[17]

Những vụ hiếp dâm có thật

[sửa | sửa mã nguồn]

Phi-internet

[sửa | sửa mã nguồn]

Nữ diễn viên khiêu dâm người Mỹ Linda Lovelace từng viết trong cuốn tự truyện của mình, Ordeal, rằng cô đã bị ép buộc và cưỡng hiếp trong các bộ phim khiêu dâm vào những năm 1970.[18]

Việc kiểm soát Internet liên quan đến việc điều tra tội phạm thực tế ngày càng trở nên khó khăn hơn do các trang web khiêu dâm hiếp dâm hoạt động một cách ẩn danh, phớt lờ các quy định của ICANN và cung cấp thông tin sai lệch cho cơ sở dữ liệu Whois.[16]

Theo lời kể của các nạn nhân và các tài liệu từ một vụ kiện, từ năm 2009 đến năm 2020, công ty khiêu dâm GirlsDoPorn đã tạo ra hàng trăm video khiêu dâm, trong đó các thiếu nữ được miêu tả là đã bị thao túng, ép buộc, nói dối, cho dùng cần sa hoặc các loại ma túy khác hoặc bị cưỡng ép quan hệ tình dục.[19][20][21][22] Sáu người liên quan đến trang web đã bị buộc tội buôn bán tình dục bằng vũ lực, lừa đảo và ép buộc vào tháng 11 năm 2019.[21] Các video chính thức của công ty đã được xem hơn một tỷ lần, bao gồm cả dịch vụ đăng ký trả phí trên trang web của công ty, cũng như có khoảng 680 triệu lượt xem theo ước tính trên trang web khiêu dâm Pornhub, nơi có kênh channel chính thức của công ty lọt trong top 20 kênh được xem nhiều nhất của trang web. Các bản sao lậu của video cũng được xem hàng trăm triệu lần.[20][23][24] Theo một vụ kiện, các video vẫn có thể được tìm thấy trên các trang web khiêu dâm chính thống ít nhất là cho đến tháng 12 năm 2020.[25]

Phụ nữ Nhật Bản bị ép đóng phim khiêu dâm vào những năm 2010.[26]

Các video hiếp dâm phụ nữ và bé gái có thật được quay trong các vụ án Phòng Bác Sĩcác sự kiện phòng thứ N ở Hàn Quốc vào cuối những năm 2010 và đầu những năm 2020.[27][28][29][30]

Các video quay cảnh hiếp dâm thực sự đã và đang được lưu trữ trên các trang web khiêu dâm cũng như các trang web chia sẻ video khiêu dâm phổ biến.[31][32] Những trang web này đã bị những người khởi kiện chỉ trích.[33][34]

Buôn bán tình dục qua mạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Nạn nhân của nạn buôn bán tình dục qua mạng đã bị ép buộc phải phát trực tiếp livestream nội dung khiêu dâm hiếp dâm[35][36][37], nội dung này có thể được ghi hình, sao lưu lại và buôn bán sau đó. Họ bị những kẻ buôn người cưỡng hiếp trước webcam hoặc bị ép thực hiện hành vi tình dục trên chính họ hoặc các nạn nhân khác. Những kẻ buôn người quay phim và phát sóng tội phạm tình dục theo thời gian thực. Nạn nhân thường xuyên bị buộc phải xem những khán giả tiêu dùng trả tiền trên màn hình và làm theo các yêu cầu của họ. Nó xảy ra ở các địa điểm, thường được gọi là 'các tụ điểm cybersex', có thể là ở nhà, khách sạn, văn phòng, quán cà phê internet, và các cơ sở kinh doanh khác.[38]

Chú thích và Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Simpson, Clare (15 tháng 11 năm 2013). “10 Controversial Films With Scenes Of Explicit Sexual Violence”. WhatCulture. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2014.
  2. ^ “Pornography, Rape and Sex Crimes in Japan”. Pacific Center for Sex and Society. University of Hawaii. 1999. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2002.
  3. ^ “Website selling 'real' rape and child pornography videos shut down after arrest in Netherlands, Justice Department says”. The Washington Post. 12 tháng 3 năm 2020.
  4. ^ Hald, Gert Martin; Malamuth, Neil M.; Yuen, Carlin (1 tháng 1 năm 2010). “Pornography and attitudes supporting violence against women: revisiting the relationship in nonexperimental studies”. Aggressive Behavior. 36 (1): 14–20. doi:10.1002/ab.20328. ISSN 1098-2337. PMID 19862768.
  5. ^ Willis, Ellen (1993). “Feminism, Moralism, and Pornography”. New York Law School Law Review. 38: 351. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2012.
  6. ^ Odem, Mary E.; Clay-Warner, Jody (1998). Confronting Rape and Sexual Assault. Rowman & Littlefield. tr. 111. ISBN 978-0-8420-2599-7.
  7. ^ “Revitalising Justice – Proposals To Modernise And Improve The Criminal Justice System”. Scotland.gov.uk. 24 tháng 9 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  8. ^ “Information on the new offence of Possession of Extreme Pornographic Images” (PDF). The Scottish Government. 1 tháng 3 năm 2011. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2013.
  9. ^ Dan Bunting (22 tháng 4 năm 2014). “Criminal Justice and Courts Bill – new criminal offences”. Halsbury's Law Exchange.
  10. ^ “Crackdown on violent porn”. The Scotsman. Johnston Publishing. 31 tháng 8 năm 2006.
  11. ^ “Online pornography to be blocked by default, PM announces”. BBC News. 22 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2013.
  12. ^ a b Myles Jackman (13 tháng 8 năm 2013). “Government to "get to grips" with Rape-Porn”. Myles Jackman. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2015.
  13. ^ Jerry Barnett (20 tháng 2 năm 2014). “Letter to MPs on Criminalising "Rape Porn". Sex & Censorship.
  14. ^ Ben Yates (4 tháng 4 năm 2014). “UK Censors Approve Unrealistic Rape Porn”. Sex and Censorship.
  15. ^ “German Criminal Code”. Gesetze-im-internet.de. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2012.
  16. ^ a b Craig Timberg (6 tháng 12 năm 2013). “How violent porn site operators disappear behind Internet privacy protections”. The Washington Post. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2013.
  17. ^ Russon, Mary-Ann (14 tháng 6 năm 2016). “xHamster to crack down on rape porn, adopts 'Brock Turner Rule'. International Business Times.
  18. ^ MacKinnon, Catherine A. (2006). Are Women Human?: And Other International Dialogues. Cambridge, MA: The Belknap Press of Harvard University Press.
  19. ^ Hargrove, Dorian; Payton, Mari; Jones, Tom (8 tháng 2 năm 2019). “Uncovering A San Diego Porn Scheme: Deception, Humiliation Follow Online Ads”. NBC 7 San Diego. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2020.
  20. ^ a b Hargrove, Dorian (4 tháng 1 năm 2017). “San Diego's porn studios”. San Diego Reader. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2020.
  21. ^ a b Turner, Gustavo (17 tháng 10 năm 2019). “Here's What You Need to Know About the GirlsDoPorn Case”. XBIZ. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2020.
  22. ^ Lee, Timothy B. (3 tháng 10 năm 2019). “GirlsDoPorn, on trial for fraud, still isn't leveling with new models”. Ars Technica. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2020.
  23. ^ Savage, Jared (19 tháng 10 năm 2019). “Childhood friends from Christchurch Michael James Pratt and Matthew Isaac Wolfe face FBI sex trafficking charges over GirlsDoPorn website”. The New Zealand Herald. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2020.
  24. ^ Valens, Ana (15 tháng 10 năm 2019). “Pornhub pulls Girls Do Porn videos amid sex trafficking charges”. The Daily Dot. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2020.
  25. ^ Maiberg, Emanuel; Cole, Samantha (17 tháng 12 năm 2020). “Tube Sites Are Scrubbing Girls Do Porn Videos After Pornhub Lawsuit”. Vice. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2020.
  26. ^ 'It was like rape': Women in Japan tricked into pornography”. ABC News (bằng tiếng Anh). 10 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2017.
  27. ^ Choe Sang-Hun (25 tháng 3 năm 2020). “Suspect Held in South Korean Crackdown on Sexually Explicit Videos”. The New York Times. SEOUL, South Korea.
  28. ^ Laura Bicker (25 tháng 3 năm 2020). “Cho Ju-bin: South Korea chatroom sex abuse suspect named after outcry”. BBC News.
  29. ^ Min Joo Kim (25 tháng 3 năm 2020). “South Korea identifies suspected leader of sexual blackmail ring after uproar”. The Washington Post. Seoul.
  30. ^ SHIN Sua (신수아) (20 tháng 3 năm 2020). “Distributing pornography by telegram ... 'Dr. Bang' was caught”. MBC News (bằng tiếng Hàn).
  31. ^ “I was raped at 14, and the video ended up on a porn site”. BBC News. 10 tháng 2 năm 2020.
  32. ^ “Call for credit card freeze on porn sites”. BBC News. 8 tháng 5 năm 2020.
  33. ^ “Pornhub needs to change – or shut down”. The Guardian. 9 tháng 3 năm 2020.
  34. ^ Dawson, Tyler (3 tháng 5 năm 2020). “Anti-porn activists come after Montreal-based Pornhub”. National Post.
  35. ^ “Philippine children exploited in billion-dollar webcam paedophilia industry”. The Sydney Morning Herald. 8 tháng 7 năm 2014.
  36. ^ “IJM Seeks to End Cybersex Trafficking of Children and #RestartFreedom this Cyber Monday and Giving Tuesday”. PR Newswire. 28 tháng 11 năm 2016.
  37. ^ “Cybersex Trafficking”. IJM. 2020.
  38. ^ “Cyber-sex trafficking: A 21st century scourge”. CNN. 18 tháng 7 năm 2013.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bridges, Ana J. (tháng 10 năm 2019). “Chapter 7: Pornography and Sexual Assault”. Trong O'Donohue, Yvonne; William T., Paul A. (biên tập). Handbook of Sexual Assault and Sexual Assault Prevention. Routledge. tr. 129–149. ISBN 978-3030236441.
  • Diamond, Milton (tháng 10 năm 2009). “Pornography, public acceptance and sex related crime: A review”. International Journal of Law and Psychiatry. 32 (5): 304–314. doi:10.1016/j.ijlp.2009.06.004. PMID 19665229. Abstract.
  • Diamond, Milton & Uchiyama, Ayako (1999). “Pornography, Rape and Sex Crimes in Japan”. International Journal of Law and Psychiatry. 22 (1): 1–22. doi:10.1016/s0160-2527(98)00035-1. PMID 10086287. Abstract.
  • Makin, David A.; Morczek, Amber L. (tháng 6 năm 2015). “The dark side of internet searches: a macro level assessment of rape culture”. International Journal of Cyber Criminology. 9 (1): 1–23. Abstract.
  • Makin, David A. & Morczek, Amber L. (tháng 2 năm 2015). “X Views and Counting: Interest in Rape-Oriented Pornography as Gendered Microaggression”. Journal of Interpersonal Violence. 25 (3): 244–257. Abstract.
  • Malamuth, Neal M. (2014). Pornography and Sexual Aggression. Elsevier Science. ISBN 9781483295794.
  • Mowlabocus, Sharif & Wood, Rachel (tháng 9 năm 2015). “Introduction: audiences and consumers of porn”. Porn Studies. 2 (3): 118–122. doi:10.1080/23268743.2015.1056465. Abstract.
  • Palermo, Alisia M. & Dadgardoust, Laleh (tháng 5 năm 2019). “Examining the role of pornography and rape supportive cognitions in lone and multiple perpetrator rape proclivity”. Journal of Sexual Aggression. 31 (12): 2131–2155. Abstract.
  • Purcell, Natalie (2012). Pornography and Violence. Routledge. ISBN 9781136274473.