Quan Hoa

Quan Hoa
Phường
Phường Quan Hoa
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
QuậnCầu Giấy
Thành lập
  • 13/10/1982: thành lập thị trấn Cầu Giấy[1]
  • 22/11/1996: thành lập phường Quan Hoa[2]
Địa lý
Tọa độ: 21°2′10″B 105°47′56″Đ / 21,03611°B 105,79889°Đ / 21.03611; 105.79889
Quan Hoa trên bản đồ Hà Nội
Quan Hoa
Quan Hoa
Vị trí phường Quan Hoa trên bản đồ Hà Nội
Quan Hoa trên bản đồ Việt Nam
Quan Hoa
Quan Hoa
Vị trí phường Quan Hoa trên bản đồ Việt Nam
Diện tích0,83 km²[3]
Dân số (2022)
Tổng cộng34.055 người[4]
Mật độ41.030 người/km²
Khác
Mã hành chính00169[5]

Quan Hoa là một phường thuộc quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Phường Quan Hoa nằm ở phía đông quận Cầu Giấy, có vị trí địa lý:

Phường có diện tích là 0,83 km²,[3] dân số năm 2022 là 34.055 người,[4] mật độ dân số đạt 41.030 người/km².

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền thân của phường là thị trấn Cầu Giấy thuộc huyện Từ Liêm, được thành lập vào năm 1982 trên cơ sở tách đất xã Dịch Vọng[1].

Ngày 22 tháng 11 năm 1996, Chính phủ ban hành Nghị định 74-CP về việc thành lập hai quận Cầu Giấy và Thanh Xuân[2]. Theo đó, thành lập phường Quan Hoa trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Cầu Giấy.

Sau khi thành lập, phường Quan Hoa có 99,9 ha diện tích tự nhiên, dân số là 13.716 người.

Ngày 5 tháng 1 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 02/2005/NĐ-CP[6]. Theo đó:

  • Điều chỉnh 12,44 ha diện tích tự nhiên và 1.370 người của phường Quan Hoa về phường Dịch Vọng quản lý.
  • Điều chỉnh 48,10 ha diện tích tự nhiên và 9.898 người của phường Dịch Vọng về phường Quan Hoa quản lý.
  • Thành lập phường Dịch Vọng Hậu trên cơ sở 52,88 ha diện tích tự nhiên và 8.684 người của phường Quan Hoa, 94,84 ha diện tích tự nhiên và 11.281 người của phường Dịch Vọng.

Sau khi điều chỉnh, phường Quan Hoa còn lại 82,68 ha diện tích tự nhiên, dân số là 19.500 người.

Xuất xứ tên Quan Hoa

Quan Hoa là tên một vị quan thanh liêm có công dạy học trò tại vùng đất này. Mộ cụ Quan Hoa, hiện ở số 17 ngách 68/91, đường Cầu Giấy, Hà Nội.[7]

(Tấm bia thể hiện tinh thần trọng học và 'Tôn sư trọng đạo' ở Hà Nội / Bùi Xuân Đính // Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002. - 2003. - Tr. 662-663), Thông báo Hán Nôm học 2003, tr. 171-176.

Quan Hoa Lăng Mộ (官 華 陵 慕) gồm Ban thờ và phần mộ của một vị quan có công dạy học trò. Bia hình chữ nhật, có kích thước 67x47cm, bề dày 20cm, phía trên có chóp bia, che cho mặt bia khỏi bị xói mòn bởi mưa nắng. Mặt trước có tiêu đề “Truy tự bi” (bia nói về việc lập thờ cúng), gồm 14 hàng chữ, mỗi hàng bình quân 36 chữ. Chữ khắc chân phương, nét chữ còn sắc, dễ đọc. Nội dung của bia nói về tiểu sử ông Nguyễn Công Thịnh, tự là Huy, hiệu là Lạc Thiên tiên sinh, vốn là Quốc Tử Giám Sinh thời Lê - Trịnh, giữ chức Nho học Huấn đạo (quan phụ trách việc giáo dục và đào tạo) của phủ Lâm Thao, trấn Sơn Tây. Ông là người giáp Văn Hội, làng Thượng Yên Quyết/An Hòa, sinh năm Đinh Sửu thời Cảnh Hưng (1757), mất năm Giáp Thân đời Minh Mệnh (1824), hưởng thọ 68 tuổi. Thân phụ ông là Nguyễn Đạt, tên hiệu là Phúc Uyên, là Nhiêu phu trong làng; mẹ là Nguyễn Thị Điển, hiệu Từ Tính. Ông Thịnh được bá phụ (bác trai) là Cai hợp Nguyễn Đạt Tuân, hiệu Phúc Đức, bá mẫu (bác gái) là Đỗ Thị Kết, hiệu Từ Hòa nuôi nấng; được anh trai là Sinh đồ Nguyễn Thời Vọng, chị dâu là Lê Thị Đồng dạy dỗ. Đến năm Kỷ Hợi (1779) ông Thịnh thi đỗ Hương cống, được vào Quốc Tử Giám học, rồi dự kỳ thi Hội, đỗ Tam trường. Năm Ất Tỵ (1785) được bổ làm Nho học Huấn đạo phủ Lâm Thao. Năm Bính Ngọ (1786), trong nước có loạn, ông trở về. Thời Quang Trung (1788 - 1792), ông được mời ra làm quan Tri huyện huyện Hoa Khê  (huyện Cẩm Khê, nay là huyện sông Thao, tỉnh Phú Thọ), nhưng ông chối từ, ở nhà mở lớp dạy học. Học trò đông đến hàng trăm, nhiều người thành đạt. Cảm kích trước việc ông dạy dỗ con em, dân làng và bản giáp đã chu cấp tiền gạo chu đáo cho ông. Ông có 3 người vợ. Hai người vợ đầu đều không có con và mất sớm, người vợ thứ ba cũng chỉ có một con gái. Để thầy yên tâm dạy dỗ con em mình, người trong giáp và các học trò đã quyên góp được hơn 80 quan tiền, lập sinh từ để thờ thầy. Sau khi thầy mất, các bậc phụ huynh và giáp lại mua được 3 mẫu ruộng, giao cho bản giáp 2 mẫu dùng vào việc sửa lễ vào ngày giỗ của ông (25 tháng 3) và ngày giỗ bà vợ cả Nguyễn Thị Uân, hiệu Từ Tiết (11 tháng giêng). Còn 1 mẫu thì sửa lễ tế ông vào dịp thu tế (tháng 8) tại Văn Chỉ của làng. Mặt sau của bia ghi ngày lập bia là ngày tốt, tháng 3 năm Đinh Mão, niên hiệu Minh Mệnh (1827) cùng diện tích từng thửa ruộng tại các xứ đồng mà người trong giáp đã mua để dùng vào việc hương hỏa cho Nguyễn Công Thịnh. Người viết văn bia là Môn sinh Hoàng Thời Chu, người làng Hạ Yên Quyết.

Khi Hương cống Nguyễn Công Thịnh chối từ chức quan Tri huyện Hoa Khê đã mở lớp ngay tại xóm quê nhà, học trò học rất đông. Dân xóm và trong vùng rất mến phục ông. Không ai gọi tên cúng cơm của thầy mà gọi cụ Đồ Quan Hoa, tức theo chức quan mà ông đã chối từ (quan Tri huyện Hoa Khê). Ngày nay, tên cụ được đặt cho một đơn vị hành chính, phường Quan Hoa và một con phố, phố Quan Hoa, thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Quyết định 173-HĐBT năm 1982 về việc phân vạch địa giới một số phường và thị trấn thuộc thành phố Hà Nội”.
  2. ^ a b “Nghị định 74-CP năm 1996 về việc thành lập quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy, thành lập và đổi tên một số phường thuộc thành phố Hà Nội”.
  3. ^ a b “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  4. ^ a b “Thông báo 24/TB-UBND Hà Nội 2022 đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 cập nhật 09h00 ngày 07/01/2022”. LuatVietnam. 7 tháng 1 năm 2022.
  5. ^ Tổng cục Thống kê
  6. ^ “Nghị định 02/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập phường thuộc các quận Ba Đình, Cầu Giấy và thành lập thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
  7. ^ BÙI XUÂN ĐÍNH, BÙI XUÂN ĐÍNH (Thông báo Hán Nôm học 2003, tr. 171-176). “Thông báo Hán Nôm học 2003, tr. 171-176”. Thông báo Hán Nôm học 2003, tr. 171-176. Thông báo Hán Nôm học 2003, tr. 171-176 (Thông báo Hán Nôm học 2003, tr. 171-176): Thông báo Hán Nôm học 2003, tr. 171-176. doi:Thông báo Hán Nôm học 2003, tr. 171-176 Kiểm tra giá trị |doi= (trợ giúp). ISSN báo Hán Nôm học 2003, tr. 171-176 Thông báo Hán Nôm học 2003, tr. 171-176 Kiểm tra giá trị |issn= (trợ giúp) – qua Thông báo Hán Nôm học 2003, tr. 171-176. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]