Trọng Tấn

Trọng Tấn
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Vũ Trọng Tấn
Ngày sinh
19 tháng 1, 1976 (48 tuổi)
Nơi sinh
Cẩm Thủy, Thanh Hóa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Rửa tội
Mất tích
Mất
An nghỉ
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpCa sĩ
Gia đình
Sự nghiệp âm nhạc
Năm hoạt động1997 – nay
Dòng nhạcNhạc cách mạng, Nhạc trữ tình
Hợp tác vớiKiều Hưng, Anh Thơ, Đăng Dương, Việt Hoàn, Thanh Lam, Tùng Dương, Vũ Thắng Lợi
Website

Trọng Tấn (tên khai sinh là Vũ Trọng Tấn, sinh ngày 19 tháng 1 năm 1976 tại Thanh Hóa) là một ca sĩ người Việt Nam. Anh có sở trường là các nhạc phẩm truyền thống và cách mạng, có chất giọng Tenor (nam cao), học vị thạc sĩ. Hiện anh là ca sĩ tự do, tham gia làm giảng viên thanh nhạc thính giảng tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.

Tiểu sử và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trọng Tấn sinh ra trong một gia đình có bốn anh chị em. Anh bắt đầu tham gia hoạt động văn nghệ từ khi còn là học trò trường Đào Duy Từ (Thanh Hoá). Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, Trọng Tấn dự định thi vào 3 trường Đại học Kiến Trúc, ĐH Tài chínhNhạc viện Hà Nội[1]. Nhưng sau đó anh quyết định thi vào một trường duy nhất - Nhạc viện Hà Nội, và trở thành sinh viên của trường.

Lần đầu tiên từ Thanh Hóa ra Hà Nội là để nộp đơn thi vào Nhạc viện, dù học khối A, và chưa có kiến thức gì về nhạc lý. Vào ký túc xá, gặp bạn, Trọng Tấn được giới thiệu gặp cô giáo Minh Huệ khi đó là giảng viên của trường, nhưng vì xin học muộn quá (chỉ còn 12 ngày nữa là thi) nên cô không nhận nhưng khi tình cờ nghe được giọng hát của anh lúc anh đang tập luyện ở phòng bên, cô đã bảo hát lại và nhận dạy cho anh sau khi kiểm tra anh bằng một bài luyện thanh. Trọng Tấn là một trong 3 người thi đỗ khóa ấy.[2]

Sau khi tốt nghiệp Học viện, Trọng Tấn làm giảng viên tại khoa Thanh nhạc của trường và tiếp tục theo nghiệp ca sĩ. Anh trở nên nổi tiếng khi đoạt giải nhất Giọng hát hay Hà Nội năm 1997 và giải nhất Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc năm 1999. Anh còn đạt Giải nhì cuộc thi hát thính phòng và nhạc kịch chuyên nghiệp toàn quốc năm 2000.

Tháng 9 năm 2013, anh quyết định nghỉ dạy tại Học viện Âm nhạc quốc gia để chuyên tâm vào công việc ca hát[3]. Đến năm 2019 anh trở lại tham gia giảng dạy một lớp của Khoa Thanh nhạc.[4]

Ca sĩ Trọng Tấn thường chọn những ca khúc nhạc đỏ của những nhạc sĩ như Huy Du, Hoàng Việt, Phan Huỳnh Điểu v.v. để hát. Không những thế, những bản tình ca lãng mạn về tình yêu mà một số nhạc sĩ đã 'rút ruột nhả tơ cho đời', cũng được anh lặng lẽ đón nhận và chuyển tải nó một cách cảm động đến với công chúng yêu nhạc.

Trọng Tấn đã phát hành một số album như Một Chặng Đường, Rặng Trâm Bầu và album mới nhất Tình Yêu Trên Dòng Sông Quan Họ (năm 2008).

Năm 1998, anh bắt đầu kết hợp, hát cùng với Đăng Dương, Việt Hoàn và sau đó, bộ ba Trọng Tấn, Đăng Dương, Việt Hoàn trở nên nổi tiếng trong làng nhạc cách mạng Việt Nam.

Nhận xét

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự cố biểu diễn

[sửa | sửa mã nguồn]

Đêm 18 tháng 7 năm 2012, trong Chương trình nghệ thuật Chào mừng đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào diễn ra trong hai ngày 17 và 18 tháng 7 tại thủ đô Viêng Chăn (Lào), Trọng Tấn (cùng ca sĩ Anh Thơ) đã tự ý bỏ về nước. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã gửi công điện yêu cầu đình chỉ biểu diễn các chương trình nghệ thuật trong nước và nước ngoài với hai người. Tiếp đó, Hội đồng kỷ luật của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam họp vào ngày 30 tháng 7 và ông Lê Văn Toàn - Giám đốc Học viện phê chuẩn kết quả bằng hai quyết định kỷ luật vào ngày hôm sau, ngày 1 tháng 8 năm 2012.[6]

Sản phẩm âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Album phòng thu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tiếng đàn bầu
  • Rặng trâm bầu
  • Một chặng đường (2006)
  • Đồng đội (2006)
  • Một đời người, một rừng cây
  • Tình yêu trên dòng sông Quan họ (2008)
  • Đi giữa mùa xuân (2010)
  • Vol 8: Mong về Hà Nội (2010)
  • Vol 9: Ngõ vắng xôn xao (2012)
  • Vol 10: Ánh mắt quê hương (2013)
  • Khúc hát về em
  • Ru ta ngậm ngùi (2023)
  • Tình ta biển bạc đồng xanh (Trọng Tấn - Anh Thơ) , tháng 10 năm 2013
  • Tình ta biển bạc đồng xanh 2 (Trọng Tấn - Anh Thơ), tháng 10 năm 2017[7]
  • 20 năm - những bản tình ca (Trọng Tấn - Anh Thơ), tháng 10 năm 2023[8]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Trọng Tấn lập gia đình với Đặng Thị Thanh Hoa (kém Trọng Tấn 2 tuổi). Hai người yêu nhau từ khi còn học cấp ba tại Thanh Hóa, sau đó cùng lên Hà Nội lập nghiệp rồi cưới nhau[11].

Hiện nay anh và vợ có con trai tên là Vũ Tấn Đạt và con gái tên Vũ Hoa Thảo Nguyên[12]. Cả hai con của anh hiện đang học ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Trọng Tấn đã từng chia sẻ, anh rất vui khi thấy các con của anh quyết định theo nghiệp hát của anh.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
  2. ^ “Ca sĩ Trọng Tấn”. Công an nhân dân. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2024.
  3. ^ “Ca sĩ Trọng Tấn chính thức nhận quyết định nghỉ việc”. Dân trí. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2024.
  4. ^ “Vì sao ca sĩ Trọng Tấn đột ngột xin thôi dạy ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam 10 năm trước?”. VietTimes. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2024.
  5. ^ Thu Hà (Theo Tuổi trẻ Online), Trọng Tấn: hoàng tử nhạc đỏ (21 tháng 5 năm 2006). “Bản sao đã lưu trữ”. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2023. Theo Tuổi trẻ OnlineQuản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  6. ^ “Anh Thơ, Trọng Tấn nhận án kỷ luật 1 năm”. VietNamNet. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2024.
  7. ^ “Trọng Tấn, Anh Thơ nỗ lực làm mới bản thân ở liveshow tiền tỷ”. VnEpress. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2024.
  8. ^ “Tour diễn xuyên Việt "20 năm - những bản tình ca" của Anh Thơ, Trọng Tấn”. VTV.vn. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2024.
  9. ^ “Con đường âm nhạc của ca sĩ Trọng Tấn, Anh Thơ”. VTV Online. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2024.
  10. ^ “Trọng Tấn mang giọng nam cao sang trọng, phong thái lịch lãm đến Con đường âm nhạc 2021”. Tuổi trẻ. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2024.
  11. ^ Đức Trí (ngày 28 tháng 10 năm 2015). “Vợ Trọng Tấn: 'Tôi không muốn chồng coi mình là sếp'. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2015.
  12. ^ “Chuyện chưa kể về người vợ thanh mai trúc mã của Trọng Tấn”. Sức khỏe & Đời sống. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]