Lê Trọng Tấn

Lê Trọng Tấn
Chân dung Đại tướng Lê Trọng Tấn
Chức vụ
Nhiệm kỳ7 tháng 2 năm 1980 – 5 tháng 12 năm 1986
6 năm, 301 ngày
Tiền nhiệmVăn Tiến Dũng
Kế nhiệmLê Đức Anh
Nhiệm kỳtháng 3 năm 1961 – 1980
Tổng Tham mưu trưởngVăn Tiến Dũng
Nhiệm kỳ1976 – tháng 2 năm 1977
Nhiệm kỳ20 tháng 12 năm 1976 – 5 tháng 12 năm 1986
9 năm, 350 ngày
Khu trưởng Khu 13
Nhiệm kỳ23 tháng 8 năm 1947 – 
Trung đoàn trưởng Trung đoàn 39
Nhiệm kỳ – 23 tháng 8 năm 1947
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh(1914-10-01)1 tháng 10, 1914[1]
Hoài Đức, Hà Tây, Việt Nam
Mất5 tháng 12, 1986(1986-12-05) (72 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ19451986
Cấp bậc Đại Tướng
Chỉ huy
Tham chiến
Tặng thưởng Huân chương Sao vàng (truy tặng năm 2007)
2 Huân chương Hồ Chí Minh
Huân chương Quân công hạng Nhất
Huân chương Chiến thắng hạng Nhất
Huân chương Kháng chiến hạng Nhất

Lê Trọng Tấn (1 tháng 10 năm 19145 tháng 12 năm 1986), tên thật là Lê Trọng Tố, là một Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông từng là Viện trưởng Học viện Quân sự Cao cấp, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Ông là vị Đại tướng Việt Nam lớn tuổi nhất vào thời điểm thụ phong: 70 tuổi 352 ngày, và cũng là vị Đại tướng giữ quân hàm hiện dịch ngắn nhất: 1 năm, 343 ngày.[2]

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông tên thật là Lê Trọng Tố, sinh ngày 1 tháng 10 năm 1914, tại làng Nghĩa Lộ, thôn An Định , xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội). Theo cuốn "Họ Trịnh và Thăng Long" (Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc, 2000) của hai nhà nghiên cứu Bỉnh Di và Trịnh Quang Vũ ở trang 111 đã khẳng định đại tướng là hậu duệ của dòng chúa Trịnh Căn.

Cha của ông có biệt danh là cụ Đồ Lê (hay Năng), người đã từng tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Khi phong trào bị đàn áp, cụ về làng Thanh Nhàn mở lớp dạy chữ Nho. Năm 1926, cụ Đồ Lê và Nhượng Tống đã tổ chức lễ truy điệu Phan Châu Trinh tại đền Hai Bà Trưng ở làng Đồng Nhân.

Xuất thân từ một gia đình nhà giáo, thời niên thiếu, ông theo học trường Bưởi tại Hà Nội. Vốn học giỏi, lại say mê võ nghệ và bóng đá, ông từng tham gia đội bóng Eclair (Tia chớp) ở vị trí tiền vệ. Do thành tích bóng đá, ông được tuyển vào đội bóng đá của không quân Pháp và nhập ngũ vào lực lượng lính khố đỏ, phục vụ tại đơn vị đồn trú gần sân bay Tông (Sơn Tây)[3]. Do ông từng đeo đến đeo lon đội (tương đương với cấp hàm Hạ sĩ), nên dân làng Yên Nghĩa (gần sân bay Tông), thường gọi ông là "Đội Tố". Bà Bích Vân tức Hoàng Ngân khi đó đang phụ trách công tác phụ vận kiêm binh vận của Xứ ủy Bắc Kỳ và một số nhân mối khác được giao nhiệm vụ binh vận Đội Tố và đã thành công. Tham gia Việt Minh từ năm 1944 và là ủy viên quân sự Ủy ban khởi nghĩa của tỉnh Hà Đông từ tháng 8 năm 1945, sau Cách mạng tháng Tám, ông trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương.

Tham gia công tác quân sự cách mạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi Chiến tranh Đông Dương bùng nổ năm 1946, ông tham gia công tác quân sự. Từ 1945 đến 1950, là trung đoàn phó rồi trung đoàn trưởng các trung đoàn: Sơn La, Sơn Tây, quyền khu trưởng Khu XIV, khu phó Liên khu X. Khi Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập các đại đoàn chủ lực, ông trở thành Đại đoàn trưởng đầu tiên của đại đoàn 312-đại đoàn Chiến thắng (nay là Sư đoàn) ở tuổi 36. Trong trận Điện Biên Phủ, đại đoàn 312 do ông chỉ huy đã đánh trận mở màn vào cao điểm Him Lam (13 tháng 3 năm 1954) và kết thúc chiến dịch vào ngày 7 tháng 5 năm 1954, bắt sống tướng Christian de Castries và ban chỉ huy tập đoàn cứ điểm.

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại tướng Lê Trọng Tấn qua đời ngày 5-12-1986 ngay trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI- Đại hội Đổi mới đúng nửa tháng. Báo Grama của Đảng cộng sản Cu Ba đăng trên trang nhất tin buồn và khẳng định: “Việt Nam mất một người anh hùng”. Ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Những nhận xét

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lê Trọng Tấn được coi là một trong những tướng đánh trận giỏi nhất Việt Nam. Ông luôn được tin cậy giao các nhiệm vụ hệ trọng trên chiến trường, là Tư lệnh của các chiến dịch lớn nhất, quan trọng nhất như Bình Giã, Đồng Xoài, Bàu Bàng - Dầu Tiếng, Đường 9 Nam Lào, Trị Thiên 1972,... Ông nổi tiếng là con người tài năng, cương trực, quyết đoán, "trí - dũng - nhân - chính - liêm - trung".[6]
  • Ông được Đại tướng Võ Nguyên Giáp coi là "người chỉ huy kiên cường, lỗi lạc, người bạn chiến đấu chí thiết".

Trong một nhận xét khác có tính khẳng định hơn, Võ Nguyên Giáp nhận định:

"...Lê Trọng Tấn là một trong những vị tướng giỏi nhất Việt Nam qua các thời đại.[6] Trong cuộc phỏng vấn về xếp hạng tướng lĩnh Việt Nam hiện đại, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo đã đánh giá: "Tất nhiên đầu tiên là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thứ hai là tướng Lê Trọng Tấn. Thứ ba là tướng Hoàng Văn Thái và thứ tư là tướng Nguyễn Hữu An..."[7]

Nhất Tấn, nhìn An, tam Đan, tứ Chơn

Đời sống riêng

[sửa | sửa mã nguồn]

Khen thưởng và vinh danh

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng:

Tên ông được đặt cho một số tuyến đường phố tại Việt Nam. Tại Hà Nội có tới ba đường Lê Trọng Tấn đều là hai đường lớn nằm gần nhau ở quận Thanh Xuân[9], Hà Đông,[10]Hoài Đức. Ở các địa phương khác cũng có đường mang tên ông:

  1. Quận Tân PhúQuận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.[11]
  2. Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng.[12]
  3. Thừa Thiên Huế.[13]
  4. Bạc Liêu,[14] An Giang.[15]
  5. Hưng Yên,[16] Ninh Bình.[17]
  6. Tây Ninh.
  7. Đắk Lắk.
  8. Quảng Nam.

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Xây dựng mỗi huyện thành một pháo đài quân sự (1980)
  • Từ Đồng Quan đến Điện Biên (hồi kí, 1994)

Lịch sử thụ phong quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm thụ phong 1958 1961 1974 1980 1984
Cấp bậc Đại tá Thiếu tướng Trung tướng Thượng tướng Đại tướng

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Đại tướng Lê Trọng Tấn: Hai trận đánh xứng đáng hai lần anh hùng”. Báo Quân khu 7. ngày 1 tháng 10 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2017.
  2. ^ Trần Hoàng Tiến (10 tháng 9 năm 2021). “Đại tướng Lê Trọng Tấn- "Zhukov của Việt Nam". Báo Quân đội nhân dân.
  3. ^ Đây không phải trường hợp cá biệt. Thượng tướng Hoàng Cầm cũng từng đi lính khố xanh và đến năm 1945 mới vào Đảng cộng sản, Trung tướng Nguyễn Bình vốn là người của Việt Nam Quốc dân Đảng, năm 1946 mới vào Đảng cộng sản.
  4. ^ Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, tr. 599, nxb QĐND 2004
  5. ^ Quyết định số: 8/07/NQNS-TW, ngày 18-5-1984 của Bộ Chính trị, Về việc chỉ định hội đồng Quân sự Bộ Quốc phòng (gồm các đ/c: Văn Tiến Dũng, Chu Huy Mân, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Bùi Phùng, Lê Ngọc Hiền, Đặng Vũ Hiệp)
  6. ^ a b c d “Chuyện ít biết về các bậc lão thành cách mạng - Kỳ 6”. Báo điện tử Tiền Phong. 2 tháng 12, 2006.
  7. ^ “Thượng tướng Hoàng Minh Thảo: Vẫn nguyên vẹn người lính thời binh lửa”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2011.
  8. ^ “Tiểu sử Đại tướng Lê Trọng Tấn”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2013.
  9. ^ 20°59′39″B 105°49′52″Đ / 20,9942841°B 105,831231°Đ / 20.9942841; 105.831231
  10. ^ 20°58′17″B 105°44′57″Đ / 20,9713682°B 105,7490729°Đ / 20.9713682; 105.7490729
  11. ^ 10°48′36″B 106°36′50″Đ / 10,8099223°B 106,6138394°Đ / 10.8099223; 106.6138394
  12. ^ 16°02′17″B 108°11′24″Đ / 16,0379284°B 108,19011°Đ / 16.0379284; 108.19011
  13. ^ 16°23′46″B 107°41′53″Đ / 16,3960695°B 107,6981943°Đ / 16.3960695; 107.6981943
  14. ^ 9°18′28″B 105°43′51″Đ / 9,3076561°B 105,7307935°Đ / 9.3076561; 105.7307935
  15. ^ 10°21′56″B 105°25′43″Đ / 10,3656647°B 105,4285807°Đ / 10.3656647; 105.4285807
  16. ^ 20°39′49″B 106°03′27″Đ / 20,6635152°B 106,0575794°Đ / 20.6635152; 106.0575794
  17. ^ 20°09′32″B 105°55′38″Đ / 20,1590199°B 105,9271568°Đ / 20.1590199; 105.9271568

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Lord El-Melloi II Case Files Vietsub
Lord El-Melloi II Case Files Vietsub
Khi Lord El-Melloi II,  Waver Velvet, được yêu cầu tới đòi quyền thừa kế Lâu đài Adra, anh ta cùng cô học trò Gray của mình lên đường tới đó
Một số sự thật thú vị về Thụ Yêu Tinh Treyni
Một số sự thật thú vị về Thụ Yêu Tinh Treyni
Là thực thể đứng đầu rừng Jura (được đại hiền nhân xác nhận) rất được tôn trọng, ko ai dám mang ra đùa (trừ Gobuta), là thần bảo hộ, quản lý và phán xét của khu rừng
Giới thiệu nhân vật Evileye trong Overlord
Giới thiệu nhân vật Evileye trong Overlord
Keno Fasris Invern, trước đây được gọi là Chúa tể ma cà rồng huyền thoại, Landfall, và hiện được gọi là Evileye, là một nhà thám hiểm được xếp hạng adamantite và người làm phép thuật của Blue Roses cũng như là bạn đồng hành cũ của Mười Ba Anh hùng.
Review game Kena: Bridge of Spirits
Review game Kena: Bridge of Spirits
Kena: Bridge of Spirits là một tựa game indie được phát triển bởi một studio Mỹ mang tên Ember Lab - trước đây là một hãng chuyên làm phim hoạt hình 3D và đã rất thành công với phim ngắn chuyển thể từ tựa game huyền thoại Zelda