Review Sách: Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian (On earth we're briefly gorgeous - Ocean Vuong)
IMG

Review Sách: Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian (On earth we're briefly gorgeous - Ocean Vuong)

135.000 ₫ 108.000 ₫ GIẢM 20%
Thú thực là rất khó, quá khó để có thể nhận xét tác phẩm này bằng sự giới hạn của từ ngữ như nhất thời chỉ có thể thốt lên “Đẹp quá” khi đột ngột nhận ra hoàng hôn đã sừng sững trước mắt mình
Lượt xem: 172
Số lượng
"Chẳng có gì để nói, ngoài sự duy mỹ của ngôn từ và thứ cảm xúc lớn lao đến nỗi.. lặng im."

(Artwork by me - ig: @thereading.culture)

Thú thực là rất khó, quá khó để có thể nhận xét tác phẩm này bằng sự giới hạn của từ ngữ như nhất thời chỉ có thể thốt lên “Đẹp quá” khi đột ngột nhận ra hoàng hôn đã sừng sững trước mắt mình. Tiếng “Đẹp quá!” thốt lên không phải để khen ngợi, mà đúng hơn, là sự bất lực của miêu tả, như một tiếng ú ớ bản năng. Với tác phẩm này cũng thế, dùng bao nhiêu từ ngữ cũng là không đủ và dùng bao nhiêu từ ngữ cũng là dư thừa. Thật mỉa mai khi mình lại dùng sự bất lực của ngôn từ để diễn giải cho một tác phẩm về nghệ thuật của ngôn từ, chữ ‘nghệ thuật’ trong ngữ cảnh này được sử dụng một cách đặc biệt vì cái cách mà tác giả khắc gọt từng con chữ thực sự đã khuất phục mình, một cách hoàn toàn.


Có lần mẹ nói con rằng mắt người là tạo vật cô đơn nhất của Chúa. Vì quá nhiều thứ trên thế giới đi qua con ngươi mà nó vẫn không giữ lại điều gì. Con mắt trong hốc, một mình một cõi, còn không biết rằng có một vật khác giống nó y hệt, cách chỉ vài phân, cũng đói khát và trống rỗng như nó."

Ở mỗi một trang, mình đều phải gạch dưới những câu, dù rất đơn giản, nhưng mang lại sự liên tưởng bất khả hình dung và rơi nước mắt trong sự xúc động của phong ba ngữ nghĩa, thứ mà, không hề đề cao hay nói quá, chưa một tác giả nào trong số những tác phẩm mình từng đọc làm được đến mức độ duy mỹ - gần như tuyệt đối này. Có lẽ bởi vì khởi điểm là nhà thơ mà khi bắt tay vào viết quyển tiểu thuyết đầu tiên, thứ ngôn từ phải được chọn lọc kỹ càng để đặt vào từng khổ bỗng nhiên trở nên không còn cảm thấy sự giới hạn của nó trong một dòng mà như thể bùng nổ theo một chuỗi phản ứng của sự trừu tượng và hỗn hợp rung cảm, như được phóng thích để tạo thành một thứ ánh sáng rực rỡ, thứ mà khiến mình - vỡ tan thành từng mảnh để cho ánh sáng bất tận đó lấp đầy đến từng khoảng không cơ thể.

“Nhưng hai năm sau, cuộc sống ở Việt Nam - vẫn còn tan tác mười ba năm sau khi chiến tranh kết thúc - đã trở nên khó khăn tới nỗi cả nhà chúng ta sẽ chạy trốn khỏi chính mảnh đất mà ba từng đứng, mảnh đất mà, cách đó chừng mét, máu của mẹ đã chảy thành một vũng đỏ giữa hai chân, biến đất cứng bên dưới thành bùn tươi - và con thành sống trên đời.” - Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian

Ocean Vương là một nhà thơ, nhà văn người Mỹ gốc Việt. Do những biến động hậu chiến tranh Việt Nam, gia đình anh đã di cư đến Hartford, Connecticut vào lúc anh vỏn vẹn lên 2. Anh cũng là người nhận được học bổng Ruth Lilly / Sargent Rosenberg năm 2014 từ Poetry Foundation, Giải thưởng Whites 2016 và Giải thưởng Eliot TS 2017.
“Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian” (tựa tiếng Anh “On Earth we’re briefly gorgeus”) là cuốn tiểu thuyết được ra mắt vào năm 2019 và nhanh chóng được đông đảo giới phê bình cũng như độc giả đón nhận, tác phẩm là một bức thư mà Ocean viết dành cho mẹ của mình. Thông qua đó kể câu chuyện về một cậu bé phải rời khỏi quê hương trong khói lửa và những cực nhọc sau một cuộc chiến dài mà ký ức của cậu về nơi chôn nhau cắt rốn đó không hề tồn tại. Những hình ảnh về nơi đó chỉ được khắc họa thông qua lời kể của người mẹ và người bà, những người dù đã cách xa khỏi đất nước của mình hàng ngàn dặm nhưng vẫn không thể nào thôi ám ảnh về cái đau đớn, xót xa của một cuộc đổ máu trường kỳ. Song song với những bóng ma của cuộc chiến là câu chuyện về một đứa con trai nhập cư, một kẻ bên lề xã hội, một người da vàng, gầy gò, đồng tính và xa lạ.


Thế nên, tiếng mẹ đẻ của mình không thể che chở cho mình - vì cả nó cũng mồ côi. Tiếng Việt của mẹ con mình là một tráp kỷ vật, một mốc đánh dấu nơi sự học của mẹ kết thúc, hoá thành tro. Nên, mẹ à, nói tiếng mẹ đẻ đối với mình là nói thứ tiếng Việt dở dang, nhưng là nói tiếng chiến tranh hoàn thiện.”

“Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian” (tựa tiếng Anh “On Earth we’re briefly gorgeus”) là cuốn tiểu thuyết được ra mắt vào năm 2019 và nhanh chóng được đông đảo giới phê bình cũng như độc giả đón nhận, tác phẩm là một bức thư mà Ocean viết dành cho mẹ của mình. Thông qua đó kể câu chuyện về một cậu bé phải rời khỏi quê hương trong khói lửa và những cực nhọc sau một cuộc chiến dài mà ký ức của cậu về nơi chôn nhau cắt rốn đó không hề tồn tại. Những hình ảnh về nơi đó chỉ được khắc họa thông qua lời kể của người mẹ và người bà, những người dù đã cách xa khỏi đất nước của mình hàng ngàn dặm nhưng vẫn không thể nào thôi ám ảnh về cái đau đớn, xót xa của một cuộc đổ máu trường kỳ. Song song với những bóng ma của cuộc chiến là câu chuyện về một đứa con trai nhập cư, một kẻ bên lề xã hội, một người da vàng, gầy gò, đồng tính và xa lạ. Cho dù câu chuyện về những người nhập cư thì không còn mới, nhưng qua ngòi bút của Ocean Vương, cái chơi vơi, lạc lõng của những con người như thế trở nên gần gũi, cái bi lụy tự thân nó mang theo hồn thi vị. Nhưng xuyên suốt toàn bộ quá trình, thông điệp mạnh mẽ nhất được truyền tải chắc hẳn là tình yêu của con người, của mẹ dành cho con, của hai đứa trẻ bên rìa cuộc đời chia sẻ cho nhau sự cô đơn cùng cực và quan trọng nhất, tình yêu da diết của một đứa con trai dành cho người mẹ, một tình yêu thật đẹp - một cái đẹp thật buồn.


In Vietnamese, the word for missing someone and remembering them is the same: nhớ. Sometimes, when you ask me over the phone, Con nhớ mẹ không? I flinch, thinking you meant, Do you remember me? "

Mình xin không đi sâu hơn nữa vào nội dung của quyển sách, thay vào đó mình xin khẳng định những ngữ từ được sử dụng trong tác phẩm rất tuyệt diệu và có thể gây thao thức một thời gian dài. Ngoài ra, tác giả còn khéo léo sắp đặt các tình tiết đan xen một cách đầy chủ ý mà khi đọc kỹ ta sẽ thấy những trường đoạn ẩn dụ liên tiếp tương hỗ cho nhau, giải thích nhau và liên kết chặt chẽ khiến cho sự mạch lạc của thể loại văn xuôi được thể hiện đầy sáng tạo trong những dòng hồi ức phi tuyến tính. Yếu tố thơ ca và những trích dẫn của các tác giả khác cũng được lồng ghép một cách đầy hiệu quả, khiến cho quyển sách dù chưa đầy 300 trang và thậm chí là còn được phiên dịch qua một ngôn ngữ khác vẫn không hề mất đi sự xúc động vốn có mà còn tạo ra một thế giới vô cùng sâu sắc vượt ra ngoài mặt chữ và trú lấy vào bên trong trái tim của bất kỳ con người nào vô tình đọc nó.
Một điều cuối cùng mình muốn nói, một cách chủ quan, rằng nếu được, các bạn hãy đọc nó thật chậm, hãy đọc vì ý nghĩa đơn giản của việc đọc mà đừng nghĩ tới phải đọc thật nhanh hay thật nhiều, ít nhất là đối với tác phẩm này, một tháng, nhiều tháng, một năm, nhiều năm, hãy để nó trên đầu giường và lướt qua một trang bất kỳ mỗi sáng, hãy để sự sâu sắc, tình yêu, cái đẹp thẩm thấu vào con người. Để mỗi khi nhìn lại, chúng ta thấy rõ ràng mình, sự hiện diện của mình, đang rực rỡ - ở nhân gian.

“ Mẹ, con không biết liệu mẹ có đọc thư đến được đây không - hay thậm chí mẹ có đọc được chữ nào không. Mẹ luôn nói con rằng giờ mẹ học đọc thì đã quá trễ, gan thì yếu, xương thì mỏi mệt, rằng sau tất cả những gì mẹ đã trải qua, mẹ chỉ muốn nghỉ ngơi. Rằng biết đọc là một đặc quyền mẹ kiếm được cho con bằng những gì mẹ đánh mất. Con biết mẹ tin vào đầu thai. Con không biết mình có tin không nhưng con mong là nó có thật. Bởi vì như vậy có lẽ lần tới mẹ sẽ trở lại đây. Có lẽ mẹ sẽ là một cô bé và có lẽ tên mẹ sẽ lại là Rose, và mẹ sẽ có một căn phòng đầy sách, có cha mẹ kể chuyện cho mẹ nghe trước giờ đi ngủ, trong một đất nước không bị chiến tranh chạm tới. Có lẽ khi đó, trong cuộc đời đó và ở tương lai này, mẹ sẽ tìm thấy cuốn sách này và sẽ biết chuyện gì xảy ra cho mình. Và mẹ sẽ nhớ được con. Có lẽ.”

@nhartminh
172 | 1/5/2024 8:20:24 AM
Bình luận
Để lại bình luận Đăng nhập / Đăng ký