Đào Nghiễm | |
---|---|
Tên chữ | Nghĩa Xuyên |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 1496 |
Nơi sinh | Hưng Yên |
Mất | không rõ |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | nhà Mạc |
Đào Nghiễm (1496 - ?) [1], tự: Nghĩa Xuyên, là nhà thơ Việt Nam và là quan thời Mạc.
Đào Nghiễm là người làng Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Phù Tiên, tỉnh Hưng Yên). Ông là cháu bốn đời của Đào Công Soạn (1381-1458), một đại thần thời Lê sơ.
Khoa Quý Mùi (1523) đời Lê Cung Hoàng (ở ngôi: 1522-1527), Đào Nghiễm thi đỗ Hội nguyên, vào thi Đình ông đỗ đồng Tiến sĩ.
Tháng 6 (âm lịch) năm 1527, Mạc Đăng Dung đoạt lấy ngôi vua của Lê Cung Hoàng, Đào Nghiễm ra làm quan với nhà Mạc, được cử làm Chánh sứ trong đoàn sứ bộ sang nhà Minh (Trung Quốc). Trở về nước, ông được thăng làm Tả thị lang bộ Binh kiêm Đại học sĩ, tước Đạt Nghĩa hầu.
Đào Nghiễm mất năm nào không rõ.
Trên đường đi sứ, Đào Nghiễm viết Nghĩa Xuyên quan quang tập (Tập thơ đi xem ánh sáng nước người). Theo gia phả họ Đào ở làng Thiện Phiến, thì tập thơ này có 162 bài chữ Hán (chủ yếu là thơ đề vịnh) nhưng đã thất lạc, hiện chỉ còn vài chục bài chép trong các tuyển tập thơ thời trước, nhiều nhất là trong Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn (có 27 bài).
Đào Nghiễm là một nhà thơ có phong cách trong số những nhà thơ triều Mạc. Nhìn chung, thơ của ông thường thanh thoát, bình dị, ít cầu kỳ, đôi bài có những suy tư trước quan hệ bang giao phức tạp [2]. Trích giới thiệu một bài:
Phiên âm Hán-Việt:
|
|