Đô hộ phủ (chữ Hán: 都護府) là các cơ quan quản lý các khu vực biên giới của một số triều đại phong kiến ở Trung Quốc. Nhà Đinh và nhà Trần ở An Nam thời kỳ tự chủ cũng đặt những chức quan phỏng theo thời Đường có chữ "đô hộ phủ".[1]
Nhà Hán từng đặt ra Tây Vực đô hộ phủ (西域都護府), nhưng không bố trí lâu dài. Đến nhà Đường, đô hộ phủ trở thành cơ quan chính thức. Đã có 6 đô hộ phủ, gồm:
Đến thời nhà Tống lập ra 1 đô hộ phủ duy nhất đó là:
Nhà Đinh đặt ra chức Đô hộ phủ sĩ sư (phong cho Lưu Cơ) chịu trách nhiệm về các hình sự của cả nước Đại Cồ Việt. "Đô hộ phủ" thời Đinh mang nghĩa cả nước Đại Cồ Việt, tức là phỏng theo cách gọi của nhà Đường.
Cuối thời Nhà Trần, Hồ Quý Ly thao túng triều đình, đổi gọi Thăng Long là Đông Đô và đặt Thanh Hóa làm Tây Đô. Khu vực quanh Đông Đô được gọi là Đô hộ phủ. Năm 1397, Phủ đô hộ Đông Đô được giao cho Phó tướng Hồ Hán Thương quản lý công việc quân sự.[4] Như vậy khác với thời Đinh, "Đô hộ phủ" cuối thời Trần chỉ mang nghĩa vùng quanh Đông Đô.