Đúng đắn chính trị

Đúng đắn chính trị (tiếng Anh: political correctness, thường được viết tắt là PC), còn được gọi là phải đạo chính trị, là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả ngôn ngữ, chính sách, hoặc các biện pháp có mục đích là tránh các hành vi gây bất lợi cho các thành viên của một số nhóm cụ thể trong xã hội.[1][2][3][4][5] Trong diễn ngôn công khai và truyền thông xã hội, thuật ngữ được coi là một từ miệt thị với hàm ý rằng những chính sách như vậy là thừa hoặc không có cơ sở.[3][6][7][8][9][10] Từ cuối những năm 1980, thuật ngữ này đề cập đến việc ưa chuộng sử dụng ngôn ngữ bao quát, và tránh sử dụng ngôn ngữ hoặc hành vi mà có thể bị coi là loại trừ, đẩy ra bên rìa xã hội, hoặc mang tính xúc phạm đối với những nhóm người bị bất lợi hoặc bị phân biệt đối xử, đặc biệt là các nhóm người được xác định bởi bản sắc, chủng tộc, giới tính, giới tính xã hội, hoặc thiên hướng tính dục.

Việc sử dụng thuật ngữ này của những người cánh tả trong những năm 1970 và 1980 ban đầu mang nghĩa là tự phê phán chính mình một cách châm biếm; sử dụng thuật ngữ thể hiện mỉa mai, thay vì là một tên gọi cho một phong trào chính trị thực sự.[7][11][12][13] Nó được coi là một trò đùa giữa những người cánh tả dùng để châm biếm những người quá cứng nhắc tuân theo chính trị chính thống.

Việc sử dụng thuật ngữ thời hiện đại xuất hiện từ những lời chỉ trích phong trào New Left (tạm dịch: Tả Mới) của các quan điểm bảo thủ vào cuối thế kỷ 20, với nhiều người mô tả nó là một hình thức kiểm duyệt.[14] Các nhà bình luận chính trị cánh tảHoa Kỳ cho rằng những người bảo thủ sử dụng khái niệm đúng đắn chính trị để hạ thấp và chuyển sự chú ý khỏi hành vi phân biệt đối xử đáng được quan tâm đối với các nhóm bị bất lợi.[15][16][17] Họ cũng cho rằng bên cánh hữu thực thi các kiểu đúng đắn chính trị của riêng mình để đàn áp những lời chỉ trích đối với các cử tri và hệ tư tưởng mà cánh hữu ủng hộ.[18][19][20] Tại Hoa Kỳ, thuật ngữ này đã đóng một vai trò to lớn trong cuộc "chiến tranh văn hóa" giữa những người theo chủ nghĩa tự donhững người theo chủ nghĩa bảo thủ.[21]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ For definitions, see:
    • 'politically correct' definition”. Cambridge English Dictionary. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2016.
    • “Definition of political correctness in English”. Oxford Dictionaries. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2017.
    • 'Politically Correct' definition”. Merriam-Webster. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2017.
  2. ^ Gibson, Caitlin (13 tháng 1 năm 2016). “How 'politically correct' went from compliment to insult”. The Washington Post. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2017.
  3. ^ a b Kohl, Herbert (1992). “Uncommon Differences: On Political Correctness, Core Curriculum and Democracy in Education”. The Lion and the Unicorn. 16 (1): 1–16. doi:10.1353/uni.0.0216. S2CID 145173687.
  4. ^ Florence, Joshua (30 tháng 10 năm 2015). “A Phrase in Flux: The History of Political Correctness”. Harvard Political Review. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2017.
  5. ^ Chow, Kat (14 tháng 12 năm 2016). 'Politically Correct': The Phrase Has Gone From Wisdom To Weapon”. National Public Radio (NPR). Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2017.
  6. ^ Friedman, Marilyn; Narveson, Jan (1995). Political correctness : for and against. Lanham: Rowman & Littlefield. ISBN 978-0847679867. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2015.
  7. ^ a b Schultz, Debra L. (1993). To Reclaim a Legacy of Diversity: Analyzing the 'Political Correctness' Debates in Higher Education (PDF). National Council for Research on Women. New York. ISBN 978-1880547137.
  8. ^ Whitney, D. Charles & Wartella, Ellen (1992). “Media Coverage of the "Political Correctness" Debate”. Journal of Communication. 42 (2): 83. doi:10.1111/j.1460-2466.1992.tb00780.x.
  9. ^ Duignan, Peter; Gann, L.H. (1995). Political correctness. Stanford, [Calif.]: Hoover InstitutionStanford University. ISBN 978-0817937430. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2015.
  10. ^ Hughes, Geoffrey (2011). “Origins of the Phrase”. Political Correctness: A History of Semantics and Culture. John Wiley & Sons. 1975 – Peter Fuller. ISBN 978-1444360295.
  11. ^ Ruth Perry, (1992), "A Short History of the Term 'Politically Correct'", in Beyond PC: Toward a Politics of Understanding, by Patricia Aufderheide, 1992, ISBN 978-1555971649
  12. ^ Schultz citing Perry (1992) p. 16
  13. ^ Willis, Ellen. "Toward a Feminist Revolution", in No More Nice Girls: Countercultural Essays (1992) Wesleyan University Press, ISBN 081955250X, p. 19.
  14. ^ Ford, Becky R. (2017). An Empirical Test of the Effects of Political Correctness: Implications for Censorship, Self-Censorship, and Public Deliberation (Luận văn). University of California, Santa Barbara. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2022.
  15. ^ Wilson, John. 1995. The Myth of Political Correctness: The Conservative Attack on High Education. Durham, North Carolina: Duke University Press. p. 26.
  16. ^ Messer-Davidow, Ellen (1995). “Manufacturing the Attack on Liberalized Higher Education: The Humanities and Society in the 1990s”. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  17. ^ Mink, Eric (6 tháng 10 năm 2016). “Trump's Political-Correctness Con Job”. Huffington Post. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2016.
  18. ^ "Conservative Correctness" chapter, in Wilson, John. 1995. The Myth of Political Correctness: The Conservative Attack on Higher Education. Durham, North Carolina: Duke University Press. p. 57.
  19. ^ “Don Williams comments – Dixie Chicks Were Right”. mach2.com. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2017.
  20. ^ Krugman, Paul (26 tháng 5 năm 2012). “The New Political Correctness”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2013.
  21. ^ Kaufman, Scott Barry (20 tháng 11 năm 2016). “The Personality of Political Correctness; The idea of political correctness is central to the culture wars of American politics”. Scientific American. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2016.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Những đôi môi gây nghiện
Những đôi môi gây nghiện
Đắm chìm vào sự ngọt ngào của những đôi môi
Nhật Bản - Sự Trỗi Dậy Của Con Hổ Phương Đông?
Nhật Bản - Sự Trỗi Dậy Của Con Hổ Phương Đông?
BoJ đã chính thức trở thành ngân hàng cuối cùng trên thế giới nới lỏng chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo khi quốc gia này đang phải đối mặt với hàng thập kỷ giảm phát.
Tìm hiểu về căn bệnh tâm lý rối loạn lưỡng cực
Tìm hiểu về căn bệnh tâm lý rối loạn lưỡng cực
Rối loạn lưỡng cực là căn bệnh tâm lý phổ biến với tên gọi khác là bệnh rối loạn hưng – trầm cảm
The Silence of The Marsh - Sự Yên Lặng Của Đầm Lầy
The Silence of The Marsh - Sự Yên Lặng Của Đầm Lầy
The Silence of The Marsh (Sự Yên Lặng Của Đầm Lầy) là một phim tâm lý tội phạm có lối kể chuyện thú vị với các tình tiết xen lẫn giữa đời thực và tiểu thuyết