Đường Nguyễn Hữu Cảnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Đường Nguyễn Hữu Cảnh
Đại lộ Nguyễn Hữu Cảnh
Đường Nguyễn Hữu Cảnh đoạn qua cầu Thị Nghè 2
Tên trước đâyĐường Lê Thánh Tôn nối dài
Dài3.2 km (2,0 mi)
Vị tríQuận 1 - Bình Thạnh
Ga tàu điện ngầm gần nhất
Đầu TâyDạ cầu Ba Son tại đường Tôn Đức Thắng, Quận 1
Nút giao
chính
  • Nguyễn Hữu Cảnh - Nguyễn Bỉnh Khiêm
  • Nguyễn Hữu Cảnh - Phạm Viết Chánh
  • Nguyễn Hữu Cảnh - Ngô Tất Tố tại nút giao cầu Thủ Thiêm
Đầu ĐôngCầu Sài Gòn, Bình Thạnh
Xây dựng
Khởi côngtháng 5 năm 1997; 27 năm trước (1997-05)
Khánh thành2002; 23 năm trước (2002)

Đường Nguyễn Hữu Cảnh là một con đường tại Thành phố Hồ Chí Minh, chạy từ đường Tôn Đức Thắng (Quận 1) đến đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh).[1] Đây là một trong những trục đường huyết mạch kết nối cửa ngõ phía đông với trung tâm thành phố.[2]

Đường được đưa vào khai thác từ năm 2002, tuy nhiên không lâu sau đó đã xảy ra tình trạng sụt lún, hư hỏng, trở thành một trong những điểm ngập nặng nhất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh những lúc mưa và triều cường nên còn được mệnh danh là "rốn ngập" của thành phố.[3][4][5]

Nhánh cầu Thủ Thiêm rẽ xuống đường Nguyễn Hữu Cảnh

Đường Nguyễn Hữu Cảnh dài gần 3,2 km,[6] đi gần như song song với bờ sông Sài Gòn, có điểm đầu tại ngã tư giao với đường Tôn Đức Thắng và đường Lê Thánh Tôn (nay là đầu cầu Ba Son) và điểm cuối tại đường Điện Biên Phủ ngay đầu cầu Sài Gòn phía quận Bình Thạnh. Ngoài ra, trên tuyến còn có một nút giao thông khác mức với đường Ngô Tất Tố và cầu Thủ Thiêm.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyến đường được khởi công xây dựng vào tháng 5 năm 1997 với tên gọi là đường Lê Thánh Tôn nối dài. Dự án có chiều dài toàn tuyến là 3.690 m, rộng 35–50 m, trên tuyến có 3 cây cầu là cầu Thị Nghè 2, cầu Văn Thánh 2 và cầu vượt nút giao thông đầu cầu Sài Gòn.[7] Tổng vốn đầu tư xây dựng ban đầu là 278 tỷ đồng, sau được điều chỉnh thành 419 tỷ đồng.[8] Năm 1998, nhân dịp kỷ niệm 300 năm Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, đường Lê Thánh Tôn nối dài được đặt tên mới là đường Nguyễn Hữu Cảnh.[a][9] Đường được thông xe vào đầu năm 2002.[8]

Tình trạng tuyến đường

[sửa | sửa mã nguồn]
Đường Nguyễn Hữu Cảnh vào năm 2007
Đường Nguyễn Hữu Cảnh về đêm

Sau khi đưa vào sử dụng, trên tuyến đường đã xảy ra hàng loạt sự cố nghiêm trọng. Tháng 4 năm 2002, hầm chui hai đầu cầu Văn Thánh 2 bị lún đến 1,1 m, phải dỡ bỏ để làm lại.[10] Liên quan đến sự cố này, vào tháng 5 năm 2006 Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt 9 người từ 2 đến 3 năm tù, trong đó 3 người được hưởng án treo.[11] Năm 2003, cơ quan chức năng phát hiện nhiều đoạn của đường Nguyễn Hữu Cảnh bị lún từ 5 cm đến 1,1 m.[10] Đến tháng 7 năm 2004, tại cầu Văn Thánh 2 lại phát hiện hư hỏng ở đầu dầm và mố cầu; cầu được sửa chữa lần thứ nhất bằng phương pháp bù lún từ tháng 12 năm 2005 đến tháng 2 năm 2006.[12] Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 2006 cầu lại tiếp tục bị thủng, mố cầu bị chuyển dịch và có nguy cơ sập.[7][13] Tháng 7 năm 2007, Thành phố Hồ Chí Minh chi hơn 141 tỷ đồng để sửa chữa cầu Văn Thánh 2 lần thứ hai bằng hình thức xây cầu cạn nối hai đầu cầu, việc sửa chữa hoàn tất vào đầu năm 2009.[14][15] Một hạng mục khác trên tuyến đường cũng bị lún, nứt sau khi đưa vào sử dụng là cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh.[16] Năm 2016, thành phố đã cho sửa chữa cây cầu với kinh phí hơn 12 tỷ đồng.[17]

Qua nhiều năm khai thác, tuyến đường có nhiều đoạn bị lún nặng, trong đó đoạn từ cầu Thủ Thiêm đến cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh nặng nhất 1,2 m, khiến cho đường bị ngập sâu mỗi khi mưa lớn.[18][19] Tháng 9 năm 2017, thành phố đã cho lắp đặt máy bơm chống ngập với công suất lên đến 97.000 m³/giờ của Công ty cổ phần Tập đoàn công nghiệp Quang Trung tại đường Nguyễn Hữu Cảnh. Máy bơm được vận hành từ ngày 2 tháng 10 năm 2017, được thành phố đánh giá là cơ bản mang lại hiệu quả.[20] Năm 2019, chính quyền chính thức thuê máy bơm với giá 14,2 tỷ đồng mỗi năm.[21]

Ngày 5 tháng 10 năm 2019, đường Nguyễn Hữu Cảnh được khởi công sửa chữa với tổng mức đầu tư 473 tỷ đồng. Dự án thực hiện nâng cấp, sửa chữa, cải tạo hư hỏng nền, mặt đường đồng thời xây dựng, cải tạo vỉa hè, hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng, cây xanh, thảm cỏ, công trình hạ tầng kỹ thuật, sửa chữa hư hỏng một số hạng mục công trình khác dọc tuyến.[6] Công trình hoàn thành vào ngày 30 tháng 4 năm 2021.[22]

  1. ^ Trước đó, Thành phố Hồ Chí Minh đã có một con đường mang tên Nguyễn Hữu Cảnh trên địa bàn phường Tân Định, Quận 1. Năm 1998, đường này được đổi tên thành đường Nguyễn Văn Nguyễn sau khi tên đường Nguyễn Hữu Cảnh chuyển sang đặt cho đường Lê Thánh Tôn nối dài.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Bản đồ thành phố”. Cổng thông tin điện tử Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  2. ^ Quỳnh Trần (22 tháng 4 năm 2021). “Đường Nguyễn Hữu Cảnh trước ngày hoàn thành sửa chữa”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  3. ^ 'Lịch sử' hư hỏng của con đường tai tiếng Nguyễn Hữu Cảnh”. Tuổi Trẻ Online. 25 tháng 8 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ Ngọc Ẩn (12 tháng 8 năm 2008). “Chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  5. ^ Hữu Nguyên (13 tháng 7 năm 2017). “TP HCM giải quyết 'rốn ngập' bằng máy bơm công suất lớn”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  6. ^ a b Ngọc Tấn (14 tháng 3 năm 2019). “473 tỷ đồng sửa đường Nguyễn Hữu Cảnh”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ – Trang Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  7. ^ a b Minh Anh, Hoàng Liêm (31 tháng 3 năm 2006). “Cần xác định rõ trách nhiệm”. Báo điện tử Sài Gòn Giải phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  8. ^ a b Kiên Cường (23 tháng 12 năm 2008). “Đường Nguyễn Hữu Cảnh - công trình bê bối nhất TP HCM”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  9. ^ Quốc Minh (24 tháng 12 năm 2019). “Câu chuyện một con đường”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  10. ^ a b N.A. (11 tháng 10 năm 2005). “Lỗ hổng mặt cầu Văn Thánh 2: "Lỗ hổng" về trách nhiệm!”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  11. ^ Việt Hòa (9 tháng 5 năm 2006). “18 năm tù cho các bị cáo vụ hầm chui Văn Thánh 2”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  12. ^ Ngọc Ẩn (19 tháng 1 năm 2008). "Khai quật" cầu Văn Thánh 2: Thấy gì?”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  13. ^ Ngọc Ẩn (17 tháng 3 năm 2006). “Cầu Văn Thánh 2 lại thủng”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  14. ^ Việt Hùng (24 tháng 8 năm 2007). “Ngày mai 25-8: Sửa chữa, nâng cấp cầu Văn Thánh 2”. Báo điện tử Sài Gòn Giải phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  15. ^ Q.Hùng (16 tháng 1 năm 2009). “Thông xe cầu Văn Thánh 2”. Báo điện tử Sài Gòn Giải phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  16. ^ Đức Phú, Quang Khải (7 tháng 9 năm 2016). “Tốn hơn 12 tỉ để sửa cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  17. ^ “Sửa chữa gấp cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (TP.HCM)”. Báo điện tử VTV News. 23 tháng 10 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  18. ^ Ngọc Ẩn (15 tháng 9 năm 2018). “Được sửa chữa, đường Nguyễn Hữu Cảnh sẽ hết ngập và sụt lún”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  19. ^ Đình Lý (8 tháng 10 năm 2017). “Máy bơm chống ngập thông minh giúp tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh giảm ngập”. Trang tin điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  20. ^ Hữu Nguyên (5 tháng 10 năm 2018). “Siêu máy bơm chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh hoạt động trở lại”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  21. ^ Hữu Nguyên (12 tháng 5 năm 2019). “TP HCM thuê máy bơm chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh hơn 14 tỷ mỗi năm”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
  22. ^ Mạnh Linh (30 tháng 4 năm 2021). “Thông xe đường Nguyễn Hữu Cảnh đúng ngày 30/4”. Báo Tin tức - TTXVN. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2022.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Thiên Nghịch Mâu - chú cụ đặc cấp phá bỏ mọi đau khổ?
Thiên Nghịch Mâu - chú cụ đặc cấp phá bỏ mọi đau khổ?
Thiên Nghịch Mâu lần đầu tiên xuất hiện tại chương 71, thuộc sở hữu của Fushiguro Touji trong nhiệm vụ tiêu diệt Tinh Tương Thể
The Lobster 2015 - Khi “Ế” chính là một cái tội
The Lobster 2015 - Khi “Ế” chính là một cái tội
The Lobster là một bộ phim viễn tưởng hài hước đen siêu thực năm 2015 do Yorgos Lanthimos đạo diễn, đồng biên kịch và đồng sản xuất
[Review sách] Ba người thầy vĩ đại - Ba câu hỏi giúp bạn tìm ra giá trị đích thực của cuộc sống
[Review sách] Ba người thầy vĩ đại - Ba câu hỏi giúp bạn tìm ra giá trị đích thực của cuộc sống
Ba người thầy vĩ đại là một tác phẩm hư cấu chứa đựng nhiều bài học sâu sắc được viết bởi Robin Sharma, một trong những nhà diễn giả hàng đầu về lãnh đạo, phát triển bản thân và quản trị cuộc sống.
Kỹ năng của Toshinori Yagi - One For All - Boku no Hero Academia
Kỹ năng của Toshinori Yagi - One For All - Boku no Hero Academia
Là anh hùng nổi tiếng nhất thế giới - All Might, Toshinori là người kế nhiệm thứ 8 và có thể sử dụng rất thành thạo One For All