Đại lộ Phạm Văn Đồng hướng về sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất | |
Tên khác | Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài |
---|---|
Một phần của | Đường vành đai 1 (Thành phố Hồ Chí Minh) |
Dài | 12,211 km |
Rộng | 30-60m |
Vị trí | Quận Gò Vấp – Bình Thạnh – Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam |
Ga tàu điện ngầm gần nhất | 4 Ga Bệnh viện 175 |
Đầu Tây | Ngã năm Nguyễn Thái Sơn, Gò Vấp 10°48′51″B 106°40′44″Đ / 10,814029286258°B 106,67885784037°Đ |
Đầu Đông | tại Ngã tư Linh Xuân, Thủ Đức 10°52′24″B 106°45′54″Đ / 10,873318°B 106,76505°Đ |
Đường Phạm Văn Đồng, trước đây gọi là đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài, là một con đường thuộc tuyến đường vành đai 1 tại Thành phố Hồ Chí Minh, bắt đầu từ Ngã năm Nguyễn Thái Sơn quận Gò Vấp đến Ngã tư Linh Xuân thuộc thành phố Thủ Đức, có tổng chiều dài 12,211 km. Đại lộ được đặt tên theo cố thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng.
Dự án đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài ban đầu có chiều dài dự tính là 13,6 km và bắt đầu từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.[1] Tuyến đường có tổng vốn đầu tư là 340 triệu USD, do tập đoàn GS (Engineering Contruction) - Hàn Quốc làm chủ đầu tư cũng là dự án đầu tiên tại Việt Nam do nước ngoài đầu tư xây dựng theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Vào tháng 11 năm 2011, tuyến đường đã thi công được khoảng 40% khối lượng.[2]
Ngày 8 tháng 8 năm 2012, theo Quyết định số 34/2012/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố, đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài được đặt tên là đường Phạm Văn Đồng.
Tháng 9 năm 2013, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức thông xe đợt 1 đoạn từ nút giao Nguyễn Thái Sơn đến nút giao Bình Triệu dài 4,7 km. Toàn tuyến được hoàn thành vào năm 2015.
Vòng xoay Nguyễn Thái Sơn - đường số 38 (trong tương lai là nút giao với đường vành đai 2): lộ giới 60m - 12 làn xe (Riêng đoạn từ đường số 20 đến chân cầu Gò Dưa: 10 làn xe trên đường Phạm Văn Đồng và 2 làn xe dưới đường Kha Vạng Cân).
Đường số 38 - Cầu vượt Linh Xuân: lộ giới 30m - 6 làn xe.