Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 12

Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 12
Tên khácOlympia 12
O12
Thể loạiTrò chơi truyền hình
Sáng lậpĐài Truyền hình Việt Nam
Đạo diễnNguyễn Tùng Chi,Nhà báo Lại Văn Sâm là tổng đạo diễn cho trận chung kết của olympia năm thứ 12
Dẫn chương trìnhNguyễn Tùng Chi
Nguyễn Hữu Việt Khuê
Nguyễn Khắc Cường
(Dẫn chương trình tại các điểm cầu trận chung kết năm xem ở đây)Ă
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Sản xuất
Giám chếLại Văn Sâm
Địa điểmTrường quay S9 (S15 mới), Đài Truyền hình Việt Nam
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV3
VTV4
Phát sóng26 tháng 6 năm 2011 – 24 tháng 6 năm 2012
Thông tin khác
Chương trình trướcNăm 11
Chương trình sauNăm 13
Liên kết ngoài
Trang mạng chính thức

Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 12, thường được gọi tắt là Olympia 12 hay O12 là năm thứ 12 của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia dành cho học sinh trung học phổ thông do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Cuộc thi năm thứ 12 được phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 26 tháng 6 năm 2011 và kết thúc với trận chung kết được truyền hình trực tiếp vào ngày 24 tháng 6 năm 2012.

Nhà vô địch của năm thứ 12 là Đặng Thái Hoàng đến từ Trường Trung học phổ thông Hòn Gai, Quảng Ninh.[1]

Luật chơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Một chương trình gồm có 4 phần thi:[2]

Khởi động

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong vòng 1 phút, mỗi thí sinh khởi động với tối đa 12 câu hỏi thuộc các lĩnh vực: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Thể thao, Nghệ thuật, Lĩnh vực khác, Tiếng Anh. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm.

Vượt chướng ngại vật

[sửa | sửa mã nguồn]

Có 8 từ hàng ngang, cũng là 8 gợi ý liên quan đến một chướng ngại vật mà các thí sinh phải đi tìm. Có 1 bức tranh (là một gợi ý quan trọng liên quan đến chướng ngại vật) được chia làm 8 phần tương ứng với 8 từ hàng ngang.

Mỗi thí sinh có 2 lượt lựa chọn một trong các từ hàng ngang này, bắt đầu từ thí sinh ở vị trí số 1 đến vị trí số 4 và ngược lại. Cả bốn thí sinh trả lời câu hỏi bằng máy tính trong thời gian 15 giây. Trả lời đúng mỗi từ hàng ngang, thí sinh được 10 điểm (cộng thệm 5 điểm nếu là người chọn từ hàng ngang). Ngoài việc mở được từ hàng ngang nếu trả lời đúng, một góc của hình ảnh được đánh số tương ứng với từ hàng ngang cũng được mở ra.

Thí sinh có thể bấm chuông trả lời chướng ngại vật bất cứ lúc nào. Trả lời đúng chướng ngại vật trong vòng 2 từ hàng ngang đầu tiên được 80 điểm, trong vòng 8 từ hàng ngang được 40 điểm. Sau khi hết cả 8 từ hàng ngang, các thí sinh có thêm 15 giây suy nghĩ để đưa ra đáp án cho chướng ngại vật (trả lời đúng vẫn được 40 điểm). Nếu không có thí sinh giải được chướng ngại vật, gợi ý cuối cùng sẽ được đưa ra; trả lời đúng chướng ngại vật sau gợi ý cuối cùng này sẽ được 20 điểm. Nếu trả lời sai chướng ngại vật, thí sinh sẽ bị loại khỏi phần chơi này.

Tăng tốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Có 4 câu hỏi, mỗi câu các thí sinh có 30 giây để trả lời bằng máy tính. Thí sinh trả lời đúng và nhanh nhất được 40 điểm, đúng và nhanh thứ 2 được 30 điểm, đúng và nhanh thứ 3 được 20 điểm, đúng và nhanh thứ 4 được 10 điểm.

2 loại câu hỏi được sử dụng trong phần thi này:

  • 2 câu hỏi IQ (câu số 1 và 3): Các dạng câu hỏi ở dạng này rất rộng, bao gồm tìm số khác trong dãy số, tìm hình khác nhất so với các hình đã cho, tìm quy luật để điền hình đúng, giải mật mã,...
  • 2 câu hỏi dữ kiện (câu số 2 và 4): Các bức ảnh, dữ kiện được đưa ra theo thứ tự ngày càng chi tiết. Bằng các gợi ý này, thí sinh phải trả lời các câu hỏi như: "Đây là ai", "Đây là địa danh nào", "Đây là loài vật nào",...

Khán giả cùng leo núi

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong mỗi chương trình, một câu hỏi sẽ được đưa ra để khán giả truyền hình tham giả trả lời qua tin nhắn điện thoại. Đáp án của câu hỏi được công bố ở cuộc thi kế tiếp. 1 giải nhất, 1 giải nhì và 5 giải ba sẽ được trao cho các khán giả có câu trả lời đúng và gửi về sớm nhất cho chương trình kể từ khi lên sóng.

Phần thi này được áp dụng đến hết cuộc thi Tuần 1 Tháng 1 Quý 3 và không ảnh hưởng đến số điểm của các thí sinh.

Về đích

[sửa | sửa mã nguồn]

Có 3 gói câu hỏi với các mức 40, 60, 80 điểm để thí sinh lựa chọn. Trong đó gói 40 điểm gồm 4 câu hỏi 10 điểm, gói 60 điểm gồm 2 câu hỏi 10 điểm và 2 câu hỏi 20 điểm, gói 80 điểm gồm 1 câu hỏi 10 điểm, 2 câu hỏi 20 điểm và 1 câu hỏi 30 điểm. Thời gian suy nghĩ và trả lời của câu 10 điểm là 10 giây, câu 20 điểm là 15 giây, câu 30 điểm là 20 giây.

Thí sinh đang trả lời gói câu hỏi của mình phải đưa ra câu trả lời trong thời gian quy định của chương trình. Nếu không trả lời được câu hỏi thì các thí sinh còn lại có 5 giây để bấm chuông giành quyền trả lời. Trả lời đúng được cộng thêm số điểm của câu hỏi từ thí sinh đang thi, trả lời sai sẽ bị trừ nửa số điểm của câu hỏi.

Thí sinh có quyền được đặt ngôi sao hy vọng một lần trước bất kỳ câu hỏi nào. Trả lời đúng được gấp đôi số điểm, trả lời sai bị trừ đi đúng số điểm của câu hỏi đặt ngôi sao hy vọng.

Chi tiết các trận đấu

[sửa | sửa mã nguồn]
Chung kết năm Tổng kết
Quý 1 Trần Lê Phương Vô địch Đặng Thái Hoàng

THPT Hòn Gai, Quảng Ninh

Quý 2 Nguyễn Ngọc Khánh
Quý 3 Đặng Thái Hoàng Kỷ lục Nguyễn Minh Quang - 395 điểm

THPT Chuyên Quốc học, Thừa Thiên - Huế

Quý 4 Thân Ngọc Tĩnh
Màu sắc sử dụng trong các bảng kết quả
Thí sinh đạt giải nhất và trực tiếp lọt vào vòng trong
Thí sinh lọt vào vòng trong nhờ có số điểm nhì cao nhất
Thí sinh Vô địch cuộc thi Chung kết năm

Trận 53: Chung kết năm

[sửa | sửa mã nguồn]
Họ và tên thí sinh Trường Khởi động VCNV Tăng tốc Về đích Tổng điểm
Nguyễn Ngọc Khánh THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, Kon Tum 60 0 90 50 200
Thân Ngọc Tĩnh PT Năng khiếu, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh 90 0 70 70 230
Trần Lê Phương THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam 60 0 100 -20 140
Đặng Thái Hoàng THPT Hòn Gai, Quảng Ninh 50 80 80 40 250
  • Dẫn chương trình tại các điểm cầu: Phan Quỳnh Trang (điểm cầu Kon Tum), Nguyễn Khắc Cường (điểm cầu TP.HCM), Trần Quang Minh (điểm cầu Quảng Nam), Nguyễn Hoàng Linh (điểm cầu Quảng Ninh).
  • Đây là cuộc thi chung kết năm đầu tiên có MC phụ dẫn.

Tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Nghi vấn lộ đề và câu hỏi sai trong trận chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong phần thi vượt chướng ngại vật, sau khi hai ô hàng ngang đầu tiên không được lật mở, bất ngờ thí sinh Thái Hoàng bấm chuông xin trả lời chướng ngại vật trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người vì đây là cuộc thi rất quan trọng vả lại chưa có một gợi ý nào được đưa ra. Đáp án của Thái Hoàng là "Tiếng Việt" và thí sinh này giành được 80 điểm, bỏ xa tất cả các thí sinh còn lại. Điều kì lạ hơn đó là MC Tùng Chi không hỏi lý do tại sao Hoàng đưa ra đáp án trong khi chưa có gợi ý mà tự mình dẫn các từ hàng ngang tới chướng ngại vật. Vụ việc dấy lên nghi ngờ chương trình lộ đề cho Thái Hoàng và êkíp đã bị "mua chuộc". Nhiều trang web đã đưa ra những clip minh oan cho Hoàng khi thí sinh này đã trả lời được các chướng ngại vật ở các vòng trước một cách nhanh chóng và đi đến kết luận là không thể có chuyện lộ đề.[3]

Tiếp tục, tại phần thi tăng tốc, trong câu hỏi IQ "Cần bao nhiêu mặt trời để cân thăng bằng", đáp án chương trình đưa ra là 6 mặt trời, cùng đáp án với Thái Hoàng và Lê Phương. Trong khi Lê Phương trả lời là "Em hi vọng vào sự may mắn của mình", Thái Hoàng tự tin trả lời "sau một hồi tính toán em đã giải ra đáp án như vậy". Hai thí sinh này được cộng điểm. Tuy nhiên, ngay sau khi cuộc thi kết thúc, khán giả xem đài phát hiện ra đáp án thực sự của câu hỏi này phải là 17/3 mặt trời (5 mặt trời và 2/3 mặt trời ở cái thứ 6). Như vậy, câu hỏi này không thí sinh nào đưa ra đáp án đúng, và Thái Hoàng bị trừ 30 điểm, kém người đạt giải nhì Ngọc Tĩnh 10 điểm và vòng nguyệt quế phải thuộc về Ngọc Tĩnh. Tuy nhiên việc trừ điểm này bị nhiều người chỉ trích rằng không công bằng, vì nếu bị trừ điểm thì Hoàng sẽ chọn gói điểm cao hơn ở phần về đích nên không thể khẳng định rằng Ngọc Tĩnh thắng cuộc.[4]

Hàng loạt các trang Facebook được lập ra để ủng hộ cả Thân Ngọc Tĩnh và Đặng Thái Hoàng, fanpage của chương trình quá tải vì những lời đòi hỏi chương trình phải xử lý vụ việc thỏa đáng cũng như minh oan cho Thái Hoàng. Nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra trong đó có quy định của ban tổ chức cuộc thi mà các thí sinh phải cam kết trước khi dự thi là: 'Mọi khiếu nại phải do chính thí sinh đưa ra và chỉ có hiệu lực trong thời gian ghi hình phần thi đó' nên cuộc thi không thể tổ chức lại.[5]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ [1] Lưu trữ 2013-09-04 tại Wayback Machine Thông báo trên trang web của Đài Truyền hình Việt Nam
  2. ^ [2] Lưu trữ 2013-07-28 tại Wayback Machine Luật chơi trên trang web của chương trình Đường lên đỉnh Olympia
  3. ^ Nghi án lộ đề Đường lên đỉnh Olympia Lưu trữ 2014-05-08 tại Wayback Machine, Tuổi Trẻ.
  4. ^ Sai đề Olympia: Hứa "rút kinh nghiệm", BTC không hủy kết quả Chung kết, Dân Trí.
  5. ^ Nếu đề Olympia sai, nên tổ chức thi lại, VnExpress.net.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sách Vẻ đẹp của những điều còn lại
Sách Vẻ đẹp của những điều còn lại
Tôi cảm nhận điều này sâu sắc nhất khi nhìn một xác chết, một khoang rỗng đã cạn kiệt sinh lực, nguồn lực mà chắc chắn đã chuyển sang tồn tại đâu đó.
Hướng dẫn build Albedo - Genshin Impact
Hướng dẫn build Albedo - Genshin Impact
Làm SP DPS ngon, build Dmg theo Hoa Khoảnh Khắc (DEF) không cần vũ khí 5 sao mới mạnh
Brooklyn 99 - nét mới trong thể loại sitcom
Brooklyn 99 - nét mới trong thể loại sitcom
B99 đúng là có tình yêu, nói về tình bạn nhưng đều ở mức vừa đủ để khiến một series về cảnh sát không bị khô khan nhàm chán
Spy x Family – Ai cũng cần một “gia đình”
Spy x Family – Ai cũng cần một “gia đình”
Một gia đình dù kỳ lạ nhưng không kém phần đáng yêu.