Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 14

Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 14
Tên khácOlympia 14
O14
Thể loạiTrò chơi truyền hình
Sáng lậpĐài Truyền hình Việt Nam
Đạo diễnNguyễn Tùng Chi
Dẫn chương trìnhNguyễn Tùng Chi
Phạm Ngọc Huy
Hoàng Trung Nghĩa (trừ chung kết năm)
(Dẫn chương trình tại các điểm cầu trận chung kết năm xem ở đây)
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Sản xuất
Địa điểmTrường quay S14, Đài Truyền hình Việt Nam
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV3
VTV3 HD
VTV4
Định dạng hình ảnh480p (4:3 SDTV)
720p (16:9 HDTV)
Phát sóng4 tháng 8 năm 2013 – 3 tháng 8 năm 2014
Thông tin khác
Chương trình trướcĐường lên đỉnh Olympia năm thứ 13
Chương trình sauĐường lên đỉnh Olympia năm thứ 15
Liên kết ngoài
Trang mạng chính thức

Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 14, thường được gọi tắt là Olympia 14 hay O14 là năm thứ 14 của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia dành cho học sinh trung học phổ thông do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Cuộc thi năm thứ 14 được phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 4 tháng 8 năm 2013 và kết thúc với trận chung kết được truyền hình trực tiếp vào ngày 3 tháng 8 năm 2014.

Nhà vô địch của năm thứ 14 là Nguyễn Trọng Nhân đến từ Trường Trung học phổ thông chuyên Tiền Giang, tỉnh Tiền Giang.

Luật chơi[sửa | sửa mã nguồn]

Khởi động[sửa | sửa mã nguồn]

Trong vòng 1 phút, mỗi thí sinh khởi động với tối đa 12 câu hỏi thuộc các lĩnh vực: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Thể thao, Nghệ thuật, Lĩnh vực khác, Tiếng Anh. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm.

Vượt chướng ngại vật[sửa | sửa mã nguồn]

Có 4 từ hàng ngang, cũng là 4 gợi ý liên quan đến một chướng ngại vật mà các thí sinh phải đi tìm. Có 1 bức tranh (là một gợi ý quan trọng liên quan đến chướng ngại vật) được chia làm 5 phần: 4 góc tương đương với 4 từ hàng ngang và một ô trung tâm. Ô trung tâm cũng là một câu hỏi, mở được ô này sẽ mở được phần quan trọng nhất của bức tranh.

Mỗi thí sinh có 1 lượt lựa chọn trả lời một trong các từ hàng ngang này. Cả bốn thí sinh cùng trả lời câu hỏi bằng máy tính trong thời gian 15 giây. Trả lời đúng mỗi từ hàng ngang, thí sinh được 10 điểm. Ngoài việc mở được từ hàng ngang nếu trả lời đúng, một góc của hình ảnh được đánh số tương ứng với từ hàng ngang cũng được mở ra.

Thí sinh có thể bấm chuông trả lời chướng ngại vật bất cứ lúc nào. Trả lời đúng chướng ngại vật trong từ hàng ngang đầu tiên được 80 điểm, trong từ hàng ngang thứ 2 được 60 điểm, trong từ hàng ngang thứ 3 được 40 điểm, trong từ hàng ngang thứ 4 được 20 điểm.

Sau 4 từ hàng ngang, câu hỏi thứ 5 sẽ hiện ra ở phần trung tâm của bức tranh. Đáp án của câu hỏi này là gợi ý cuối cùng của chương trình. Trả lời đúng câu hỏi thứ 5 này, thí sinh được 10 điểm. Nếu trả lời đúng chướng ngại vật sau câu hỏi thứ 5, thí sinh được 10 điểm. Nếu trả lời sai chướng ngại vật, thí sinh sẽ bị loại khỏi phần chơi này.

Tăng tốc[sửa | sửa mã nguồn]

Có 4 câu hỏi, mỗi câu các thí sinh có 30 giây để trả lời bằng máy tính. Thí sinh trả lời đúng và nhanh nhất được 40 điểm, đúng và nhanh thứ 2 được 30 điểm, đúng và nhanh thứ 3 được 20 điểm, đúng và nhanh thứ 4 được 10 điểm.

3 loại câu hỏi được sử dụng trong phần thi này:

  • 1 câu hỏi IQ (câu số 1): Các dạng câu hỏi ở dạng này rất rộng, bao gồm tìm số khác trong dãy số, tìm hình khác nhất so với các hình đã cho, tìm quy luật để điền hình đúng, giải mật mã,...
  • 1 câu hỏi sắp xếp hình ảnh (câu số 3): Một bức ảnh được chia ra làm 6 phần đánh số từ 1 tới 6. Thí sinh phải sắp xếp các bức hình đã được cắt nhỏ theo thứ tự từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. Đây là năm đầu tiên dạng câu hỏi sắp xếp được đưa vào chương trình.
  • 2 câu hỏi dữ kiện (câu số 2 và 4): Các bức ảnh, dữ kiện được đưa ra theo thứ tự ngày càng chi tiết. Bằng các gợi ý này, thí sinh phải trả lời các câu hỏi như: "Đây là ai", "Đây là địa danh nào", "Đây là loài vật nào",...

Về đích[sửa | sửa mã nguồn]

Có 3 gói câu hỏi với các mức 40, 60, 80 điểm để thí sinh lựa chọn. Trong đó gói 40 điểm gồm 4 câu hỏi 10 điểm, gói 60 điểm gồm 2 câu hỏi 10 điểm và 2 câu hỏi 20 điểm; gói 80 điểm gồm 1 câu hỏi 10 điểm, 2 câu hỏi 20 điểm và 1 câu hỏi 30 điểm. Thời gian suy nghĩ và trả lời của câu 10 điểm là 10 giây, câu 20 điểm là 15 giây, câu 30 điểm là 20 giây.

Thí sinh đang trả lời gói câu hỏi của mình phải đưa ra câu trả lời trong thời gian quy định của chương trình. Nếu không trả lời được câu hỏi thì các thí sinh còn lại có 5 giây để bấm chuông giành quyền trả lời. Trả lời đúng được cộng thêm số điểm của câu hỏi từ thí sinh đang thi, trả lời sai sẽ bị trừ nửa số điểm của câu hỏi.

Thí sinh có quyền được đặt ngôi sao hy vọng một lần trước bất kỳ câu hỏi nào. Trả lời đúng được gấp đôi số điểm, trả lời sai bị trừ đi đúng số điểm của câu hỏi đặt ngôi sao hy vọng.

Các số phát sóng[sửa | sửa mã nguồn]

Chung kết năm Tổng kết
Quý 1 Nguyễn Ngọc Anh Vô địch Nguyễn Trọng Nhân

THPT Chuyên Tiền Giang, Tiền Giang

Quý 2 Vũ Tiến Đạt
Quý 3 Nguyễn Hoàng Bách Kỷ lục Võ Ngọc Thịnh - 340 điểm

THPT Chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuận

Quý 4 Nguyễn Trọng Nhân
Màu sắc sử dụng trong các bảng kết quả
Thí sinh đạt giải nhất và trực tiếp lọt vào vòng trong
Thí sinh lọt vào vòng trong nhờ có số điểm nhì cao nhất
Thí sinh Vô địch cuộc thi Chung kết Năm
  • Lưu ý: Điểm thi của các thí sinh là điểm của riêng phần thi đó.

Trận 53: Chung kết năm[sửa | sửa mã nguồn]

Phát sóng trực tiếp: 9 giờ 30 ngày 3 tháng 8 năm 2014
Họ và tên thí sinh Trường Khởi động VCNV Tăng tốc Về đích Tổng điểm
Nguyễn Ngọc Anh THPT Cầu Xe, Hải Dương 70 10 10 50 140
Vũ Tiến Đạt THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Điện Biên 60 10 30 -10 90
Nguyễn Trọng Nhân THPT Chuyên Tiền Giang, Tiền Giang 70 90 60 40 260
Nguyễn Hoàng Bách PT Năng khiếu, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh 50 10 110 70 240

Tranh cãi[sửa | sửa mã nguồn]

Về đáp án trong trận chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Trong trận chung kết năm thứ 14, đứng trước câu hỏi "vì sao dung dịch muối có tính sát trùng", thí sinh Nguyễn Hoàng Bách đã trả lời: vì dung dịch nước muối tạo môi trường ưu trương nên khi vi khuẩn ở trong dung dịch nước muối sẽ bị mất nước mà chết. Do không giống với câu trả lời của chương trình, MC Tùng Chi đã mời ban cố vấn nhận xét. PGS.TS Vũ Quốc Trung, cố vấn chương trình, đã không chấp nhận câu trả lời này. Đáp án chính thức được chương trình đưa ra là: "Dung dịch nước muối có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối trong tế bào của vi khuẩn. Cho nên do hiện tượng thẩm thấu thì muối đi vào tế bào làm nồng độ muối trong tế bào tăng lên đẩy nước từ trong tế bào ngược trở lại trong vi khuẩn làm cho quá trình nước trở lại tế bào từ vi khuẩn được đầy ra ngoài. Vi khuẩn vì vậy mất nước và bị tiêu diệt." Nếu được chấp nhận, Nguyễn Hoàng Bách sẽ bằng điểm với Nguyễn Trọng Nhân và hai thí sinh sẽ tiếp tục cuộc thi để quyết định ngôi vô địch. Tuy nhiên do mất điểm câu hỏi này, Nguyễn Hoàng Bách kém Nguyễn Trọng Nhân 20 điểm, đoạt giải nhì cuộc thi. Dư luận có nhiều ý kiến không đồng tình với quyết định trên của ban cố vấn. Tiến sĩ Phạm Văn Lập, chủ biên sách giáo khoa môn Sinh học lớp 10 và 12, cho rằng câu trả lời của Bách hoàn toàn chấp nhận được.[1] Ban cố vấn chương trình sau đó đã đưa ra lời giải thích chính thức vì sao Bách mất điểm, và bảo lưu kết quả cuộc thi.[2]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Olympia 14: Chủ biên sách Sinh học ủng hộ Hoàng Bách - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.
  2. ^ “Ban cố vấn Olympia giải thích đầy đủ đáp án gây tranh cãi - VietNamNet”. VietNamNet. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review Red Dead Redemption 2 : Gã Cao Bồi Hết Thời Và Hành Trình Đi Tìm Bản Ngã
Review Red Dead Redemption 2 : Gã Cao Bồi Hết Thời Và Hành Trình Đi Tìm Bản Ngã
Red Dead Redemption 2 là một tựa game phiêu lưu hành động năm 2018 do Rockstar Games phát triển và phát hành
White Album ホワイトアルバム 2 Shiawase na Kioku 幸せな記憶
White Album ホワイトアルバム 2 Shiawase na Kioku 幸せな記憶
Đây là bài đầu tiên mà tôi tập, và cũng là bài mà tôi đã thuần thục
Kết thúc truyện Sơ Thần, là em cố ý quên anh
Kết thúc truyện Sơ Thần, là em cố ý quên anh
Đây là kết thúc trong truyện nhoa mọi người
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" được hiểu ra sao?
Thuật ngữ khá phổ biến khi nói về hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" ( hay "Tất kích - Tất sát") được hiểu ra sao?