Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 11

Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 11
Tên khácOlympia 11
O11
Thể loạiTrò chơi truyền hình
Sáng lậpĐài Truyền hình Việt Nam
Đạo diễnNguyễn Tùng Chi
Dẫn chương trìnhNguyễn Thanh Vân (trừ chung kết năm)
Nguyễn Hữu Việt Khuê
Nguyễn Khắc Cường
Nguyễn Tùng Chi (chung kết năm)
(Dẫn chương trình tại các điểm cầu trận chung kết năm xem ở đây)
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Sản xuất
Địa điểmTrường quay S9, Đài Truyền hình Việt Nam
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV3
VTV4
VTV6 (tháng 3- quý 1 đến hết năm)
Phát sóng20 tháng 6 năm 2010 – 19 tháng 6 năm 2011 (trực tiếp)
Thông tin khác
Chương trình trướcNăm 10
Chương trình sauNăm 12
Liên kết ngoài
Trang mạng chính thức

Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 11, thường được gọi tắt là Olympia 11 hay O11 là năm thứ 11 của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia dành cho học sinh trung học phổ thông do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Cuộc thi năm thứ 11 được phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 20 tháng 6 năm 2010 và kết thúc với trận chung kết được truyền hình trực tiếp vào ngày 19 tháng 6 năm 2011. Đây là năm duy nhất Thanh Vân Hugo là người dẫn chương trình này (trừ trận chung kết)[1][2] và là năm đầu tiên đánh dấu sự quay lại lần thứ 2 của MC Tùng Chi kể từ trận chung kết năm thứ 11.

Nhà vô địch của năm thứ 11 là Phạm Thị Ngọc Oanh đến từ Trường Trung học phổ thông Tiên Lãng, Hải Phòng.[3][4]

Luật chơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Khởi động

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong vòng 1 phút, mỗi thí sinh khởi động với tối đa 10 câu hỏi thuộc các lĩnh vực: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Thể thao, Nghệ thuật, Lĩnh vực khác, Hiểu biết chung, Tiếng Anh (trừ trận chung kết không giới hạn số câu hỏi). Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm.

  • Riêng trong trận chung kết, số câu hỏi không hạn chế.

Lưu ý: Thí sinh có thể thay đổi đáp án liên tục trước thời điểm người dẫn chương trình công bố đáp án và đáp án cuối cùng sẽ được ghi nhận. Nếu không thay đổi, chương trình sẽ ghi nhận đáp án đầu tiên.

Vượt chướng ngại vật

[sửa | sửa mã nguồn]

Có 8 từ hàng ngang, cũng là 8 gợi ý liên quan đến một chướng ngại vật mà các thí sinh phải đi tìm. Mỗi thí sinh có 2 lượt lựa chọn một trong các từ hàng ngang này, bắt đầu từ thí sinh ở vị trí số 1 đến vị trí số 4 và ngược lại. Cả bốn thí sinh trả lời câu hỏi bằng máy tính trong thời gian 15 giây. Trả lời đúng mỗi từ hàng ngang, thí sinh được 10 điểm (cộng thệm 5 điểm nếu là người chọn từ hàng ngang).

Thí sinh có thể bấm chuông trả lời chướng ngại vật bất cứ lúc nào. Trả lời đúng chướng ngại vật trong vòng 2 từ hàng ngang đầu tiên được 80 điểm, trong vòng 7 từ hàng ngang được 40 điểm. Sau khi hết cả 8 từ hàng ngang, các thí sinh có thêm 15 giây suy nghĩ để đưa ra đáp án cho chướng ngại vật (trả lời đúng vẫn được 40 điểm). Nếu không có thí sinh giải được chướng ngại vật, gợi ý cuối cùng sẽ được đưa ra; trả lời đúng chướng ngại vật sau gợi ý cuối cùng này sẽ được 20 điểm. Nếu trả lời sai chướng ngại vật, thí sinh sẽ bị loại khỏi phần chơi này.

Ngoài ra trong phần thi này còn có một gợi ý bổ sung, theo đó:

  • 8 trận đầu và 2 trận cuối của Quý 1: Các chữ cái, chữ số và dấu của chướng ngại vật nếu xuất hiện trong các từ hàng ngang đã được lật mở sẽ được tô màu đỏ.
  • 3 quý còn lại và chung kết: 1 bức tranh với 8 miếng ghép tương ứng với 8 từ hàng ngang. Sau khi lật mở 1 từ hàng ngang, miếng ghép tương ứng với số thứ tự từ hàng ngang đó cũng được mở ra.

Tăng tốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Có 4 câu hỏi, mỗi câu các thí sinh có 30 giây để trả lời bằng máy tính. Thí sinh trả lời đúng và nhanh nhất được 40 điểm, đúng và nhanh thứ 2 được 30 điểm, đúng và nhanh thứ 3 được 20 điểm, đúng và nhanh thứ 4 được 10 điểm.

2 loại câu hỏi được sử dụng trong phần thi này:

  • 2 câu hỏi IQ (câu số 1 và 3): Các dạng câu hỏi ở dạng này rất rộng, bao gồm tìm số khác trong dãy số, tìm hình khác nhất so với các hình đã cho, tìm quy luật để điền hình đúng, giải mật mã,...
  • 2 câu hỏi dữ kiện (câu số 2 và 4): Các bức ảnh, dữ kiện được đưa ra theo thứ tự ngày càng chi tiết. Bằng các gợi ý này, thí sinh phải trả lời các câu hỏi như: "Đây là ai", "Đây là địa danh nào", "Đây là loài vật nào",...

Khán giả cùng leo núi

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong mỗi chương trình, một câu hỏi sẽ được đưa ra để khán giả truyền hình tham giả trả lời qua tin nhắn điện thoại. Đáp án của câu hỏi được công bố ở cuộc thi kế tiếp. 1 giải nhất, 1 giải nhì và 5 giải ba sẽ được trao cho các khán giả có câu trả lời đúng và gửi về sớm nhất cho chương trình kể từ khi lên sóng.

Phần thi này được áp dụng từ cuộc thi Tuần 1 Tháng 3 Quý 1.

Về đích

[sửa | sửa mã nguồn]

Có 3 gói câu hỏi với các mức 40, 60, 80 điểm để thí sinh lựa chọn. Trong đó gói 40 điểm gồm 4 câu hỏi 10 điểm, gói 60 điểm gồm 2 câu hỏi 10 điểm và 2 câu hỏi 20 điểm, gói 80 điểm gồm 1 câu hỏi 10 điểm, 2 câu hỏi 20 điểm và 1 câu hỏi 30 điểm. Thời gian suy nghĩ và trả lời của câu 10 điểm là 10 giây, câu 20 điểm là 15 giây, câu 30 điểm là 20 giây.

Thí sinh đang trả lời gói câu hỏi của mình phải đưa ra câu trả lời trong thời gian quy định của chương trình. Nếu không trả lời được câu hỏi thì các thí sinh còn lại có 5 giây để bấm chuông giành quyền trả lời. Trả lời đúng được cộng thêm số điểm của câu hỏi từ thí sinh đang thi, trả lời sai sẽ bị trừ nửa số điểm của câu hỏi.

Thí sinh có quyền được đặt ngôi sao hy vọng một lần trước bất kỳ câu hỏi nào. Trả lời đúng được gấp đôi số điểm, trả lời sai bị trừ đi đúng số điểm của câu hỏi đặt ngôi sao hy vọng.

Các số phát sóng

[sửa | sửa mã nguồn]
Chung kết năm Tổng kết
Quý 1 Phạm Thị Ngọc Oanh Vô địch Phạm Thị Ngọc Oanh

THPT Tiên Lãng, Hải Phòng

Quý 2 Thái Ngọc Huy
Quý 3 Lê Bảo Lộc Kỷ lục Phạm Hải Việt - 380 điểm

THPT Đông Triều, Quảng Ninh

Quý 4 Vũ Bạch Nhật
Màu sắc sử dụng trong các bảng kết quả
Thí sinh đạt giải nhất và trực tiếp lọt vào vòng trong
Thí sinh lọt vào vòng trong nhờ có số điểm nhì cao nhất
Thí sinh Vô địch cuộc thi Chung kết năm

Cầu truyền hình trực tiếp: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 11

[sửa | sửa mã nguồn]

Phát sóng trực tiếp: 9 giờ ngày 19 tháng 6 năm 2011 trên VTV3.

Phạm Thị Ngọc Oanh là quán quân nữ thứ ba trong lịch sử của chương trình.

Họ và tên thí sinh Trường Khởi động VCNV Tăng tốc Về đích Tổng điểm
Thái Ngọc Huy THPT Chuyên Quốc học, Thừa Thiên - Huế 40 25 140 10 215
Lê Bảo Lộc THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Ninh Thuận 70 10 90 -50 120
Phạm Thị Ngọc Oanh THPT Tiên Lãng, Hải Phòng 80 60 80 10 230
Vũ Bạch Nhật THPT Đông Thành, Quảng Ninh 60 10 70 25 165
  • Dẫn chương trình tại các điểm cầu: Nguyễn Khắc Cường (điểm cầu Thừa Thiên Huế), Nguyễn Thanh Vân (điểm cầu Ninh Thuận), Lưu Minh Vũ (điểm cầu Hải Phòng), Nguyễn Hữu Việt Khuê (điểm cầu Quảng Ninh).

Tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tranh cãi muối và muối ăn trong trận chung kết năm thứ 11

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong câu hỏi tăng tốc số 4 của trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 11, có 5 dữ kiện được đưa ra cho các thí sinh:

  1. Đây là hợp chất vô cơ
  2. Cấu trúc mạng tinh thể, liên kết ion
  3. ..?.. của rừng (tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp)
  4. Một loại gia vị
  5. Salt

Đáp án mà 3 thí sinh Ngọc Huy, Bạch Nhật và Bảo Lộc đưa ra là muối được MC chấp nhận là chính xác, còn đáp án của Ngọc Oanh là muối ăn không được điểm. Ngay sau đó, ban cố vấn, đứng đầu là cố vấn môn Hóa học Nguyễn Đức Chuy cho rằng, muối ăn là câu trả lời chính xác nhất vì hình ảnh cuối cùng là hình ảnh người nông dân làm muối. Sau cùng, nhờ câu trả lời được ban cố vấn chấp thuận này mà Ngọc Oanh vô địch. Ngay sau khi trận chung kết diễn ra, trên khắp các báo mạng và các diễn đàn nổ ra sự tranh cãi kịch liệt đáp án muối và muối ăn cho câu hỏi này.[5] Đáp án muối ăn của Ngọc Oanh không thỏa mãn dữ kiện 3 (tác phẩm "Muối của rừng"), nhưng câu trả lời muối lại không thỏa mãn dữ kiện 2 và 4 (có loại muối là muối hữu cơ cũng như không phải muối nào cũng làm gia vị). Cuối cùng, ban tổ chức chương trình giữ nguyên kết quả chung cuộc.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tiên, Linh (10 tháng 6 năm 2010). “Thanh Vân Hugo dẫn Đường lên đỉnh Olympia”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2023.
  2. ^ Trí, Dân (24 tháng 6 năm 2010). “Thanh Vân Hugo trở thành MC mới của Đường lên đỉnh Olympia”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2023.
  3. ^ News, V. T. C. (19 tháng 6 năm 2011). “Ngọc Oanh: Vô địch Olympia sau 4 lần tham dự”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2023.
  4. ^ Trí, Dân (19 tháng 6 năm 2011). “Ngọc Oanh trở thành tân Vô địch Đường lên đỉnh Olympia 2011”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2023.
  5. ^ Tranh cãi xung quanh đáp án "muối" và "muối ăn" Lưu trữ 2014-05-08 tại Wayback Machine, Tuổi Trẻ.vn
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
10 địa điểm du lịch đáng đi tại Việt Nam trong dịp Tết
10 địa điểm du lịch đáng đi tại Việt Nam trong dịp Tết
Tết là thời điểm chúng ta nghỉ ngơi sau một năm làm việc căng thẳng. Ngoài việc về quê thăm hỏi họ hàng thì thời gian còn lại mọi người sẽ chọn một điểm để du lịch cùng gia đình. Nếu bạn không muốn đi nước ngoài thì ở trong nước cũng sẽ có rất nhiều điểm đẹp không thua kém bất cứ nơi nào trên thế giới. Bạn đã khám phá chưa?
Nhân vật Xích Luyện / 赤练 - Tần Thời Minh Nguyệt
Nhân vật Xích Luyện / 赤练 - Tần Thời Minh Nguyệt
Xích Luyện xuất thân là công chúa nước Hàn, phong hiệu: Hồng Liên. Là con của Hàn Vương, em gái của Hàn Phi
SPAC là gì và vì sao Vinfast lựa chọn SPAC để niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq?
SPAC là gì và vì sao Vinfast lựa chọn SPAC để niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq?
Trong niềm tự hào vì 1 công ty Việt Nam có thể niêm yết trên 1 trong những sàn giao dịch chứng khoán nổi tiếng nhất thế giới là Nasdaq của Mỹ
Sự cần thiết của Tự mình suy tư vấn đề
Sự cần thiết của Tự mình suy tư vấn đề
Trước đây, mình hay có thói quen hễ thấy vấn đề gì khó xíu là chạy đi tham khảo Google cho tiện