Đường trắc địa

Tam giác trắc địa trên mặt cầu.Các đường trắc địa là các cung tròn lớn.
Một phần của hai đường dòng trắc địa trên phân thớ tiếp xúc của đường tròn. Lưu ý rằng ta thu được đường trắc địa bằng phép chiếu xuống đường tròn.

Trong hình học Riemann, đường trắc địa (hay cung trắc địa) là một đường cong có độ cong trắc địa bằng không tại mọi điểm, và cũng là đường có độ dài cực trị trong các đường nối hai điểm trên một đa tạp Riemann.[1]

Đường trắc địa trên mặt cầu là các (đoạn của) vòng tròn lớn, trên mặt trụ tròn xoay là các (đoạn của) đường xoắn ốc, trên mặt phẳng là các đoạn/đường thẳng.

Đường trắc địa a-phin[sửa | sửa mã nguồn]

Xét một đa tạp trơn M với một liên kết a-phin ∇. Một đường trắc địa a-phin (đối với liên kết ∇) được định nghĩa là một đường cong γ(t) sao cho .[2]

Sử dụng một hệ tọa độ địa phương, ta có thể viết phương trình trắc địa

với là các kí hiệu Christoffel của liên kết ∇.

Đường trắc địa giống như là quĩ đạo của một hạt chuyển động tự do trên đa tạp.

Trong trường hợp liên kết Levi-Civita, ta thu được đường trắc địa theo nghĩa Riemann.

Đường dòng trắc địa[sửa | sửa mã nguồn]

Xét đa tạp M được trang bị một liên kết a-phin. Đường dòng trắc địa (geodesic flow) của đa tạp M là một R-tác động địa phương trên phân thớ tiếp xúc TM sao cho

với t ∈ R, V ∈ TM là đường trắc địa (cục bộ) với điều kiện ban đầu . Nói riêng, (V) = exp(tV) là ánh xạ mũ của véc-tơ tV. Hình chiếu của một đường dòng trắc địa lên M là một đường trắc địa trên M.[3]

Trên một đa tạp Riemann, đường dòng trắc địa được đồng nhất với đường dòng Hamilton trên phân thớ đối tiếp xúc. Đường dòng trắc địa bảo toàn metric, tức là

Hệ quả là, nếu V là véc-tơ đơn vị, có tốc độ không đổi bằng 1, do đó đường dòng trắc địa luôn nằm trong phân thớ tiếp xúc đơn vị.

Đường dòng trắc địa cũng là đường dòng của một trường véc-tơ trên đa tạp TM. Trường véc-tơ ấy được gọi là tia trắc địa (geodesic spray). Ta cũng có một chùm trắc địa trên phân thớ tiếp xúc đơn vị S(TM).

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đoàn Quỳnh (2000), tr. 342
  2. ^ Đoàn Quỳnh (2000), tr. 332
  3. ^ Jost (2002), tr. 47

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đoàn Quỳnh, 2000, Hình học vi phân, Nhà xuất bản giáo dục
  • Jost, Jürgen, 2002, Riemannian Geometry and Geometric Analysis, Berlin, New York: Springer-Verlag, ISBN 978-3-540-42627-1
  • Lee, John, 1997, Introduction to Riemannian Manifolds, ISBN 978-3-319-91755-9
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Tương truyền, sau khi Hằng Nga ăn trộm thuốc trường sinh mà Hậu Nghệ đã xin được từ chỗ Tây Vương Mẫu, nàng liền bay lên cung trăng
[Phân tích] Sức mạnh của Dainsleif - Genshin Impact
[Phân tích] Sức mạnh của Dainsleif - Genshin Impact
Dainsleif is the former knight captain of the Royal Guard of Khaenri'ah
Cảm nhận về Saltburn: Hành trình đoạt vị của anh đeo kính nghèo hèn
Cảm nhận về Saltburn: Hành trình đoạt vị của anh đeo kính nghèo hèn
Đầu tiên, phim mở màn với những tình huống khá cliché của một cậu sinh viên tên Oliver Quick đang trên hành trình hòa nhập với những sinh viên khác của trường Đại học Oxford
Một xã hội thích nhắn tin hơn là gọi điện và nỗi cô đơn của xã hội hiện đại
Một xã hội thích nhắn tin hơn là gọi điện và nỗi cô đơn của xã hội hiện đại
Bạn có thể nhắn tin với rất nhiều người trên mạng xã hội nhưng với những người xung quanh bạn như gia đình, bạn bè lại trên thực tế lại nhận được rất ít những sự thấu hiểu thực sự của bạn