Đại học Liên Hợp Quốc

Đại học Liên Hợp Quốc
United Nations University
Tên khácUNU
Loại hìnhĐại học nghiên cứu, think tank
Thành lậptháng 12 năm 1972; 52 năm trước (1972-12)
Sáng lậpĐại Hội đồng Liên Hợp Quốc
Liên kếtLiên Hợp Quốc
Kinh phí124,8 triệu đô la Mỹ (2022–2023)[1]
Hiệu trưởngTshilidzi Marwala
Sinh viên315 (2021)[2]
Sinh viên sau đại học225 (2021)[2]
Nghiên cứu sinh
90 (2021)[2]
Vị trí,
Nhật Bản

35°39′45″B 139°42′30″Đ / 35,66237°B 139,70836°Đ / 35.66237; 139.70836
Khuôn viênĐô thị
Websitewww.unu.edu
Đại học Liên Hợp Quốc ở Tokyo
Lối vào trụ sở Đại học Liên Hợp Quốc

Đại học Liên Hợp Quốc (国際連合大学 (Quốc tế Liên hợp Đại học) Kokusai Rengō Daigaku?)think thank của Liên Hợp Quốc và là trường đại học quốc tế đầu tiên trên thế giới, có nhiệm vụ giúp giải quyết các vấn đề toàn cầu về phát triển con người thông qua nghiên cứu, giáo dục.[3] Trụ sở chính của Đại học Liên Hợp Quốc tại Shibuya, Tokyo, Nhật Bản.

Năm 1969, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc U Thant đề xuất thành lập "một trường đại học của Liên Hợp Quốc, thực sự mang tính quốc tế và cống hiến cho các mục tiêu hòa bình và tiến bộ của Hiến chương Liên Hợp Quốc".[4] Tháng 12 năm 1972, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc phê chuẩn việc thành lập Đại học Liên Hợp Quốc và chọn Tokyo làm trụ sở chính vì chính phủ Nhật Bản cam kết cung cấp cơ sở vật chất và tài trợ 100 triệu đô la cho quỹ hỗ trợ tài chính của trường. Đại học Liên Hợp Quốc đi vào hoạt động vào tháng 1 năm 1975.

Từ năm 2010, Đại học Liên Hợp Quốc được cấp phép đào tạo sau đại học cấp thạc sĩ, tiến sĩ. Nghiên cứu của Đại học Liên Hợp Quốc tập trung vào ba lĩnh vực chuyên đề: hòa bình và quản trị; phát triển và hội nhập toàn cầu; và môi trường, khí hậu và năng lượng. Đại học Liên Hợp Quốc cũng thúc đẩy sự hợp tác của Liên Hợp Quốc với các tổ chức học thuật và chính phủ trên toàn thế giới thông qua các cơ sở, chương trình và viện nghiên cứu trực thuộc tại 12 quốc gia.

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệu trưởng Đại học Liên Hợp Quốc là người đứng đầu Đại học Liên Hợp Quốc và giữ chức phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

Đã có bảy hiệu trưởng Đại học Liên Hợp Quốc. Hiệu trưởng đương nhiệm là Giáo sư Tshilidzi Marwala từ Cộng hòa Nam Phi, nhậm chức vào ngày 1 tháng 3 năm 2023.[5]

Danh sách hiệu trưởng Đại học Liên Hợp Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]
# Hiệu trưởng Nhậm chức Mãn nhiệm
1 James McNaughton Hester 11 tháng 11 năm 1974 10 tháng 4 năm 1980
2 Soedjatmoko 10 tháng 4 năm 1980 30 tháng 3 năm 1987
3 Heitor Gurgulino de Souza 30 tháng 3 năm 1987 1 tháng 9 năm 1997
4 Hans van Ginkel 1 tháng 9 năm 1997 1 tháng 9 năm 2007
5 Konrad Osterwalder 1 tháng 9 năm 2007 28 tháng 2 năm 2013
6 David M. Malone 1 tháng 3 năm 2013 28 tháng 2 năm 2023
7 Tshilidzi Marwala 1 tháng 3 năm 2023 Đương nhiệm

Hội đồng Đại học Liên Hợp Quốc[6] là hội đồng quản trị của trường, gồm 12 thành viên[7] do tổng thư ký Liên Hợp Quốc bổ nhiệm với sự đồng ý của tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc.[8]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1969, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc U Thant đề xuất Liên Hợp Quốc thành lập một trường đại học quốc tế làm cơ sở nghiên cứu, giáo dục về các vấn đề hòa bình và xung đột.[9] Năm 1972, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc phê chuẩn việc thành lập Đại học Liên Hợp Quốc. Đại học Liên Hợp Quốc đi vào hoạt động vào năm 1975 sau khi Nhật Bản đồng ý làm trụ sở của trường.[10]

Kiến trúc sư Tange Kenzo thiết kế trụ sở của Đại học Liên Hợp Quốc. Chính phủ Nhật Bản bàn giao tòa nhà cho Đại học Liên Hợp Quốc vào ngày 30 tháng 6 năm 1992 và trường hoàn thành di chuyển vào trụ sở mới vào tháng 7. Ngày 17 tháng 2 năm 1993, lễ khánh thành trụ sở Đại học Liên Hợp quốc được tổ chức, có sự tham dự của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Boutros Boutros-Ghali.[11]

Đào tạo sau đại học

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 12 năm 2009, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc cho phép Đại học Liên Hợp Quốc cấp bằng thạc sĩtiến sĩ, văn bằng, chứng chỉ và những danh hiệu học thuật khác theo các điều kiện do Hội đồng trường quy định.[12]

Năm 2013, Viện nghiên cứu phát triển bền vững và hòa bình của Đại học Liên Hợp Quốc (UNU-ISP) tại Tokyo tuyên bố sẽ nộp hồ sơ công nhận cho Viện kiểm định đại học và bằng cấp học thuật quốc gia (NIAD-UE), cơ quan công nhận tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học của Nhật Bản.[13] Năm 2014, UNU-ISP hợp nhất với Viện nghiên cứu cấp cao UNU tại Yokohama để thành lập Viện nghiên cứu cấp cao về phát triển bền vững (UNU-IAS).[14] Tháng 4 năm 2015, UNU-IAS được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học, tổ chức quốc tế đầu tiên được NIAD-UE công nhận.[15]

Trụ sở và khuôn viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học Liên Hợp Quốc có nhiều khuôn viên trên năm châu lục. Trụ sở Đại học Liên Hợp Quốc ở Tokyo, Nhật Bản.

Đại học Liên Hợp Quốc trên bản đồ Thế giới
Brugge
Brugge
Hamilton
Hamilton
Macau
Macau
Helsinki
Helsinki
Bonn
Bonn
Dresden
Dresden
Accra
Accra
Guimaraes
Guimaraes
Tokyo
Tokyo
Kuala Lumpur
Kuala Lumpur
Maastricht
Maastricht
Caracas
Caracas
New York
New York
Vị trí các khuôn viên của Đại học Liên Hợp Quốc

Viện nghiên cứu trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học Liên Hợp Quốc gồm 13 viện nghiên cứu tại 12 quốc gia.[16]

Viện nghiên cứu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Viện nghiên cứu chính sách ở Thành phố New York, Hoa Kỳ
  • Viện nghiên cứu hội nhập khu vực so sánh ở Brugge, Bỉ
  • Viện nghiên cứu môi trường và an ninh con người ở Bonn, Đức
  • Viện nghiên cứu quản lý tổng hợp các dòng vật liệu và tài nguyên ở Dresden, Đức
  • Viện nghiên cứu cao cấp về phát triển bền vững ở Tokyo, Nhật Bản
  • Viện nghiên cứu y tế toàn cầu ở Kuala Lumpur, Malaysia
  • Viện nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên ở Accra, Ghana
  • Viện nghiên cứu thủy lợi, môi trường và sức khỏe ở Richmond Hill, Canada
  • Viện nghiên cứu Đại học Liên Hợp Quốc ở Ma Cao
  • Viện nghiên cứu kinh tế và xã hội Maastricht về đổi mới và công nghệ ở Maastricht, Hà Lan
  • Viện nghiên cứu phát triển kinh tế thế giới ở Helsinki, Phần Lan

Đơn vị điều hành

[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chương trình Công nghệ sinh học tại Mỹ Latinh và vùng Caribe ở Caracas, Venezuela[17]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "UNU Work Programme and Budget Estimates" (PDF). United Nations University. ngày 14 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2023.
  2. ^ a b c "United Nations University: Annual Report 2021" (PDF). United Nations University. ngày 14 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2022.
  3. ^ "About UNU – United Nations University". unu.edu (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2019.
  4. ^ "FAQ – United Nations University" (bằng tiếng Anh). unu.edu. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2019.
  5. ^ "Prof. Tshilidzi Marwala Begins Term as United Nations University Rector | United Nations University". UNU | United Nations University. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2023.
  6. ^ "UNU Council". unu.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2011.
  7. ^ "UNU Council". United Nations University.
  8. ^ "Director-General of UNESCO, Irina Bokova | United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization". www.unesco.org. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2016.
  9. ^ General Assembly Liên Hợp Quốc Phiên họp 24 Resolution 2573. International university A/RES/2573(XXIV) Ngày 13 December 1969. Được truy cập ngày 2 May 2008.
  10. ^ "UNU". un.org.
  11. ^ "Facilities Management". United Nations University (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2025.
  12. ^ "UNU Charter". unu.edu.
  13. ^ "Jobs | UNU Institute for Sustainability and Peace". Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2013.
  14. ^ "About UNU-IAS - Institute for the Advanced Study of Sustainability". ias.unu.edu (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2022.
  15. ^ "UNU-IAS Accredited by the National Institution for Academic Degrees and University Evaluation". unu.edu (bằng tiếng Anh). ngày 1 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2017.
  16. ^ "UNU System - United Nations University". unu.edu (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2022.
  17. ^ "Programme for Biotechnology in Latin America and the Caribbean".

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Công chúa Bạch Chi và sáu chú lùn - Genshin Impact
Công chúa Bạch Chi và sáu chú lùn - Genshin Impact
Một cuốn sách rất quan trọng về Pháp sư vực sâu và những người còn sống sót từ thảm kịch 500 năm trước tại Khaenri'ah
Tại sao Rosaria pick rate rất thấp và ít người dùng?
Tại sao Rosaria pick rate rất thấp và ít người dùng?
Nạp tốt, buff crit rate ngon ,đi đc nhiều team, ko kén đội hình, dễ build, dễ chơi. Nhưng tại sao rất ít ng chơi dùng Rosaria, pick rate la hoàn từ 3.0 trở xuống mãi ko quá 10%?
Nhân vật Erga Kenesis Di Raskreia trong Noblesse
Nhân vật Erga Kenesis Di Raskreia trong Noblesse
Erga Kenesis Di Raskreia (Kor. 에르가 케네시스 디 라스크레아) là Lãnh chúa hiện tại của Quý tộc. Cô ấy được biết đến nhiều hơn với danh hiệu Lord hơn là tên của cô ấy.
Đấng tối cao Yamaiko - Trái tim ấm áp trong hình hài gai góc
Đấng tối cao Yamaiko - Trái tim ấm áp trong hình hài gai góc
1 trong 3 thành viên là nữ của Guild Ainz Ooal Gown. Bên cạnh Ulbert hay Touch, thì cô còn là 1 những thành viên đầu tiên của Clan Nine Own Goal