Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc
نائب أمين عام الأمم المتحدة(tiếng Ả Rập)
联合国常务副秘书长(tiếng Trung Quốc)
Deputy Secretary-General of the United Nations (tiếng Anh)
Vice-secrétaire général des Nations unies (tiếng Pháp)
Вице-Генеральный секретарь ООН (tiếng Nga)
Vicesecretaría General de Naciones Unidas (tiếng Tây Ban Nha)
Đương nhiệm
Nigeria Amina J. Mohammed

từ 1/1/2017
Liên Hợp Quốc
Ban Thư ký Liên Hợp Quốc
Kính ngữQuý ngài/bà
Báo cáo tớiTổng Thư ký
Trụ sởTrụ sở Liên Hợp Quốc
New York, Hoa Kỳ
Bổ nhiệm bởiTổng Thư ký
Tổng Thư ký bổ nhiệm Phó Tổng Thư ký với nhiệm vụ tham vấn thành viên Liên Hợp Quốc và dựa theo điều 101 Hiến chương Liên Hợp Quốc.[1]
Nhiệm kỳKhông giới hạn
Nhiệm kỳ của Phó Tổng Thư ký do Tổng Thư ký quyết định và không được lâu hơn Tổng Thư ký.[1]
Tuân theoNghị quyết 52/12 B Đại Hội đồng[1]
Tiền thânPhó Tổng Thư ký Hội Quốc Liên
Người đầu tiên nhậm chứcCanada Louise Fréchette
Thành lập19/12/1997
WebsitePhó Tổng Thư ký

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc là chức vụ cấp phó của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc. Chức vụ được thành lập để giải quyết nhiều nhiệm vụ hành chính của Tổng Thư ký, hỗ trợ quản lý hoạt động của Ban Thư ký, và đảm bảo sự gắn kết các hành động và chương trình.[2][3] Chức vụ được thành lập bởi Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1997.[1]

Amina J. Mohammed từ Nigeria được bổ nhiệm làm Phó Tổng Thư ký bởi Tổng Thư ký António Guterres. Mohammed giữ chức vụ đồng thời cùng Guterres và bắt đầu nhiệm kỳ từ ngày 1/1/2017.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Louise Fréchette từ Canada là Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc đầu tiên, giữ chức vụ từ năm 1998 đến năm 2005. Bà được bổ nhiệm bởi Tổng thư ký Kofi Annan và đảm nhận các nhiệm vụ của mình vào ngày 2 tháng 3 năm 1998. Năm 2005, bà Frechette tuyên bố từ chức, sau khi bị chỉ trích bởi cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Paul Volcker vì thất bại trong việc quản lý Chương trình đổi dầu lấy lương thực. Bà vẫn giữ chức vụ cho đến ngày 31 tháng 3 năm 2006.

Ngày 3 tháng 3 năm 2006 thông báo rằng Mark Malloch Brown từ Anh Quốc sẽ kế nhiệm Louise Fréchette làm Phó Tổng thư ký vào ngày 1 tháng 4 năm 2006. Brown kết thúc nhiệm kỳ của ông cùng với Tổng Thư ký Kofi Annan vào ngày 31 tháng 12 năm 2006.

Nhiệm vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trách nhiệm của Phó Tổng Thư ký thường do Tổng Thư ký ủy nhiệm bao gồm:

  • Giúp Tổng Thư ký quản lý hoạt động của Ban Thư ký;
  • Hoạt động thay thế Tổng Thư ký tại Trụ sở Liên Hợp Quốc khi không có Tổng Thư ký và trong các trường hợp khác do Tổng Thư ký quyết định;
  • Hỗ trợ Tổng thư ký trong việc đảm bảo tính liên kết giữa các ngành và giữa các cơ quan của các hoạt động và các chương trình và hỗ trợ Tổng Thư ký nâng cao năng lực và sự lãnh đạo của Liên Hợp Quốc trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Tăng cường Liên Hợp Quốc như là một trung tâm hàng đầu cho chính sách phát triển và hỗ trợ phát triển;
  • Đại diện cho Tổng Thư ký tại các Hội nghị, các chức năng chính thức và các dịp lễ và các dịp khác do Tổng Thư ký quyết định;
  • Thực hiện các nhiệm vụ do Tổng thư ký xác định;

Giám đốc Văn phòng Phó Tổng thư ký là một quan sát viên của Nhóm Phát triển Liên Hợp Quốc

Danh sách Phó Tổng Thư ký

[sửa | sửa mã nguồn]
Phó Tổng Thư ký
Chân dung Quốc gia Nhiệm kỳ Tổng Thư ký
1 Louise FréchetteLouise Fréchette  Canada 2/3/1998 – 1/4/2006 Ghana Kofi Annan
2 Mark Malloch BrownMark Malloch Brown  Liên hiệp Anh 1/4/2006 – 31/12/2006
3 Asha-Rose MigiroAsha-Rose Migiro  Tanzania 5/2/2007 – 1/7/2012 Hàn Quốc Ban Ki-moon
4 Jan EliassonJan Eliasson  Thụy Điển 1/7/2012 – 31/12/2016
5 Amina J. MohammedAmina J. Mohammed[4]  Nigeria 1/1/2017 – nay Bồ Đào Nha António Guterres
Quốc gia có công dân đã từng đảm nhiệm Phó Tổng Thư ký.
Khối khu vực Liên Hợp Quốc Phó Tổng Thư ký
Tây Âu và còn lại 3
Đông Âu 0
Mỹ Latin và Caribbean 0
Châu Á-Thái Bình Dương 0
Châu Phi 2

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d United Nations. General Assembly (52nd Session) (ngày 9 tháng 1 năm 1998). “Renewing the United Nations: a programme for reform (A/RES/52/12 B)” (PDF). Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2007.
  2. ^ United Nations. General Assembly (52nd Session) (ngày 7 tháng 10 năm 1997). “Report of the Secretary-General, Addendum (A/51/950/Add.1)” (PDF). Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2010.
  3. ^ United Nations. General Assembly (52nd Session) (ngày 10 tháng 11 năm 1997). “Letter dated ngày 10 tháng 11 năm 1997 from the Secretary-General to the President of the General Assembly (A/52/585)” (PDF). Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2010.
  4. ^ “Respecting gender parity and geographical diversity pledges, SG-designate Guterres appoints core team members”. UN News Centre. United Nations. ngày 15 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2016.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nghe nói cậu là cung cự giải
Nghe nói cậu là cung cự giải
Đây là 1 series của tác giả Crystal星盘塔罗, nói về 12 chòm sao.
[Chap 1] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
[Chap 1] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
Truyện ngắn “Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu” (Phần 1)
YG chính thức phủ nhận tin đồn hẹn hò giữa Rosé và Kang Dong Won
YG chính thức phủ nhận tin đồn hẹn hò giữa Rosé và Kang Dong Won
Trước đó chúng tôi đã thông báo rằng đây là chuyện đời tư của nghệ sĩ nên rất khó xác nhận. Tuy nhiên vì có nhiều suy đoán vô căn cứ nên chúng tôi thông báo lại 1 lần nữa
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7, thay thế luật Căn cước công dân. Từ thời điểm này, thẻ căn cước công dân (CCCD) cũng chính thức có tên gọi mới là thẻ căn cước (CC)