Đảng Cộng sản Ý (tiếng Ý: Partito Comunista Italiano, PCI) là một đảng chính trị xã hội theo chủ nghĩa cộng sản và dân chủ ở Ý. Đảng được thành lập ở Livorno với tên Đảng Cộng sản Ý (tiếng Ý: Partito Comunista d'Italia, PCd'I) vào ngày 21 tháng 1 năm 1921, khi tách khỏi Đảng Xã hội Ý (PSI),[1] dưới sự lãnh đạo của Amadeo Bordiga, Antonio Gramsci và Nicola Bombacci.[2] Bị đặt ngoài vòng pháp luật trong chế độ phát xít Ý, đảng tiếp tục hoạt động bí mật và đóng vai trò quan trọng trong phong trào kháng chiến ở Ý.[3] Con đường hòa bình và dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội (hay "Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Ý"),[4] hiện thực hóa công cuộc cộng sản thông qua dân chủ,[5] phản đối sử dụng bạo lực và áp dụng Hiến pháp Ý trong tất cả các bộ phận của nó,[6] một chiến lược được khởi động dưới thời Palmiro Togliatti,[7][8][9] trở thành động lực chính trong lịch sử của đảng.[10]
Đổi tên vào năm 1943, PCI trở thành đảng phái chính trị lớn thứ hai của Ý sau Thế chiến thứ hai,[11] nhận được sự ủng hộ của khoảng một phần ba số phiếu bầu trong thập niên 1970. Vào thời điểm đó, đây là đảng cộng sản lớn nhất ở phương Tây, có khoảng 2,3 triệu thành viên vào năm 1947,[12] và tỷ lệ cao nhấủng hộ là 34,4% số phiếu bầu (12,6 triệu phiếu bầu) trong cuộc tổng tuyển cử Ý năm 1976.[3] PCI là một phần của Quốc hội lập hiến Ý và chính phủ Ý từ năm 1944 đến năm 1947, khi Hoa Kỳ ra lệnh loại bỏ PCI và PSI khỏi chính phủ.[13][14] Liên minh PCI–PSI tồn tại cho đến năm 1956;[15] hai đảng tiếp tục nắm quyền ở cấp địa phương và khu vực cho đến những năm 1990. Ngoài giai đoạn 1944–1947 và sự hỗ trợ không thường xuyên cho phe trung tả (những năm 1960–1970) bao gồm cả PSI, PCI luôn nằm ở phe đối lập trong Quốc hội Ý cho đến khi giải thể vào năm 1991.[3]
^Femia, Joseph P. (tháng 4 năm 1987). “A Peaceful Road to Socialism?”. Gramsci's Political Thought: Hegemony, Consciousness, and the Revolutionary Process . University of Oxford Press. tr. 190–216. doi:10.1093/acprof:oso/9780198275435.003.0006. ISBN978-9-0045-0334-2.
^Jones, Steven (2006). Antonio Gramsci. Routledge Critical Thinkers . London: Routledge. tr. 25. ISBN978-0-4153-1947-8. Togliatti himself stated that the PCI's practices during this period, which also foresaw the later Eurocommunist trend, were congruent with Gramscian thought. It is speculated that Gramsci would likely have been expelled from his party if his true views had been known, particularly his growing hostility towards Stalin.Quản lý CS1: postscript (liên kết)
^Liguori, Guido (21 tháng 12 năm 2021). “Gramsci and the Italian Road to Socialism (1956–59)”. Gramsci Contested: Interpretations, Debates, and Polemics, 1922–2012. Historical Materialism. Braude, Richard biên dịch . Brill. tr. 94–123. doi:10.1163/9789004503342_005. ISBN978-0-1982-7543-5.
^Bosworth, R. J. B. (13 tháng 1 năm 2023). “Giorgio Amendola and a National Road to Socialism and the End of History”. Politics, Murder and Love in an Italian Family: The Amendolas in the Age of Totalitarianisms. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 152–186. doi:10.1017/9781009280167.008. ISBN978-1-0092-8016-7.
^Bernocchi, Piero (8 tháng 1 năm 2021). “La rivoluzione ungherese del 1956 e il ruolo del PCI”. PieroBernocchi.it. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2023. La rottura che ne seguì fu completa. Il Psi si staccò definitivamente da ogni legame e sudditanza con l'Urss ma contemporaneamente si ruppero anche la forte intesa e l’attività unitaria con il Pci, avviata a partire al Patto di unità d'azione stipulato a Parigi nel 1934 e poi rinnovato nel settembre 1943 e nell’ottobre 1946, e con il frontismo negli anni del dopoguerra. Saltò anche il Patto di consultazione, che in un primo momento sembrò poter sostituire il Patto d'unità d'azione, e prevalse il rifiuto di un'alleanza organica con il Pci per conquistare il governo in Italia: obiettivo che invece il Psi raggiunse con i governi di centro-sinistra negli anni Ottanta.
^La Civiltà Cattolica. 117. 1966. tr. 41–43. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2018.
^Amyot, G. Grant (1990). “The PCI and Occhetto's New Course: The Italian Road to Reform”. Italian Politics. 4: 146–161. JSTOR43039625.
^“Correnti interne al PCI”. Res Pvblica delle Poleis. 12 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023.
Aldo Agosti, "The Comintern and the Italian Communist Party in Light of New Documents," in Tim Rees and Andrew Thorpe (eds.), International Communism and the Communist International, 1919–43. Manchester: Manchester University Press, 1998.