Đảo Hữu Nhật

Đảo tranh chấp
Đảo Hữu Nhật
Đảo Hữu Nhật. Xét trong tấm ảnh thì bên trên là đảo Hoàng Sa, bên dưới là đá Hải Sâm.
Địa lý
Vị trí của đảo Hữu Nhật
Vị trí của đảo Hữu Nhật
đảo
Hữu Nhật
Vị tríBiển Đông
Tọa độ16°30′20″B 111°35′10″Đ / 16,50556°B 111,58611°Đ / 16.50556; 111.58611 (đảo Hữu Nhật)
Diện tích0,32 km2 (0,12 dặm vuông Anh)
Quốc gia quản lý Trung Quốc
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan
Thành phốCao Hùng

Quốc gia

 Trung Quốc
TỉnhHải Nam

Quốc gia

 Việt Nam
Thành phốĐà Nẵng
Dân cư
Dân số12 (2014)

Đảo Hữu Nhật (tiếng Anh: Robert Island; tiếng Trung: 甘泉岛; bính âm: Gānquán dǎo, Hán-Việt: Cam Tuyền đảo) là một đảo san hô thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa. Đảo này nằm cách đảo Hoàng Sa khoảng 3,3 km về hướng tây nam[1] và cách đá Hải Sâm khoảng 1,2 km về hướng bắc.

Đảo Hữu Nhật là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài LoanTrung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang kiểm soát đảo này.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên đảo được đặt theo tên của chánh đội trưởng của một suất đội thủy quân (hải đội Hoàng Sa) dưới triều Nhà NguyễnPhạm Hữu Nhật, người đã dựng bia chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa.[2]

Bản đồ quần đảo Hoàng Sa

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hình thể: dạng quả trứng, dài 750 m rộng 535 m, cao khoảng 8 m, diện tích khoảng 0,32 km².[3]
  • Môi trường: mặt biển bao xung quanh đảo được phủ kín bởi rất nhiều rong. Viền quanh đảo có những cây nhàu cao từ 2 đến 3 m, tạo thành lớp dày khoảng 30 m; ở giữa đảo là khu lòng chảo không sâu. Trên lớp đất đá, ngoài một ít bụi cây nhỏ thì cỏ tranh mọc khắp nơi. Vích thường lên bờ đẻ trứng trong khoảng hai mùa xuân và hè.[3]

Xã khu Cam Tuyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã khu Cam Tuyền (甘泉社区; bính âm: Gānquán Shequ, Hán Việt: Cam Tuyền Xã khu) là đơn vị hành chính không chính thức (tương đương cấp thôn ở Việt Nam) được Trung Quốc thành lập trên đảo Hữu Nhật vào ngày 22 tháng 7 năm 2014, quy thuộc vào địa phận Khu quản lý hành chính Quần đảo Vĩnh Lạc, quận Tây Sa, thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam. Xã khu này có khoảng 12 người cư trú trên đảo.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sailing Directions 161 (Enroute) - South China Sea and the Gulf of Thailand (ấn bản thứ 13). Bethesda, Maryland: National Geospatial-Intelligence Agency. 2011. tr. 6.
  2. ^ Quốc Việt (2 tháng 1 năm 2008). “Người dựng bia chủ quyền ở Hoàng Sa”. Tuổi trẻ Online.
  3. ^ a b Vũ, Hữu San (1995). Địa lý biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa. Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Quê Hương.
  4. ^ “三沙市西沙群岛有居民岛礁实现群众自治组织全覆盖-中新网”. www.chinanews.com.cn. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2023.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Không ảnh chụp khu trung tâm nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa
Vị trí của đảo Quang Hoà
đảo Quang Hoà
Vị trí của đảo Duy Mộng
đảo Duy Mộng
Vị trí của đảo Quang Ảnh
đảo Quang Ảnh
Vị trí của đá Hải Sâm (là một rạn vòng)
đá Hải Sâm
Vị trí của đảo Hữu Nhật
đảo Hữu Nhật
Vị trí của đảo Hoàng Sa
đảo Hoàng Sa
Vị trí của đảo Ốc Hoa (chỉ là một cồn cát)
đảo Ốc Hoa
Vị trí của đảo Ba Ba (chỉ là một cồn cát)
đảo Ba Ba
Vị trí của bãi Xà Cừ (là một bãi san hô)
bãi
Xà Cừ
Khu trung tâm nhóm đảo Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa, nhìn từ phía đông
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan