Đặng Cao Thăng

Đặng Cao Thăng
Chức vụ

Tư lệnh Hải quân Vùng 4 Sông ngòi
kiêm tư lệnh Hạm đội Đặc nhiệm 21
Nhiệm kỳ1/1973 – 4/1975
Cấp bậc-Chuẩn tướng (11/1972)
Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm Trung ương
kiêm Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm 213
Nhiệm kỳ1/1972 – 1/1973
Cấp bậc-Đại tá (2/1970)
-Chuẩn tướng
Tư lệnh Hải quân vùng 4 Duyên Hải
Nhiệm kỳ2/1970 – 1/1972
Cấp bậc-Đại tá

Tùy viên quân sự Tòa Đại sứ Việt Nam Cộng hòa
tại Thủ đô Seoul, Đại Hàn Dân Quốc
Nhiệm kỳ1/1968 – 2/1970
Cấp bậcTrung tá (11/1965)
Tư lệnh phó Quân chủng Hải quân
Nhiệm kỳ4/1965 – 1/1968
Cấp bậc-Thiếu tá (3/1958)
-Trung tá
Giám đốc Hải quân Công xưởng
Nhiệm kỳ11/1963 – 4/1965
Cấp bậc-Thiếu tá
Tham mưu trưởng tại Bộ Tư lệnh
Quân chủng Hải quân
Nhiệm kỳ7/1962 – 11/1963
Cấp bậc-Thiếu tá
Chỉ huy phó Hải trấn
Nhiệm kỳ2/1960 – 12/1961
Cấp bậc-Thiếu tá
Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện
Hải quân tại Nha Trang
Nhiệm kỳ3/1958 – 2/1960
Cấp bậc-Thiếu tá
Tiền nhiệm-Thiếu tá Chung Tấn Cang
Kế nhiệm-Trung tá Vương Hữu Thiều
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Sinh5 tháng 5 năm 1929
Nam Định, Việt Nam
Mất14 tháng 11 năm 2005 (76 tuổi)
California, Hoa Kỳ
Nguyên nhân mấtTuổi già
Nơi ởCalifornia, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
VợTrần Thị Duy Hiền
Cha-Đặng Vũ Quát (cha đẻ)
-Trần Đình Diện (cha vợ)
Mẹ-Đặng Thị Huệ (mẹ đẻ)
-Võ Thị Quỳnh Hương (mẹ vợ)
Con cái4 người con (3 trai, 1 gái)
Học vấn-Tú tài toàn phần
-Cử nhân toán
Alma mater-Trường Trung học Pháp ngữ, Nam Định
-Trường Đại học Khoa học, Hà Nội
-Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định và Thủ Đức
-Trường Võ bị Hải quân Brest, Pháp
Quê quánBắc Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1951-1975
Cấp bậc Chuẩn tướng
Đơn vị Cục Công binh
Quân chủng Hải quân
Chỉ huy Quân đội Quốc gia
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam

Đặng Cao Thăng (1929-2005), nguyên là một tướng lĩnh Hải Quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Hải hàm Phó Đề đốc, cấp bậc Chuẩn tướng. Ông nguyên là một khóa sinh xuất thân từ 3 trường đào tạo sĩ quan. Ban đầu nhập học vào khóa duy nhất tại trường Sĩ quan Trừ bị do Quân đội Pháp hỗ trợ Chính phủ Quốc gia mở ra ở Bắc phần, kế tiếp chuyển vào trường Sĩ quan Trừ bị ở Nam phần. Tốt nghiệp phục vụ ngành Công binh. Sau chuyển sang Hải quân, ông được thụ huấn căn bản Quân chủng tại trường Sĩ quan Hải quân Pháp. Ông phục vụ ở Quân chủng này đến cuối tháng 4 năm 1975.

Tiểu sử & Binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 5 tháng 5 năm 1929 trong một gia đình Nho học tại Hành Thiện, Nam Định, miền bắc Việt Nam. Thời niên thiếu, ông học Tiểu học và Trung học chương trình Pháp tại Nam Định, tốt nghiệp với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II). Năm 1948 ông lên học tại trường Đại học Khoa học Hà Nội. Năm 1951 ông tốt nghiệp khoa Toán học Đại cương và Cao học Quản trị Kinh doanh với văn bằng Cử nhân.

Quân đội Quốc gia Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối tháng 9 năm 1951, thi hành lệnh động viên ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 49/700.004. Theo học khóa 1 Lê Lợi (khóa đầu tiên và duy nhất) tại trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định, khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1951. Sau 2 tuần thụ huấn, cùng trong 18 khóa sinh được chuyển vào trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức để tiếp tục học các ngành chuyên môn như: Công binh, Pháo binh và Truyền tin. Ngày 1 tháng 6 năm 1952 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy Công binh. Ra trường, ông được điều động đi phục vụ ở Tiểu đoàn 1 Công binh, đồn trú tại Nam Định.

Tháng 8 năm 1952, ông thi trúng tuyển vào Quân chủng Hải quân. Tháng 9 cùng năm, sang Paris du học khóa 1 trường Võ bị Hải quân Brest Pháp (École Naval de Brest France). Đến tháng 6 năm 1954 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Hải quân Thiếu úy thuộc ngành chỉ huy. Ra trường, phục vụ trên Tuần dương hạm Jeanne D'Arc hải hành vòng quanh thế giới trong vòng 8 tháng.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 4 năm 1955, hồi hương phục vụ trên Trục lôi hạm Bạch Đằng (HQ-113) do Pháp chuyển giao cho Hải quân Việt Nam Cộng hòa. Cùng năm, sau khi Quân đội Quốc gia Việt nam được cải danh thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được thăng cấp Hải quân Trung úy và được cử làm Hạm trưởng Trục lôi hạm Chương Dương HQ-112 do Pháp chuyển giao. Sau đó, chuyển sang làm Hạm trưởng Giang pháo hạm Long Đao HQ-327.

Tháng 7 năm 1957, ông được thăng cấp Hải quân Đại úy và được chỉ định làm Giám đốc Quân huấn tại Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang. Tháng 12 cùng năm, ông kiêm chức Trưởng ban tuyển chọn khóa sinh khóa 8 Hải quân ở Sài Gòn và Huế.

Cuối tháng 3 năm 1958, ông được thăng cấp Hải quân Thiếu tá và được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang thay thế Hải quân Thiếu tá Chung Tấn Cang (nguyên là Chỉ huy trưởng người Việt đầu tiên).

Thượng tuần tháng 2 năm 1960, ông được lệnh bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện lại cho Hải quân Thiếu tá Vương Hữu Thiều.[1] Ngay sau đó, ông được chỉ định vào chức vụ Chỉ huy phó Hải trấn do Hải quân Thiếu tá Lâm Ngươn Tánh làm Chỉ huy trưởng.

Cuối năm 1961, ông là sĩ quan cao cấp thứ ba của Hải quân Việt Nam Cộng hòa được cử đi du học lớp Chỉ huy Tham mưu tại trường Hải chiến Hoa Kỳ (The US Naval War College) tại Newport, Tiểu bang Rhode Island. Tháng 7 năm 1962, mãn khóa về nước ông được cử làm Tham mưu trưởng trong Bộ tư lệnh Hải quân do Hải quân Đại tá Hồ Tấn Quyền làm Tư lệnh.

Cuối năm 1963, sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông được cử làm Giám đốc Hải quân Công xưởng thay thế Hải quân Thiếu tá Lâm Ngươn Tánh. Tháng 4 năm 1965, ông nhận lệnh bàn giao chức vụ Giám đốc Hải quân Công xưởng lại cho Hải quân Thiếu tá Vương Hữu Thiều. Ngay sau đó ông được chỉ định làm Tư lệnh phó Quân chủng Hải quân do Hải quân Đại tá Trần Văn Phấn làm Tư lệnh. Ngày Quốc khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 cùng năm, ông được thăng cấp Hải quân Trung tá tại nhiệm. Đầu năm 1968, ông được cử đi làm Tùy viên Quân sự cạnh Tòa Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Nam Hàn.

Tháng 2 năm 1970, rời chức vụ Sĩ quan Tùy viên, về nước ông được thăng cấp Hải quân Đại tá và được bổ nhiệm làm Tư lệnh Hải quân Vùng 4 Duyên hải (Hải khu 4).

Đầu năm 1972, ông được cử làm Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm Trung ương kiêm Tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm 213. Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 cùng năm, ông được thăng cấp Hải hàm Phó Đề đốc, cấp bậc Chuẩn tướng tại nhiệm.

Đầu năm 1973, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Hải quân Vùng 4 Sông ngòi kiêm Tư lệnh Hạm đội Đặc nhiệm 21 tại Cần Thơ.

Đêm 29 tháng 4, ông di tản ra khơi rời khỏi Việt Nam. Sau đó, đi định cư tại Huntington Beach, California, Hoa Kỳ.

Ngày 14 tháng 11 năm 2005, ông từ trần tại nơi định cư. Hưởng thọ 76 tuổi.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thân phụ: Cụ Đặng Vũ Quát
  • Thân mẫu: Cụ Đặng Thị Huệ.
  • Nhạc phụ: Cụ Trần Đình Diện
  • Nhạc mẫu: Cụ Võ thị Quỳnh Hương
  • Phu nhân: Bà Trần Thị Duy Hiền - Ông bà có bốn người con gồm 3 trai, 1 gái.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thiếu tá Vương Hữu Thiều tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Thủ Đức và khóa 1 Brest Hải quân Pháp. Sau cùng là Đại tá Chỉ huy trưởng căn cứ Yểm trợ Hải quân Đà Nẵng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt nam Cộng hòa.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Arlecchino – Lối chơi, hướng build và đội hình
Arlecchino – Lối chơi, hướng build và đội hình
Arlecchino là DPS hệ hỏa, với các cơ chế liên quan tới Khế ước sinh mệnh, đi được cả mono hỏa lẫn bốc hơi, nhưng có thể sẽ gặp vấn đề về sinh tồn.
[Thất Tinh Liyue] Tính cách của các Thất Tinh còn lại
[Thất Tinh Liyue] Tính cách của các Thất Tinh còn lại
Khi nói đến Liyue, thì không thể không nói đến Thất Tinh.
Đánh giá sức mạnh, lối chơi Ayaka - Genshin Impact
Đánh giá sức mạnh, lối chơi Ayaka - Genshin Impact
Ayaka theo quan điểm của họ sẽ ở thang điểm 3/5 , tức là ngang với xiao , hutao và đa số các nhân vật khá
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7, thay thế luật Căn cước công dân. Từ thời điểm này, thẻ căn cước công dân (CCCD) cũng chính thức có tên gọi mới là thẻ căn cước (CC)