Lâm Ngươn Tánh

Lâm Nguơn Tánh
Chức vụ
Phụ tá Quốc vụ khanh
Tiếp đón Đồng bào di cư
Nhiệm kỳ1/4/1975 – 29/4/1975
Cấp bậcĐề đốc Thiếu tướng
Vị tríSài Gòn

Tư lệnh Quân chủng Hải Quân
Nhiệm kỳ11/1974 – 3/1975
Cấp bậcĐề đốc Thiếu tướng
Tiền nhiệmĐề đốc Thiếu tướng Trần Văn Chơn
Kế nhiệmPhó Đô đốc Trung tướng Chung Tấn Cang
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Tư lệnh phó Quân chủng Hải Quân
Nhiệm kỳ8/1970 – 3/1974
Cấp bậcHải quân Đại tá
-Phó Đề đốc Chuẩn tướng (11/1970)
Đề đốc Thiếu tướng (3/1974)
Tư lệnhĐề đốc Thiếu tướng Trần Văn Chơn
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Chỉ huy trưởng
Trường Đại học Chiến tranh Chính trị
Nhiệm kỳ5/1967 – 7/1970
Cấp bậcHải quân Đại tá
Tiền nhiệmĐầu tiên
Kế nhiệmĐại tá Nguyễn Quốc Quỳnh
Vị tríVùng 2 chiến thuật

Phụ tá Hải quân cho
Tham mưu phó Bộ Tổng tham mưu
Nhiệm kỳ12/1965 – 5/1967
Cấp bậcHải quân Đại tá
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Hải Quân
(lần thứ hai)
Nhiệm kỳ6/1965 – 12/1965
Cấp bậcHải quân Trung tá
-Hải quân Đại tá (8/1965)
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Giám đốc Hải quân Công xưởng
Nhiệm kỳ10/1960 – 1/1965
Cấp bậcHải quân Trung tá (10/1960)
Vị tríBiệt khu Thủ đô
Chỉ huy trưởng Hải trấn
Nhiệm kỳ1/1959 – 1/1960
Cấp bậcHải quân Thiếu tá
Vị tríNha Trang
Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Hải Quân
(lần thứ nhất)
Nhiệm kỳ10/1957 – 5/1958
Cấp bậcHải quân Thiếu tá
Vị tríQuân khu Thủ đô
Chỉ huy trưởng Hạm đội
Nhiệm kỳ10/1956 – 10/1957
Cấp bậcHải quân Thiếu tá (6/1956)
Vị tríQuân khu Thủ đô
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Sinh18 tháng 10 năm 1928
Lai Vung, Sa Đéc, Liên bang Đông Dương
Mất11 tháng 2 năm 2018(2018-02-11) (89 tuổi)
Virginia, Hoa Kỳ
Nguyên nhân mấtTuổi già
Nơi ởRhode Island, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
VợNguyễn Ngọc Thủy
ChaLâm Ngươn Thơ
Họ hàngLâm Ngươn Xuân (ông nội)
Lâm Ngươn Thành (anh)
Lâm Ngươn Tại (anh)
Lâm Ngươn Tâm (anh)
Lâm Ngươn Trí (em gái)
Con cái5 người con (1 trai, 4 gái)
Lâm Ngươn Trọng
Lâm Ngươn Ánh Tuyết
Lâm Ngươn Ánh Thu
Maria Lâm Rodrigues
Virginia Lâm Abrams
Học vấnTú tài bán phần
Alma mater-Trường Trung học Phan Thanh Giản, Cần Thơ
-Trường Hàng hải Thương thuyền Pháp tại Sài Gòn
-Trường Sĩ quan Hải quân, Nha Trang
Quê quánNam Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1952 - 1975
Cấp bậc Chuẩn đề đốc
Đơn vị Quân chủng Hải quân
Chỉ huy Quân đội Quốc gia
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam
Tặng thưởng Bảo quốc Huân chương đệ Tứ đẳng

Lâm Ngươn Tánh (1928 – 2018) nguyên là một tướng lĩnh Hải quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Hải hàm Đề đốc, cấp bậc Thiếu tướng. Ông xuất thân từ khóa đầu tiên của trường Sĩ quan Hải quân Việt Nam, do Chính phủ Quốc gia Việt Nam tiếp quản từ cơ sở cũ của Hải quân Pháp, thành lập tại Duyên hải miền Trung. Ông đã tuần tự giữ các chức vụ chỉ huy then chốt trong Quân chủng. Sau cùng là một Tư lệnh nhiều năng lực của Quân chủng Hải quân. Năm 1974, ông đã trực tiếp chỉ huy cuộc Hải chiến Hoàng Sa chống lại Trung Quốc trên cương vị Phó Tư lệnh Hải quân kiêm Tư lệnh chiến dịch.

Tiểu sử & Binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 18 tháng 10 năm 1928, trong một gia đình quan chức tại Lai Vung, Sa Đéc, miền tây Nam phần, Việt Nam. Năm 1947, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp tại Cần Thơ với văn bằng Tú tài bán phần (Part I). Năm 1948, ông trúng tuyển và theo học trường Hàng hải Thương thuyền của Pháp tại Sài Gòn. Sau một năm, tốt nghiệp cấp Thuyền trưởng và phục vụ ở ngành Hàng hải cho đến ngày gia nhập quân đội.

Quân đội Quốc gia Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu năm 1952, ông chính thức nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia theo hệ thống được chuyển từ ngành Hàng hải sang Quân chủng Hải quân. Theo học khóa 1 tại ở trường Sĩ quan Hải quân Quốc gia Việt Nam đặt tại Nha Trang,[1] khai giảng ngày 1 tháng 1 năm 1952. Ngày 1 tháng 10 cùng năm, mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Hải quân Thiếu úy ngành chỉ huy. Giữa năm 1953, ông được thăng cấp Hải quân Trung úy và được cử làm Hạm trưởng đầu tiên Giang vận hạm HQ-534.

Cuối năm 1954, ông được thăng cấp Hải quân Đại úy, chuyển sang làm Hạm trưởng Giang pháo hạm HQ-330. Sau đó ông được cử làm Chỉ huy trưởng Giang lực miền Đông trong thời kỳ đầu của Đệ nhất Cộng hòa, tham gia các chiến dịch miền Tây châu thổ sông Cửu Long, Rừng Sác và Đồng Tháp Mười.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối tháng 10 năm 1955, chuyển sang phục vụ Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được cử làm Hạm trưởng Trợ chiến hạm HQ-226. Giữa năm 1956, ông được thăng cấp Hải quân Thiếu tá và được chỉ định làm Hạm trưởng Hộ tống hạm Đống Đa HQ-03. Tháng 10 Cùng năm ông được giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Hải lực, trách nhiệm toàn bộ Hạm đội Hải quân Việt Nam Cộng hòa.

Ngày Quốc khánh Đệ nhất Cộng hòa 26 tháng 10 năm 1957, ông được bổ nhiệm chức vụ Tham mưu trưởng trong Bộ tư lệnh Hải quân (lần thứ nhất). thời gian này, ông được cử đi du hành quan sát các Tổ chức Hành quân, Huấn luyện và Quản trị của Hải quân Hoa Kỳ. Tháng 5 năm 1958, ông được cử đi du học và tốt nghiệp khóa Hậu Sĩ quan Hải quân tại Monterey, Tiểu bang California, Hoa Kỳ và khóa Đề phòng và Xử lý tai nạn trong lãnh vực chuyên môn, khóa Huấn luyện viên và Hành quân đổ bộ.

Đầu năm 1959, mãn khóa học về nước, ông được cử giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Hải trấn, trách nhiệm về các cơ sở Hải quân trên bộ, các Quân trường và Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang.

Giữa năm 1960, ông được đi du học và tốt nghiệp khóa Quản trị và Điều hành Hải quân Công xưởng tại Honolulu, Tiểu bang Hawaii.[2] Tháng 9 cùng năm mãn khóa về nước. Một tháng sau, nhân ngày ngày Quốc khánh (26/10) ông được thăng cấp Hải quân Trung tá và được cử giữ chức vụ Giám đốc Hải quân Công xưởng tại Sài Gòn.

Đầu năm 1965, ông tiếp tục được cử đi du học và tốt nghiệp khóa Cao đẳng Hải chiến (Naval War College) tại Newport, Tiểu bang Rhode Island, Hoa Kỳ, tháng 6 cùng năm mãn khóa về nước. Hai tháng sau ông được thăng cấp Hải quân Đại tá và được cử làm Tham mưu trưởng tại Bộ Tư lệnh Hải quân (lần thứ hai). Cuối năm này, chuyển qua Bộ Tổng Tham mưu ông giữ chức vụ Phụ tá Hải quân cho Tham mưu phó Hành quân của Bộ Tổng tham mưu. Tháng 5 năm 1967, ông là sáng lập viên và là Chỉ huy trưởng đầu tiên của trường Đại học Chiến tranh Chính trị tại Đà Lạt.[3] Năm 1968 và 1969, ông chủ toạ lễ khai giảng khóa Nguyễn Trãi 2 và lễ tốt nghiệp khóa Nguyễn Trãi 1 Đại học Chiến tranh Chính trị. Đến tháng 7 năm 1970, ông nhận lệnh bàn giao trường Đại học Chiến tranh Chính trị lại cho Đại tá Nguyễn Quốc Quỳnh.[4] Tháng 8 cùng năm, ông được điều động trở lại Quân chủng giữ chức Phó Tư lệnh Hải quân. Ngày Quốc khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 cuối năm, ông được thăng Hải hàm Phó Đề đốc, cấp bậc Chuẩn tướng tại nhiệm.

Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1971, ông được đề cử làm Chủ tịch Tiểu ban "bài trừ ma tuý" trong Quân chủng Hải quân. Đầu năm 1973, ông được cử đi du học khóa Quản trị Quốc phòng tại Monterey, Tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Tháng 3 năm 1974, ông được thăng Hải hàm Đề đốc, cấp bậc Thiếu tướng tại nhiệm. Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 cùng năm, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Hải quân thay thế Đề đốc Thiếu tướng Trần Văn Chơn [5]

Ngày 24 tháng 3, ông được lệnh bàn giao chức vụ Tư lệnh Hải quân lại cho Phó Đô đốc Trung tướng Chung Tấn Cang (nguyên Tư lệnh Biệt khu Thủ đô). Đầu tháng 4, ông được cử giữ chức vụ Phụ tá Quốc Vụ Khanh, đặc trách tiếp đón đồng bào di cư từ miền Trung.

Chiều ngày 29 tháng 4, ông đem gia đình di tản ra khơi trên Khu trục hạm Trần Hưng Đạo HQ-1 do Hải quân Trung tá Nguyễn Địch Hùng[6] điều khiển.

Sau đó, ông cùng gia đình được sang Hoa Kỳ định cư, ban đầu ở tại New Port, Tiểu bang Rhode Island. Về sau chuyển đến định cư tai Tp Federicburg thuộc Tiểu bang Virginia. Thời gian đầu ông làm nhân viên dọn dẹp vệ sinh để sinh sống. Sau ông được nhận vào làm trong Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Ngày 11 tháng 2 năm 2018, ông từ trần tại nơi định cư. Hưởng thọ 90 tuổi.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ông nội: Cụ Lâm Nguơn Xuân
  • Thân phụ: Cụ Lâm Nguơn Thơ
  • Bào huynh: Các ông Lâm Nguơn Thành, Lâm Nguơn Tại và Lâm Nguơn Tâm. Bào muội : Lâm Ngươn Trí.
  • Phu nhân: Bà Nguyễn Ngọc Thủy
Ông bà có 5 người con (1 trai, 4 gái)
Lâm Ngươn Trọng, Lâm Ngươn Ánh Tuyết, Lâm Ngương Ánh Thu, Maria Lâm Rodrigues, Virginia Lâm Abrams

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thời điểm này, Chính phủ Quốc gia vẫn phải nhờ sự giúp đỡ của các Sĩ quan và Hạ sĩ quan người Pháp trong việc huấn luyện khóa sinh
  2. ^ Còn gọi theo phiên âm là Hạ Uy Di, Tiểu bang Hải ngoại nằm ở bắc Thái Bình Dương và cũng là Tiểu bang cuối cùng thứ 50 của Hoa Kỳ của Hoa Kỳ
  3. ^ Thời điểm tướng Tánh làm Chỉ huy trưởng trường Đại học CTCT, các sĩ quan tham mưu trong Bộ chỉ huy còn có:
    -Đại tá Đàng Thiện Ngôn (Có tư liêu ghi là Đặng Thiện Ngôn, sinh năm 1928 tại Tây Ninh. Tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức).
    -Đại tá Đỗ Văn Sáu (Sinh năm 1928 tại Sài Gòn. Tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt).
  4. ^ Đại tá Nguyễn Quốc Quỳnh sinh năm 1922 tại Hà Nam. Tốt nghiệp khóa 4 Võ bị Đà Lạt.
  5. ^ Tướng Chơn giải ngũ với lý do đáo hạn tuổi và đã phục vụ quân đội trên 20 năm.
  6. ^ Trung tá Nguyễn Địch Hùng sinh năm 1934 tại Hà Nội. Tốt nghiệp khóa 3 trường Võ bị Hải quân Brest, Pháp)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Khu rừng bí mật - Nỗi đau lớn nhất của bậc làm cha mẹ
Khu rừng bí mật - Nỗi đau lớn nhất của bậc làm cha mẹ
Nỗi đau và sự tuyệt vọng của Yoon Se Won thể hiện rất rõ ràng nhưng ngắn ngủi thông qua hình ảnh về căn phòng mà anh ta ở
[Review] Socrates thân yêu – Cửu Nguyệt Hy
[Review] Socrates thân yêu – Cửu Nguyệt Hy
Thực sự sau khi đọc xong truyện này, mình chỉ muốn nam chính chết đi. Nếu ảnh chết đi, cái kết sẽ đẹp hơn biết mấy
Một số về cuộc chiến tại cổ quốc Genshin Impact
Một số về cuộc chiến tại cổ quốc Genshin Impact
Vào 500 năm trước, nhà giả kim học thiên tài biệt danh "Gold" đã mất kiểm soát bởi tham vọng
Facebook phỏng vấn vị trí Developer như thế nào?
Facebook phỏng vấn vị trí Developer như thế nào?
Như với hầu hết các công ty, trước tiên Facebook sẽ tiến hành một loạt các cuộc phỏng vấn qua điện thoại và sau đó nếu vượt qua, bạn sẽ được phỏng vấn trực tiếp