Đặng Thị Ngọc Dao

Đặng Thị Ngọc Dao (chữ Hán: 鄧氏玉瑤, 1556 - 1643), là Thứ phi của chúa Thành Tổ Triết vương Trịnh Tùng, mẹ đẻ ra chúa Văn Tổ Nghị vương Trịnh Tráng.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặng Thị Ngọc Dao nguyên quán người làng Lương Xá, huyện Chương Đức[1], chào đời năm Bính Thìn (1556) niên hiệu Thuận Bình thứ 8 đời vua Lê Trung Tông. Bà là con gái thứ hai của Nghĩa quốc công Đặng Huấn, sau gia phong làm Hậu Trạch công, một trung hưng công thần của nhà Lê; mẹ đẻ là phu nhân họ Lê, cháu gái của tướng Lê Bá Ly. Ngọc Dao chào đời khi cha bà đã 38 tuổi.[2]

Năm 1571, Ngọc Dao được 16 tuổi, cũng gặp khi Tiết chế Trưởng Quận công Trịnh Tùng - 22 tuổi vừa đánh đuổi được anh cả là Trịnh Cối để nắm trọn đại quyền của Nam triều. Trịnh Tùng khi đó đã có vợ tức bà Chính phi Lại Thị Ngọc Nhu - con gái An quận công Lại Thế Khanh, đến đây lại muốn hỏi cưới con gái của Đặng Huấn làm vợ thứ hai. Đặng Huấn bàn với vợ là Lê thị rằng:

Ta với quan Thái bảo An Quận công đều là hàng tướng soái, đã kết làm bạn bè. Nay con gái của quan Thái bảo đã làm Chính phi, con gái của ta há lại làm á phi hay sao?

Rồi dùng dằng chưa quyết định. Phu nhân ra sức khuyến khích thì ông mới theo lời.[3] Ngọc Dao gả làm vợ thứ hai của Trịnh Tùng được 6 năm, đến năm 1577 bà được 21 tuổi thì hạ sinh cho chồng đứa con trai thứ ba là Trịnh Tráng. Công tử Trịnh Tráng thuở mới lọt lòng được ông ngoại là Đặng Huấn đích thân làm lễ cắt rốn và đưa về nhà họ Đặng nuôi dưỡng.[4]

Theo gia phả họ Đặng ghi nhận, bà Á phi "tính nết cần kiệm, hiếu kính hiền hậu, có ơn huệ, ôn hoà cung kính, với tư cách thánh nữ sánh với thánh đức, bà thấm nhuần đạo làm vợ, lấy đức nhu thuận để phục tùng chồng. Có thể làm mẫu mực cho bốn phương. Đạo đức của bà có thể là gương mẫu cho muôn đời. Bà giúp việc nội trợ cho chúa, có thể sánh với các đức của bà Thái Khương đời Chu, nên đã giúp nên cơ nghiệp Trung hưng. Khi có thai, mắt bà không nhìn mầu ác, tai bà chẳng nghe tiếng dâm, miệng bà chẳng nói lời thô bạo."[5]

Sau này vì trưởng tử Trịnh Túc của bà Chính phi mất sớm, nên Trịnh Tráng lại kế thừa ngôi chúa, tiến tôn thân mẫu Đặng Thị Ngọc Dao làm Thái quốc Thái phi. Ngày mồng 7, tháng giêng, năm Quý Mùi 1643, Thái phi Đặng Thị Ngọc Dao mất, thọ 88 tuổi.[6] Đặt thụy hiệu là Từ Huy, an táng ở xã Phúc Bồi huyện Thụy Nguyên.[7] Linh vị thờ chung với chúa Trịnh Tùng ở nhà Kim thất thứ nhất trong Chính cung miếu của các chúa Trịnh.[8]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Không rõ tác giả (1927–1928). “Trịnh thị thế gia”. Tạp chí Nam Phong.Quản lý CS1: định dạng ngày tháng (liên kết)
  • Phan Huy Chú; Tổ phiên dịch viện sử học (phiên dịch và chú giải) (2007), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, Nhà xuất bản giáo dục
  • Ngô Thế Long (2006). Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội (biên tập). Đặng gia phả hệ Toản chính thực lục và Đặng gia phả ký tục biên, Lương Xá – Hà Tây 鄧家譜系纂正實錄, 鄧家譜記續編 (bằng tiếng Việt, Pháp, và Trung). Nhà xuất bản Thế giới. OCLC 75256727.

Chú thích nguồn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nay thuộc xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
  2. ^ Ngô Thế Long (2006), tr. 365.
  3. ^ Ngô Thế Long (2006), tr. 369.
  4. ^ Ngô Thế Long (2006), tr. 150.
  5. ^ Ngô Thế Long (2006), tr. 374.
  6. ^ Ngô Thế Long (2006), tr. 218.
  7. ^ Trịnh thị thế gia, đời thứ 2
  8. ^ Phan Huy Chú (2007), tr. 757.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bạn biết những biện pháp bảo vệ mắt nào?
Bạn biết những biện pháp bảo vệ mắt nào?
Cùng tìm hiểu những biện pháp bảo vệ đôi mắt các bạn nhé
Top phim lãng mạn giúp hâm nóng tình cảm mùa Valentine
Top phim lãng mạn giúp hâm nóng tình cảm mùa Valentine
Phim đề tài tình yêu luôn là những tác phẩm có nội dung gần gũi, dung dị, phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là dành cho những trái tim đang thổn thức trong ngày tình nhân.
Haruka Hasebe - Classroom of the Elite
Haruka Hasebe - Classroom of the Elite
Haruka Hasebe (長は谷せ部べ 波は瑠る加か, Hasebe Haruka) là một trong những học sinh của Lớp 1-D.
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7, thay thế luật Căn cước công dân. Từ thời điểm này, thẻ căn cước công dân (CCCD) cũng chính thức có tên gọi mới là thẻ căn cước (CC)