Đặng Văn Bá

Đặng Văn Bá
Tên hiệuNghiêu Giang
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1873
Nơi sinh
Hà Tĩnh
Mất
Ngày mất
1931
Nơi mất
Hà Tĩnh
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Đặng Văn Kiều
Phối ngẫu
Phan Thị Nguyên
Học vấncử nhân
Quốc tịchĐại Nam
Thời kỳPháp thuộc

Đặng Văn Bá (1873-1931), hiệu Nghiêu Giang, là một chí sĩ trong phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặng Văn Bá sinh trưởng tại xã Phất Náo, huyện Thạch Hà (nay là Thạch Bình, thành phố Hà Tĩnh), tỉnh Hà Tĩnh.

Cha ông là Thám hoa Đặng Văn Kiều. Năm 1900, Đặng Văn Bá đỗ cử nhân nên còn được gọi là Cử Đặng hay Cử Bá.

Năm 1904, ông tham gia phong trào Duy Tân tại Nghệ An-Hà Tĩnh, có chân trong tổ chức Minh xãÁm xã của Phan Bội ChâuNgô Đức Kế. Ông cũng là một trong những người đã sáng lập Triêu Dương thương điếmVinh (Nghệ An).

Tính Đặng Văn Bá cứng cỏi, nhiệt thành yêu nước, bị nhà cầm quyền thực dân Pháp bắt đày Côn Đảo năm Mậu Thân (1908) cùng chuyến với Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn...

Năm 1921 (có tài liệu nói 1916), ông được tha, ở Sài Gòn một thời gian ngắn, sau đó về Huế sống với Phan Bội Châu, rồi về ở quê (Phất Náo) và mất năm 1931. Ông lấy bà Phan Thị Nguyên là con gái của tiến sĩ Phan Trọng Mưu cũng là một chí sĩ chống Pháp.

Đặng Văn Bá là người luôn giữ khí tiết, nên khi mất các đồng chí ông đều tiếc thương.

Thơ Đặng Văn Bá

[sửa | sửa mã nguồn]

Sinh thời, Đặng Văn Bá có làm thơ để tỏ chí. Hiện trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (1858-1920) có giới thiệu sáu bài thơ của ông, đó là:

  • Tích niên kim nhật đáo Côn Lôn (Ngày này năm trước đến Côn Đảo), đã được Huỳnh Thúc Kháng dịch và giới thiệu lần đầu trong Thi tù tùng thoại do nhà xuất bản Nam Cường ấn hành tại Sài Gòn năm 1951.
  • Vịnh Hai Bà Trưng
  • Sài Gòn (1923)
  • Than thở thói đời (1926)

Cũng trong năm 1926, khi ông đã về sống ở quê, nhân cái chết của Tây Hồ Phan Châu Trinh ở Sài Gòn, ông có làm hai bài thơ như sau:

Sống
Sống dại mà chi sống chật đời!
Sống xem Âu Mỹ hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến,
Sống chịu ngu si để bạn cười!
Sống tưởng công danh không tưởng nước,
Sống lo phú quý chẳng lo đời.
Sống mà như thế đừng nên sống,
Sống dại sinh chi đứng chật đời.
Chết
Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết ấy làm trai hết nợ nần.
Chết bởi Đông Chu hồi thất quốc,
Chết vì Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ hồn chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.

Ghi công Đặng Văn Bá, ở Hà Tĩnh hiện có một con đường mang tên ông [1].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Theo Website Hà Tĩnh [1][liên kết hỏng].

Sách tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nhiều người soạn, Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ 20 (1900-1930). Nhà xuất bản Văn Học, 1976.
  • Nhiều người soạn, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (1858-1920), quyển 2. Nhà xuất bản Văn Học, 1985.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Genius - Job Class siêu hiếm của Renner
Genius - Job Class siêu hiếm của Renner
Renner thì đã quá nổi tiếng với sự vô nhân tính cùng khả năng diễn xuất tuyệt đỉnh và là kẻ đã trực tiếp tuồng thông tin cũng như giúp Demiurge và Albedo
La Dolce Vita – 5 bí kíp để tận hưởng “cuộc sống ngọt ngào” kiểu Ý
La Dolce Vita – 5 bí kíp để tận hưởng “cuộc sống ngọt ngào” kiểu Ý
Theo nghiên cứu từ Đại học Leicester, người Ý thường khoẻ mạnh và sống lâu hơn so với nhiều quốc gia Châu Âu khác. Bí mật của họ là biến mọi khoảnh khắc cuộc sống trở nên ngọt ngào và đáng nhớ. Với họ, từng phút giây ở thời điểm hiện tại đều đáng thưởng thức bằng mọi giác quan.
Review Mắt Biếc: Tình đầu, một thời cứ ngỡ một đời
Review Mắt Biếc: Tình đầu, một thời cứ ngỡ một đời
Không thể phủ nhận rằng “Mắt Biếc” với sự kết hợp của dàn diễn viên thực lực trong phim – đạo diễn Victor Vũ – nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh cùng “cha đẻ” Nguyễn Nhật Ánh đã mang lại những phút giây đắt giá nhất khi xem tác phẩm này
Những chi tiết ẩn dụ khiến bạn thấy
Những chi tiết ẩn dụ khiến bạn thấy "Thiếu Niên Và Chim Diệc" hay hơn 10 lần
Những bộ phim của Ghibli, hay đặc biệt là “bố già” Miyazaki Hayao, luôn mang vẻ "siêu thực", mộng mơ và ẩn chứa rất nhiều ẩn dụ sâu sắc