Ngô Đức Kế

Vũ Đức Kế
Vũ Đức Kế
Vũ Đức Kế
Sinh1878
Hà Tĩnh, Đại Nam
Mất1929 (51 tuổi)
Hà Nội, Liên Bang Đông Dương
Nghề nghiệpNhà thơ, nhà báo, nhà chí sĩ

Ngô Đức Kế (chữ Hán: 吳德繼; 1878 - 1929) tên thật là Ngô Bình Viên, hiệu Tập Xuyên (集川); là chí sĩ, và là nhà thơ, nhà báo Việt Nam ở đầu thế kỷ 20.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngô Đức Kế là người làng Trảo Nha, thuộc tổng Đoài, huyện Thạch Hà, phủ Hà Thanh, tỉnh Hà Tĩnh (nay là thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh).

Xuất thân trong một gia đình quan lại nhiều đời. Cha ông là Tả tham tri bộ Lễ Ngô Huệ Liên (1840- 1912), về sau giữ chức Toản tu Quốc sử quán triều Nguyễn.

Năm Tân Sửu (1901), ông Kế dự thi Đình, đỗ Á khoa năm Thành Thái thứ 13. Tuy nhiên, ông không ra làm quan ở nhà dạy học, đọc tân thư, liên hệ với Phan Bội Châu [1], và đứng ra đề xướng lối học mới và bài xích cái học từ chương và cử nghiệp [2]. Đồng thời, ông cùng với Lê Văn HuânĐặng Nguyên Cẩn lập ra Triều Dương thương điếm ở Vinh [3].

Năm Mậu Thân (1908), ông bị thực dân Pháp bắt[4] và bị đày ở Côn Đảo cho đến năm 1921.

Năm 1921, ông ra tù. Đến năm sau (1922), ông làm Chủ bút báo Hữu thanh của Hội Công thương tương tế ở Hà Nội, đồng thời sáng tác thơ vǎn. Trên báo Hữu thanh, ông đã viết một số bài "đả kích thơ văn lãng mạn và quyết liệt bài xích nhóm Nam Phong (đứng đầu là Phạm Quỳnh) vì đã bênh vực Truyện Kiều"[5].

Năm 1927, tờ báo trên bị đóng cửa, Ngô Đức Kế mở Giác quần thư xã, để xuất bản một số sách tiến bộ, trong số đó có "Phan Tây Hồ di thảo" của nhà chí sĩ Phan Chu Trinh[6].

Ngô Đức Kế qua đời ngày 10 tháng 12 năm 1929 tại Hà Nội. Khi ấy, ông 51 tuổi. Nhân dân gọi ông là Ngô Nhân Tổ (người cụ tổ họ Ngô) hoặc gọi là Ngô Việt Hành (hành tinh đất Ngô - Việt)

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi mở Giác quần thư xã, ông có soạn:

  • Phan Tây Hồ di thảo (Bản thảo để lại của Phan Tây Hồ)
  • Đông Tây vĩ nhân (Vĩ nhân Đông Tây)

Khi ở Côn Đảo, ông có soạn:

  • Thái Nguyên thất thật quang phục ký (Ghi chép về 7 ngày giành lại Thái Nguyên).
  • Thiên nhiên học hiệu ký (Ghi chép về trường học thiên nhiên)
  • Sở am tập (Tập văn về những điều am tường)

Ngoài ra, ông Kế còn có một số bài báo và thơ. Trong số ấy, nổi bật có bài "Nền quốc văn" (đăng trên báo Hữu thanh, tháng 4 năm 1924) và "Luận về chánh học cùng tà thuyết[7]" (đăng trên báo Hữu thanh, tháng 9 năm 1924), ông đã kịch liệt chống lại chủ trương đề cao Truyện Kiều của Phạm Quỳnh. Vì theo ông, tác phẩm ấy đã làm cho các thanh niên "say đắm trong trời tình biển ái mà mềm nhũng cái lòng sắt đá, bỏ mất cái chí nguyện cao xa"...[8]

Ghi nhận công lao

[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung thơ văn của Ngô Đức Kế thường xoay quanh đề tài vận động duy tân đất nước, ca ngợi khí tiết của người trượng phu, ca ngợi các đồng chí đã hy sinh, và bộc lộ niềm phấn khởi khi nghe tin phong trào yêu nước lại dấy lên mạnh mẽ. Bên cạnh đó, ông cũng dũng cảm và sắc sảo chống văn hóa nô dịch của thực dân Pháp, và phê phán nghiêm khắc vua quan nhà Nguyễn đã để đất nước lâm cảnh khốn cùng. Tuy quan điểm không khỏi phiến diện và bảo thủ, nhưng ông đã góp phần thức tỉnh tinh thần yêu nước trong thanh niên và các tầng lớp khác vào thời đó...[9]

Ghi nhận công lao ông, tên Ngô Đức Kế được dùng để đặt cho một số con đường ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vinh, Cần Thơ, Huế, Bà Rịa...và một số ngôi trường như trường Ngô Đức Kế ở chính quê hương ông,...

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Theo Lê Chí Dũng, thì mấy lần từ Nhật Bản về nước, Phan Bội Châu đều có liên hệ với ông Kế (mục từ "Ngô Đức Kế", in trong Từ điển văn học, bộ mới. Nhà xuất bản Thế giới, 2004, tr. 1069).
  2. ^ Theo Trịnh Vân Thanh, mục từ "Ngô Đức Kế" in trong Thành ngữ - điển tích - danh nhân từ điển, tập 2, Sài Gòn, 1966, tr. 788.
  3. ^ Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992, tr. 455. Theo thông tin đăng trên Tri thức Việt thì thương điếm này mở theo sáng kiến của Phan Bội Châu, nhằm góp kinh phí cho phong trào Đông Du.
  4. ^ Theo Đinh Xuân Lâm thì Ngô Đức Kế bị bắt vì án sát Cao Ngọc Lễ vu cho tội mưu loạn (Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2. Nhà xuất bản Giáo dục, 2006, tr. 155).
  5. ^ Theo Trịnh Vân Thanh, mục từ "Ngô Đức Kế" đã dẫn.
  6. ^ Theo Lê Chí Dũng, tr. 1070. Tri thức Việt ghi ông Kế mở Giác quần thư xã vào năm 1926, tức khi báo Hữu Thanh chưa bị đóng cửa.
  7. ^ Luận về chánh học cùng tà thuyết, Ngô Đức Kế, Hữu Thanh tạp chí số 21 ra ngày 1 tháng 9 năm 1924
  8. ^ Dẫn lại theo Lê Chí Dũng, tr. 1070.
  9. ^ Lược theo Lê Chí Dũng, tr. 1070.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Jeanne Alter Fate/Grand Order
Nhân vật Jeanne Alter Fate/Grand Order
Jeanne Alter (アヴェンジャー, Avenjā?) là một Servant trường phái Avenger được triệu hồi bởi Fujimaru Ritsuka trong Grand Order của Fate/Grand Order
Cẩm nang du lịch tự túc ở Lào
Cẩm nang du lịch tự túc ở Lào
Sau khi tự mày mò thông tin du lịch Lào và tự mình trải nghiệm, tôi nghĩ là mình nên có một bài viết tổng quát về quá trình chuẩn bị cũng như trải nghiệm của bản thân ở Lào
[Review Sách] Sống thực tế giữa đời thực dụng - Khi nỗ lực trở thành bản năng
[Review Sách] Sống thực tế giữa đời thực dụng - Khi nỗ lực trở thành bản năng
Trải qua thời thơ ấu không như bao đứa trẻ bình thường khác, một phần nào đó đã tác động không nhỏ đến cái nhìn của Mễ Mông
Có gì trong hương vị tình thân
Có gì trong hương vị tình thân
Phải nói đây là bộ phim gây ấn tượng với mình ngay từ tập đầu, cái tên phim đôi khi mình còn nhầm thành Hơi ấm tình thân